Lạc tiên: Vị thuốc thần kỳ chữa mất ngủ quanh ta

Lạc tiên là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể an thần, thanh nhiệt… hiệu quả. Sau đây, hãy cùng YouMed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này

Lạc tiên là gì?

Tên gọi khác: Nhãn lồng, tây phiên liên, chùm bao, dây bầu đường…

Tên khoa học: Passiflora foetida L.

Họ khoa học: Họ Lạc tiên (Passifloraceae).

Tên dược liệu: Herba Passiflorae Foetidae.

Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn bộ cây Lạc tiên trừ rễ.

1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái

Theo nhiều tài liệu, Lạc tiên có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ngày nay, cây di thực và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Lào,…

Trong số 15 loài thuộc chi Passiflora ở Việt Nam thì Lạc tiên là loài mọc tự nhiên, có vùng phân bố rộng rãi, rải rác từ trung du miền núi thấp, đến đồng bằng khắp 3 miền…Nhiều nhất ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn… Bên cạnh đó, cây còn được trồng ở các vườn thuốc nam để làm thuốc.

  • Đặc điểm sinh trưởng

Loài cận nhiệt đới, ưa ẩm, ưa sáng, mọc trùm lên các cây bụi rậm. Cây cần có đủ ánh sáng, vì vậy cần tỉa bớt cành, tránh để rậm rạp.

Sinh trưởng mạnh từ giữa tháng 3-8. Hoa quả nhiều hằng năm.

Vào mùa đông, xuất hiện hiện tượng rụng lá ở cây.

Lạc tiên tái sinh chủ yếu từ hạt hay phương pháp giâm cành. Sau khi chặt phần còn lại tái sinh chồi khỏe. Hạt lấy ra khỏi quả, hong khô rồi gieo 2-3 tuần sẽ nảy mầm. Cành giâm là cành bánh tẻ của cây đã trưởng thành, giâm đoạn cây từ 3 mắt trở lên, thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân.

Không đòi hỏi đặc biệt từ chất đất, nhưng nếu đất nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt, cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Cần chú ý nhện đỏ, rệp đục quả…

  • Thu hái

Lạc tiên dễ trồng, thu hái bất kỳ thời điểm trong năm, tốt nhất là vào mùa xuân.

Sau khi thu hoạch, đem vị thuốc loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt ngắn thành từng đoạn nhỏ, rồi đem phơi, sấy khô.

Thời gian ra hoa thường vào tháng 5 – 7, sai quả thường vào tháng 8 – 9.

Lạc tiên là loài cây quen thuốc đối với người dân.
Toàn cây (trừ rễ) Lạc tiên đều có thể dùng làm vị thuốc trị bệnh

2. Mô tả toàn cây Lạc tiên

Thân leo, bên trong rỗng, lông mềm phủ quanh toàn cây. Có các tua cuốn quấn quanh, thường mọc ra từ kẽ lá

Lá Lạc tiên mọc so le, kích thước dài khoảng 6-8 cm, rộng khoảng 10 cm, phân thành 3 thùy nhọn. Phiến lá hình trái tim, có lông mềm bao phủ, mặt dưới xanh nhạt hơn phía trên. Cuống lá dài khoảng 4-5 cm.

Hoa to, đơn độc, màu trắng, lưỡng tính, đều. Tổng bao hoa gồm 3 lá bắc, tách rời nhau chia thành nhiều dải sợi nhỏ. Bao hoa gồm 5 lá đài màu xanh lục, mép viền trắng. Có một phần phụ hình sừng nhọn ở mặt ngoài mỗi lá đài. Hoa gồm 5 cánh  rời, xếp xen kẽ với các lá đài, còn ở giữa có màu trắng pha tím. Lá đài màu trắng, phía dưới có gân xanh, phía dưới có 3 gân chín. Một vòng tua gồm rất nhiều phần phụ của cánh hoa, hình sợi chỉ màu tím. Ở giữa hoa có một cuống hình trụ mang 5 nhị, có bao phấn đính lưng màu vàng. Bầu nhụy gồm 3 lá noãn, bầu thượng 1 ô.

Dạng “quả tương” được bao xung quanh bởi lá bắc mạng lưới, dạng hình cầu, vỏ ngoài mỏng. Khi sống có màu xanh, vị chua, lúc chín thì chuyển thành màu vàng, vị ngọt dịu. Bên trong quả, có các hạt mọng và chất dịch. Quả dễ vỡ và nát nên khi thu hái phải cẩn thận, sấy khô nhanh chóng.

