Mộc nhĩ là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm ngày Tết, tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng hay nước lạnh mới đúng.
Nên ngâm mộc nhĩ bằng nước lạnh hay nước nóng?
Mộc nhĩ là thực vật thuộc họ nấm, nếu ngâm mộc nhĩ bằng nước lạnh, 1kg mộc nhĩ khô có thể nở ra thành 3,5-4,5kg. Mộc nhĩ khi ngâm nước lạnh có độ giòn, thơm ngon khi chế biến.
Nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5-3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.
Nên ngâm mộc nhĩ từ 3-4 giờ đồng hồ với nước lạnh vừa giúp bạn tiết kiệm được nguyên liệu, vừa có mộc nhĩ thơm, giòn.
Nếu ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, mộc nhĩ sẽ nở nhanh, không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh khiến các loại nấm mốc không kịp hòa tan trong nước. Ngoài ra, khi chế biến mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không giòn, không dễ bảo quản, cất giữ.
Không phải ai cũng biết, ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng hay nước lạnh mới đúng.
Công dụng tốt của mộc nhĩ
Trong đông y, mộc nhĩ là một vị thuốc và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Theo thống kê trong 100g mộc nhĩ có khoảng 293.1 Kcal, 0.2g chất béo lipid, 10.6g protein, 65g đường glucid, 5.8g tro, 185mg sắt, 375mg canxi, 201mg phốt pho và 0.03mg caroten.
Qua những số liệu trên có thể thấy thành phần dinh dưỡng trong mộc nhĩ rất đa dạng – đây chính là lý do mộc nhĩ có nhiều tác dụng bổ dưỡng các chất dinh dưỡng cho cơ thể và điều trị bệnh.
Một số bệnh có thể điều trị bằng cách dùng nấm mộc nhĩ như: ngăn ngừa ung bướu, chống viêm, giảm mỡ máu, hạ lượng đường trong máu, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, chống đông máu… Ngoài ra mộc nhĩ đen có tình bình, vị ngọt chủ trị đái ra máu, băng huyết, mất máu.
Bạn nên lưu ý chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, không nên chế biến mộc nhĩ tươi
Theo đó, mộc nhĩ giúp cải thiện việc lưu thông máu trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ chứa một hóa chất ngăn chặn máu vón cục, đột quỵ và các bệnh về mạch máu có liên quan đến tình trạng máu vón cục, mộc nhĩ có thể cải thiện sự lưu thông máu.
Một lợi ích khác của mộc nhĩ đó là giúp hạ cholesterol và đường huyết. Bạn nên lưu ý chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, không nên chế biến mộc nhĩ tươi vì trong mộc nhĩ tươi có một loại vật chất cảm quang pooc-lin (mộc nhĩ khô thì vật chất cảm quang poo-lin tự tiêu tan). Loại vật chất này rất mẫn cảm với quang tuyến. Khi ăn mộc nhĩ tươi, bạn ra ngoài nắng sẽ thấy rất khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí một số bộ phận cơ thể có thể bị phù thũng, đau đớn. Nếu bị phù thũng hô hấp thì còn gây khó thở.
Cách bảo quản mộc nhĩ
Nếu không sử dụng ngay, sau khi ngâm, bạn cần để mộc nhĩ đã sơ chế ráo nước, đậy nắp kín và giữ lạnh trong tủ lạnh có thể giúp bảo quản từ 5-7 ngày. Còn nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, mộc nhĩ đã sơ chế có thể sử dụng trong 2-3 ngày, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hạn chế việc bảo quản mộc nhĩ đã sơ chế ở nhiệt độ phòng bởi nó vẫn mang nguy cơ gây ngộ độc.
Nếu mộc nhĩ đã sơ chế không bảo quản bằng cách nêu trên mà vẫn để ngâm trong nước thì nên thay nước ngâm nhiều lần. Khi nước ngâm mộc nhĩ sủi bọt xuất hiện đục, dính hoặc có mùi lạ, bạn nên vứt đi bởi đó là dấu hiệu cho thấy đã có quá nhiều vi khuẩn xâm nhập tạo nên độc tính cho mộc nhĩ. Dù vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên bảo quản theo cách này.