Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút.
Không ăn mộc nhĩ khi ngâm lâu
Thời gian ngâm mộc nhĩ không nên quá 30 phút. Bởi mộc nhĩ khô nếu ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.
Không ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng
Nhiều người vì muốn mộc nhĩ nở nhanh, nên thường ngâm mộc nhĩ vào nước. Thế nhưng, phương pháp này hoàn toàn không được khuyến khích. Việc nở nhanh sẽ khiến mộc nhĩ không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5-3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.
Ngoài ra, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.
Không ăn mộc nhĩ tươi
Trong mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Vậy nhưng, nếu mộc nhĩ được phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, hoàn toàn vô hại cho sức khỏe.
4 bước lựa chọn mộc nhĩ trước khi chế biến:
– Quan sát: Mộc nhĩ thường có màu đen sậm ở mặt trước và màu đen xám ở mặt sau. Nên quan sát cẩn thận để tránh mua phải mộc nhĩ bị nhuộm đen bởi hóa chất.
– Cầm: Mộc nhĩ ngon thường chứa rất ít nước và trọng lượng rất nhẹ. Nếu cầm mộc nhĩ trên tay, bạn cảm thấy nhẹ và dễ bị rách khi dùng tay vò, chứng tỏ đây là mộc nhĩ ngon.
– Ngửi: Mộc nhĩ tươi không có mùi khó chịu, trong khi đó mộc nhĩ bị hỏng sẽ tỏa ra mùi thối và mùi mốc.
– Nếm: Khi chọn mộc nhĩ, chúng ta có thể dùng đầu lưỡi nếm thử. Mộc nhĩ sạch khi chưa được chế biến sẽ không có mùi vị.