Quả lạc tiên được bao phủ lớp lông, quả khi chín màu vàng cam
Quả lạc tiên được bao phủ lớp lông, quả khi chín màu vàng cam

3. Bào chế – Bảo quản

  • Mô tả dược liệu

Lạc tiên sau khi thu hái được phân thành những đoạn thân nhỏ, rồi đem phơi hay sấy khô. Thân dược liệu rỗng dài khoảng 5 cm, có lá và tua cuốn, thỉnh thoảng có lẫn quả và hoa. Toàn thân và lá có lông mịn bao phủ. Phiến lá đầu nhọn, mỏng màu vàng nâu, kích thước khoảng 7x10cm, có 3 thùy.

  • Bảo quản

Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Thành phần hóa học và tác dụng của Lạc tiên

1. Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, Lạc tiên có thành phần hoạt chất đa dạng và phong phú:

  • Alcaloid 0,033%, trong đó có harman, Flavonoid 0,074%, Saponin
  • Saporanetin, Passiflorin, Vitexin, Sapomarin, Harmin, Harmol, Harmalol, Hermalin, Chất xơ.
  • Giàu khoáng chất và các loại vitamin như A, C…
  • Bên cạnh đó, ở quả chín có chứa lượng muối khoáng lớn như P, Ca, Fe.

2. Tác dụng Y học hiện đại

  • An thần, giúp ngủ ngon giấc: Thành phần alcaloid có nhân harman giúp kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ.
  • Hỗ trợ bệnh lý tim mạch, hồi hộp trống ngực: Flavonoid khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.
  • Thanh nhiệt, mát gan
  • Giãn cơ trơn, chống co thắt cơ:  Điều trị hiệu quả các cơn đau tử cung và đường tiêu hóa.
  • Theo tài liệu Ấn Độ, quả Lạc tiên chín có thể ăn được nhưng lúc còn xanh thì độc vì chứa glycoside cyanogenetic.

3. Tác dụng Y học cổ truyền

  • Tính vị: Vị ngọt, đắmg, tính mát
  • Quy kinh: Kinh Tâm, Can
  • Công dụng: An thần, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc…
  • Chủ trị: Chứng mất ngủ, nằm mơ nhiều, nóng gan, tim hồi hộp, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp, người mệt mỏi, viêm mủ da…

Cách sử dụng Lạc tiên

Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Lạc tiên có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc ăn trực tiếp…

Liều dùng:

  • Dạng thuốc sắc 6-16g/ ngày. Nên uống trước khi đi ngủ 1 giờ để tăng tác dụng an thần.
  • Cao lỏng, siro lượng tương ứng.
  • Dược liệu khô 20-40g hãm với nước uống hằng ngày thay trà.
  • Dạng viên nang: Khoảng 90 mg/ ngày
  • Có thể hái ngọn non luộc ăn. Quả chín vàng ăn trực tiếp.

Lạc tiên giúp hỗ trợ giấc ngủ rất hiệu quả.

Lạc tiên sau khi thu hái được phân thành những đoạn thân nhỏ, rồi đem phơi hay sấy khô

Một số bài thuốc từ Lạc tiên

1. Hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Lạc tiên 16g, đem đi sắc uống mỗi ngày.

Hoặc Lạc tiên 150g, lá Vông 130g, tâm Sen 2,2g, lá Dâu 10g, đường 90g. Tất cả nấu thành cao lỏng. Ngày dùng 2 – 4 thìa to (khoảng 5g), uống trước khi ngủ.

Hoặc Lạc tiên 20g, hạt Sen 12g, cỏ Tre 10g, lá Dâu 10g, cỏ Mọc 15g, lá Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Đem tất cả dược liệu sắc nước uống, chia thành 2-3 lần uống/ ngày.

2. Hỗ trợ điều trị viêm ngoài da, ngứa

Lạc tiên tươi hoặc khô khoảng 100g, đem đun nấu với 2 lít nước, dùng tắm hoặc rửa lên vùng da cần điều trị.

3. Thanh nhiệt, mát gan từ quả Lạc tiên

Quả chín 500g, cắt đôi, nạt hết ruột rồi đem ép lọc chắt lấy nước. Sau đó, cho thêm 250g đường và 1l nước, trộn tất cả với nhau, sẽ tạo ra một loại nước giải khát bổ dưỡng, nhiều vitamin.

Kiêng kỵ

  • Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vị thuốc.
  • Không nên sử dụng vị thuốc bị hư hỏng, ẩm mốc.
  • Khi sử dụng chung Lạc tiên với các loại thuốc tây y thuốc nhóm an thần, chống đông máu, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Khi dùng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Mệt mỏi, bồn chồn
  • Buồn nôn
  • Ngủ gật, luôn buồn ngủ…

Lạc tiên không chỉ là loài cây quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Cỏ mần trầu có tác dụng gì? 11 bài thuốc trị bệnh nên biết

Cỏ mần trầu là loài cây phổ biến ở nhiều nơi nước ta với nhiều tên gọi khác nhau như vườm trầu, màn trầu, thanh tâm thảo, cỏ bắc. Vậy cỏ mần trầu có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu công dụng cũng như những bài thuốc liên quan đến cỏ mần trầu qua bài viết dưới đây nhé!

1Giới thiệu chung về cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là gì?

Cỏ mần trầu là loại cây thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn. Đây là loại cây nhỏ, mọc thành cụm sum suê, có thân cây phân nhánh, mọc bò dài sau đó mọc thẳng cao khoảng 30-50cm.

Về hình dáng bên ngoài, cỏ mần trầu có lá mọc so le, hình dải nhọn, được xếp thành 2 dãy, bẹ lá mỏng có lông, phiến lá nhẵn, mềm. Thân cây mần trầu dài ở gốc rồi phân nhánh lên và phát triển thành bụi. Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm gồm 5 – 7 bông, sắp xếp tương tự chong chóng. Quả có 3 cạnh.

Bất kỳ bộ phận nào của cỏ mần trầu cũng có thể được sử dụng để dùng làm thuốc. Theo Đông Y. đây là vị thuốc có tính bình, vị ngọt hơi đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu.

Cỏ mần trầu là loài cây phổ biến trên khắp cả nước thường mọc ở bãi đất, vùng đồng bằng, trung du hay cả vùng núi cao. Cây mần trầu con mọc từ hạt vào cuối xuân. Sau khi ra quả, cây sẽ tàn lụi trong mùa hè. Ở những vùng núi cao, cỏ mần trầu có thể mọc gần như quanh năm.

Cỏ mần trầu là loài cây phổ biến trên khắp cả nước

Cỏ mần trầu là loài cây phổ biến trên khắp cả nước

Thành phần hóa học của cỏ mần trầu

Theo ghi nhận, trong cỏ mần trầu có chứa muối gốc nitrat. Phần cỏ mọc trên mặt đất được phát hiện thành phần của beta palmitoyl và sitosterol. Phần cành và lá được phát hiện có chứa chất chống oxy hóa flavonoid.

Phần cỏ mọc trên mặt đất được phát hiện thành phần của palmitoyl

Phần cỏ mọc trên mặt đất được phát hiện thành phần của palmitoyl

2Các tác dụng của cỏ mần trầu đối với sức khỏe

Giúp hạ huyết áp

Thành phần etanolic và chloroform trong cỏ mần trầu đã được chứng minh có tác dụng chống lại tăng huyết áp. Các kết quả thu được chỉ ra rằng chiết xuất etanolic có tác dụng chống tăng huyết áp nhiều hơn hơn chiết xuất methanolic.

Việc sử dụng chiết suất cỏ mần trầu giúp ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp ở chuột trong một nghiên cứu gây tăng huyết áp ở chuột trong vòng 60 ngày.

Kháng khuẩn, kháng virus

Theo nghiên cứu, chiết xuất của cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis nhờ tác dụng của methanolic và chloroform.

Đặc biệt, chiết xuất của cỏ mần trầu được đánh giá là có phổ tác động rộng với nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là đối với chủng nhạy cảm với Streptomycin.

Chiết xuất của cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn

Chiết xuất của cỏ mần trầu có tác dụng kháng khuẩn

Tăng cường chức năng thận

Trong một nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất cỏ mần trầu thực hiện trên chuột được tiêm L – NAME trong 60 ngày, nhóm được điều trị bằng dịch chiết cỏ mần trầu (200mg/kg) đạt hiệu quả tương đương trong việc kiểm soát các chỉ số creatinine, urea, ion Na+ và K+ so với nhóm điều trị bằng losartan (12.5mg/kg). Kết quả này cho thấy tác dụng cao của dịch chiết mần trầu trong việc bảo vệ chức năng thận.

Sở dĩ có được tác dụng này là do các chất chống oxy hóa có trong cây cỏ mần trầu cũng đã hỗ trợ kiểm soát các vấn đề về thận.

Cỏ mần trầu giúp cải thiện chức năng thận

Cỏ mần trầu giúp cải thiện chức năng thận

Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

Các nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được gây béo phì, nhóm điều trị với cỏ mần trầu có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, LDL và tăng HDL so với nhóm đối chứng. Cũng trong nghiên cứu này thấy các chỉ số AST, ALT (chỉ số men gan) cũng được cải thiện.

Chiết suất hexane trong cây cỏ mần trầu được đánh giá có tiềm năng trong việc ức chế lipase tụy lợn. Ngoài ra, chiết suất này hỗ trợ giảm trọng lượng cũng như tình trạng gan nhiễm mỡ trong nhóm động vật được nghiên cứu.

Cỏ mần trầu hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

Cỏ mần trầu hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

Bảo vệ tế bào gan

Theo nghiên cứu trên chuột, chiết suất từ cỏ mần trầu có tác dụng giảm sự gia tăng AST, ALT trước sự tấn công của carbon tetrachloride với các tế bào gan. Các chiết suất này cũng hỗ trợ duy trì nồng độ enzyme chống oxy hóa ở gan trước tác động của chất phá hủy tế bào gan.

Chiết suất của cỏ mần trầu hỗ trợ bảo vệ tế bào gan

Chiết suất của cỏ mần trầu hỗ trợ bảo vệ tế bào gan

Kháng viêm, giảm đau

Hoạt chất C-glycosylflavones chiết suất từ mần trầu có tác dụng kháng viêm hiệu quả ở nhóm chuột mắc cúm hoặc viêm phổi.

Trong một nghiên cứu khác về tác dụng kháng viêm, chiết xuất etanolic và etyl axetat của cỏ mần trầu đã được chứng minh là làm giảm phù chân chuột do xylem gây ra theo liều lượng.

Chiết suất cỏ mần trầu hỗ trợ giảm đau

Chiết suất cỏ mần trầu hỗ trợ giảm đau

Giúp hạ sốt

Cỏ mần trầu cũng được chứng minh có tác dụng hạ sốt trên chuột. Theo nghiên cứu, nhiệt độ đo được ở trực tràng của chuột sau khi sử dụng cỏ mần trầu giảm so với nhóm đối chứng không sử dụng cỏ mần trầu.

Giả thuyết chỉ ra rằng chất chống oxy hóa là Flavonoid có tác dụng ức chế cyclooxygenase-2 (Cox-2) – một chất quan trọng trong việc hình thành sốt.

Chiết suất cỏ mần trầu giúp hạ sốt

Chiết suất cỏ mần trầu giúp hạ sốt

Ngăn ngừa rụng tóc

Beta-sitosterol có khả năng ức chế hormon DHT. Đây là hormon làm cho tóc mỏng hơn, dễ gãy rụng và mọc chậm hơn. Ngoài ra hormone này còn ức chế sự phát triên của các nang tóc khiến cho quá trình phát triên của tóc chậm lại.

Ngoài ra, chất chống oxy hóa palmitoyl có trong cỏ mần trầu giúp hạn chế quá trình oxy hóa, giúp hạn chế tình trạng tóc gãy rụng. Cỏ mần trầu cũng là một phần của bài thuốc chữa gàu và rụng tóc được ứng dụng nhiều ở Philippin.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Rễ của cây cỏ mần trầu cũng được sắc lên để điều trị tình trạng hen suyễn. Đây là bài thuốc được ứng dụng nhiều từ xa xưa. Lưu ý, khi dùng bài thuốc này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Cỏ mần trầu hỗ trợ cải thiện hen suyễn

Cỏ mần trầu hỗ trợ cải thiện hen suyễn

Chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa trong chiết suất cỏ mần trầu được tìm thấy như phenolic, ethanol và n-hexane, chloroform, etyl axetat, butanol. Những hoạt chất này được nghiên cứu có tiềm năng trong quá trình chống oxy hóa trên cơ thể động vật.

Cỏ mần trầu chứa các chất chống oxy hóa

Cỏ mần trầu chứa các chất chống oxy hóa

Giúp tiêu diệt giun sán

Chiết xuất ethanol, methanol được đánh giá có hiệu quả trong việc tiêu diệt giun sán. Thí nghiệm được thực hiện tiêu diệt giun sán từ mẫu phân của những trẻ nhiễm giun sán.

Thí nghiệm này đã chỉ ra rằng sự sống sót của giun phụ thuộc vào nồng độ của chiết suất cỏ mần trầu. Nồng độ càng cao thì tỷ lệ giun sống sót càng thấp.Cỏ mần trầu hỗ trợ điều trị giun sán

Cỏ mần trầu hỗ trợ điều trị giun sán

3Uống nhiều cỏ mần trầu có tốt không?

Cỏ mần trầu là loại thảo dược quen thuộc trong các bài thuốc điều trị tăng huyết áp, viêm gan hay sốt. loại cỏ này được đánh giá là an toàn, hầu như không có độc tính. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn, chứ không nên mang tâm lý uống càng nhiều cỏ mần trầu càng tốt.

4Một số bài thuốc có sử dụng cỏ mần trầu

Lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kì loại thảo dược hoặc dược liệu nào để chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ y học cổ truyền. Đồng thời, tìm hiểu về cách sử dụng các loại dược liệu và liều lượng cụ thể để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Bài thuốc trị cao huyết áp

Để điều trị cao huyết áp, bạn cần lấy 500g cỏ mần trầu rửa sạch, sau đó giã nát. Hỗn hợp thu được trộn với 1 bát nước, sau đó vắt lấy nước cốt. Lượng nước thu được chia thành hai phần và uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc hạ huyết áp

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc hạ huyết áp

Bài thuốc phòng bệnh viêm não truyền nhiễm

Để phòng ngừa viêm não truyền nhiễm, bạn có thể lấy 30g lá hoặc thân cỏ mần trầu khô hãm thành nước như trà. Lượng trà thu được này thì tiến hành uống trong ngày.

Lưu ý, cần duy trì uống 3 ngày liên tục rồi nghỉ 10 ngày. Sau đó lại tiến hành lặp lại theo chu kỳ.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc phòng viêm não truyền nhiễm

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc phòng viêm não truyền nhiễm

Bài thuốc chữa viêm tinh hoàn

Theo dân gian, để điều trị tình trạng viêm tinh hoàn bạn cần chuẩn bị 60g cỏ mần trầu tươi kết hợp với 10 cùi vải sau đó sắc lên. Lượng nước thu được thì sử dụng để uống hàng ngày.

Bài thuốc chữa cảm sốt nóng, nổi mẩn đỏ, tiểu ít

Với tình trạng cảm, sốt nóng, nổi mẩn đỏ hoặc tiểu ít thì cần dùng 16g cỏ mần trầu kết hợp với 16g rễ cỏ tranh và sắc lấy nước. Lượng nước thu được thì uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa mẩn đỏ

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa mẩn đỏ

Bài thuốc trị viêm gan gây vàng da

Theo dân gian với tình trạng viêm gan gây vàng da thì cần sắc 60g cỏ mần trầu với 30g rễ tổ kén đực. Dung dịch sau nấu được dùng để uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc hỗ trợ trị viêm gan gây vàng da

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc hỗ trợ trị viêm gan gây vàng da

Bài thuốc chữa bạc tóc

Theo dân gian, với những người bạc tóc thì cần chuẩn bị 10g cỏ mần trầu kết hợp với 15g ngũ gia bì, 15g đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc, 5g cam thảo và 5g nhân trần. Sắc hỗn hợp này và dùng để uống trong ngày. Thời điểm thích hợp để dùng là trước khi ăn 15 phút.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa bạc tóc

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa bạc tóc

Bài thuốc chữa sỏi tiết niệu

Với bài thuốc chữa sỏi tiết niệu thì ngoài 40 g cỏ mần trầu thì bạn cần chuẩn bị:

  • 20g bông mã đề.
  • 8g chi tử.
  • 8g mộc thông.
  • 20 lá tre.
  • 8g cam thảo.
  • 8g cù mạch.
  • 16g sinh địa.
  • 12g hương phụ chế.

Sắc tất cả các nguyên liệu rồi chia làm 3 phần uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa sỏi tiết niệu

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa sỏi tiết niệu

Bài thuốc chữa nóng sốt, môi nứt, tưa lưỡi

Theo dân gian để điều trị nóng sốt, môi nứt, tưa lười thì cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

  • Một nắm cỏ mần trầu.
  • Một nắm rau bồ ngót.
  • Một nắm rau má.
  • Một nắm cỏ mực.
  • Một nắm rễ tranh.
  • Một nắm lá muồng trâu.
  • Một nắm rau sam.
  • 2 khoanh bí đao.
  • 1 muỗng đậu xanh.

Nấu hỗn hợp sau cho khi nước cạn chắt được 2 bát thuốc thì ngừng lại. Chia dung dịch thu được thành 2 phần và uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa tưa lưỡi

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa tưa lưỡi

Bài thuốc chữa đại tiện ra máu đen

Theo dân gian, để chữa đại tiện ra máu đen cần chuẩn bị:

  • Một nắm cỏ mần trầu.
  • Một nắm cam thảo nam.
  • Một nắm muồng trâu.
  • Một nắm cây ké.
  • Một nắm rễ tranh.
  • Một nắm trắc bách diệp.
  • Một nắm rau má.
  • 2 nắm cỏ mực.
  • 9 lá ngải cứu.
  • 5 củ sả.
  • 3 lát gừng.
  • 2 muỗng than tóc.

Nấu hỗn hợp sau cho khi nước cạn chắt được 2 bát thuốc thì ngừng lại. Chia dung dịch thu được thành 2 phần và uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa đại tiện máu đen

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa đại tiện máu đen

Bài thuốc trị băng huyết

Để điều trị băng huyết bằng cỏ mần trầu bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • Một nắm cỏ mần trầu.
  • Một nắm cam thảo nam.
  • Một nắm muồng trâu thái nhỏ.
  • Một nắm rau má.
  • Một nắm cỏ mực.
  • Một nắm cây ké.
  • 10 lá ngải cứu.
  • 10 lát sả.
  • 10 lát gừng.
  • 1 vỏ quýt.

Nấu hỗn hợp sau cho khi nước cạn chắt được 2 bát thuốc thì ngừng lại. Chia dung dịch thu được thành 2 phần và uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc trị băng huyết

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc trị băng huyết

Bài thuốc chữa vú sưng đau trong thời kỳ cho con bú

Với những phụ nữ đang cho con bú mà gặp tình trạng vú sưng đau thì có thể áp dụng bài thuốc dân gian sau:

  • 40g cỏ mần trầu.
  • 20g thổ phục linh.
  • 12g bồ công anh.
  • 40g ngỗ đất.
  • 20g lá ớt.
  • 20g rau sam.
  • 20g cỏ the.
  • 40g măng sậy.
  • 16g me đất.
  • 20g măng tre già.
  • 20g củ cỏ ống.
  • 20g dây hoàng đằng.
  • 16g chó đẻ răng cưa.
  • 40g lá vông nem.
  • 16g dây cườm thảo.
  • 40g khổ qua.
  • 40g cỏ mực.
  • 40g rễ tranh.

Nấu hỗn hợp sau cho khi nước cạn chắt được 2 bát thuốc thì ngừng lại. Chia dung dịch thu được thành 2 phần và uống trong ngày.

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa đau vú cho phụ nữ đang cho con bú

Cỏ mần trầu được sử dụng trong bài thuốc chữa đau vú cho phụ nữ đang cho con bú

4Lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu

Các tác dụng của cỏ mần trầu chỉ mới được nghiên cứu nhiều trên động vật chứ chưa được qáp dụng nhiều trong việc điều trị bệnh ở người. Các phương thuốc được khuyến cáo chủ yếu là theo kinh nghiệm dân gian. Vì vậy, khi sử dụng cỏ mần trầu, bạn cần lưu ý những điểm sau:

    • Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là khi có bệnh lý nền kèm theo.
    • Không sử dụng quá nhiều, tránh lạm dụng dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
    • Không sử dụng với những người mẫn cảm với cỏ mần trầu.
    • Cần thận trọng khi sử dụng với trẻ em.

Khi có bệnh lý nền, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Khi có bệnh lý nền, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ

Cỏ mần trầu là loại cỏ được sử dụng nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, những nghiên cứu về tác dụng trên người còn rất hạn chế. Vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Nấu nước lá tía tô thêm vài nhánh sả, cơ thể nhận được 7 lợi ích tuyệt vời này

Khi nấu nước lá tía tô, bạn nên thêm một chút sả để tạo hương vị thơm ngon hơn cũng như tăng lợi ích mà cơ thể nhận được.

Lá tía tô và sả đều là những loại nguyên liệu quen thuộc dùng trong nấu ăn. Bạn cũng có thể sử dụng chúng để đun nước uống hằng ngày. Nước tía tô sả mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của loại đồ uống này nhé.

Công dụng cả lá tía tô

Tía tô là một loại rau thơm phổ biến, được sử dụng trong nhiều món ăn. Ngoài ra, nó cũng được coi là một loại dược liệu, có tác dụng phòng và chữa bệnh. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng kích thích ra mồ hôi. Nước sắc và tinh chất chiết xuất từ là tía tô các tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.

Hạt tía tô cũng có tính cay,  âm, tác dụng tiêu đờm, trị ho, hen suyễn, hạ khí, làm ẩm ruột, thúc đẩy nhu động ruột. Người bị ho, có đờm, hen suyễn có thể sử dụng bài thuốc từ lá tía tô kết hợp với vỏ quýt, hạt óc chó, hạnh nhân để cải thiện tình hình.

Công dụng của sả

Sả cũng là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn, giúp làm tăng hương vị, tạo mùi thơm hấp dẫn. Từ lâu, người ta đã sử dụng sả như mọ loại thảo dược làm thuốc. Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng sả chứa hợp chất citral và geranial có tác dụng chống viêm, giảm viêm rất tốt. Trong đó, chất citral còn được chỉ ra là có tiềm năng chống ung thư. Một số thành phần của cây sả cũng có khả năng trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư hoặc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Cây sả còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường miễn dịch, ngăn nhiễm trùng, giúp phòng ngừa bệnh tật. Các hoạt chất trong cây sả có khả năng kháng khuẩn, chống nấm hiệu quả.

Sự kết hợp của tía tô và sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.Sự kết hợp của tía tô và sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lợi ích của nước tía tô sả

Bạn có thể kết hợp tía tô và sả để tạo ra một loại đồ uống tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, cả tía tô và sả đều có vị cay, tính ấm, tác dụng giải cảm rất tốt. Hai nguyên liệu này có thể dùng dưới dạng nước sắc hoặc dùng để đun nước xông hơi đều được, đều có tác dụng trị ho, cảm, sốt, nghẹt mũi.

Khi uống nước tía tô sả, cơ thể có thể nhận được những lợi ích tuyệt vời dưới đây.

  • Cải thiện miễn dịch của cơ thể

Lá tía tô và sả đều chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh.

  • Cải thiện tình trạng cảm lạnh

Kết hợp tía tô và sả là một cách đơn giản, hiệu quả giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Các tinh dầu dễ bay hơi trong hai nguyên liệu này cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm dịu cổ họng.

  • Giảm ho, hen suyễn

Người đang bị ho, hen suyễn hoặc các bệnh về đường hô hấp có thể sử dụng nước tía tô sả để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh ở một mức độ nhất dnhj.

  • Cải thiện các vấn đề về da

Nước tía tô sả chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa cùng các vitamin, khoáng chất khác giúp nuôi dưỡng làn da từ bên trong, bổ sung độ ẩm cho da, làm chậm quá trình lão hóa.

  • Giảm đau dạ dày

Nước tía tô sả có thể giúp làm dịu các cơn đau dạ dày. Loại đồ uống này có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột.

  • Chống oxy hóa

Cả sả và tía tô đều chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn cản các gốc tự do làm tổn thương tế bào của cơ thể. Việc này giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, chống lại bệnh taa tốt hơn.

  • Tốt cho tim mạch

Nghiên cứu cho thấy các hoạt chất có trong tía tô và sả đều có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp các cholesterol tốt hoạt động hiệu quả hơn, bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.

Tía tô và sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Chỉ sử dụng loại đồ uống này với lượng vừa phải, dùng như một loại trà, tuyệt đối không dùng thay thế cho nước lọc. Người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và làm chậm quá trình trị bệnh.

Bưởi bung và tác dụng chữa bệnh của Bưởi bung – Thuốc Dân Tộc

Cây Bưởi bung là loại cây mọc dại ở những bãi đất hoang, rừng núi, đồi với quả mọng nước gắn liền với tuổi thơ của bao người. Nhưng không phải ai cũng đều biết công dụng chữa bệnh của loại cây này.

Bưởi bung còn được gọi tên khác là cây Cơm rượu, Cát bối, Bát bài thuộc họ Cam với tên khoa học là Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl

Tên gọi khác: Cơm rượu, Cát bối, Co dọng dạnh, Bai bài, Mác thao sang,…

Tên khoa học: Glycosmis Citrifolia (Willd) Lindl

Họ: Thuộc họ Cam (Rutaceae)

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Cây Bưởi bung là cây thân to khoảng 2 – 3 cm. Khi trưởng thành, cây có thể cao tới 6 – 6,5 mét. Cành non có lông, màu đất sét. Lá cây Bưởi bung không có lông, có nhiều hình dạng khác nhau, thường cóc một lá chét, thon và dài khoảng 8 – 20 cm, rộng 1,5 – 6 cm. Chùy hẹp ở nách lá, ít nhánh, có khi hoa xếp nhóm 2 – 3 cái. Hoa Bưởi bung có màu trắng, vàng nhạt hoặc xanh, hoa có mùi thơm, cánh hoa không có lông. Qủa có hình dạng trứng, màu trắng, vàng, da cam hoặc hồng, hoa cao khoảng 1 – 1,5 cm.

Phân bố: Cây Bưởi bung thường mọc hoang ở rải rác một số địa phương thuộc nước ta. Cây thường mọc ở bãi đất hoàn, bên bờ rào hoặc trong các rừng núi. Ngoài ra, loài cây này còn được tìm thấy ở một số nước khác trên thế giới như Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lay-si-a, In-do-ne-xi-a, phía Nam Trung Quốc,…

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dụng: Sử dụng rễ và lá của cây bưởi bung để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Thu hái lá và rễ cây Bưởi bung quanh năm.

Chế biến: Đem những phần lá và rễ cây bưởi bung rửa sạch bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó thái nhỏ rồi đem phơi khô và sử dụng dần.

Bảo quản: Bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bao bì. Tốt nhất nên bảo quản thuốc trong bọc kín và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng, tránh ẩm móc.

4. Thành phần hóa học

Trong cành và lá cây Bưởi bung có chứa các tinh dầu có mùi thơm dễ chịu cùng với các ancaloit cụ thể như sau:

Arborin

Arborinin

Dictamin

Glycorin

Glycozolin

Glycosminin

Kokusaginin

Noracromyxin

Skimmiamin

Trong lá và rễ cây Bưởi bung có chứa các thành phần có tính chất dược phẩm nên được bào chế sử dụng trong một số bài thuốc trong Đông yTrong lá và rễ cây Bưởi bung có chứa các thành phần có tính chất dược phẩm nên được bào chế sử dụng trong một số bài thuốc trong Đông y

5. Tinh vị

Rễ cây bưởi bung có vị cay

Lá cây bưởi bung có vị hơi ngọt, tính ấm.

6. Quy kinh

Chưa có báo cáo nào.

7. Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: Bưởi bung được xem như vị thuốc kháng sinh, có tác dụng kháng các loại vi khuẩn khi thí nghiệm trong ống nghiệm như vi khuẩn Streptococcus, Staphyllococcus 209P và Bacillus subtilis. Giới dược lý hiện đại cấy vào trong ống nghiệm một vài vi khuẩn cùng với tinh chất bưởi bung, kết quả đạt được là những vi khuẩn ấy bị tiêu diệt hoàn toàn.

Theo Y học cổ truyền: Bưởi bung có tác dụng giải cảm, chống ho, trừ đơm, tán huyết ứ, kích thích tiêu hóa. Do đó, bưởi bung được chỉ định cho các đối tượng sau:

Ho thông thường, ho có đờm

Cảm cúm, cảm lạnh

Có vấn đề về đường tiêu hóa: Đau dạ dày, đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu,…

Đau thoát vị

8. Cách dùng – Liều dùng

+ Cách dùng: Dùng thuốc ở dạng thuốc sắc. Sắc mỗi thang thuốc cùng với năm phần nước, sắc cô đặc còn hai phần nước để dùng. Có thể dùng độc vị hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khác. Nên dùng thuốc khi còn ấm, nếu thuốc nguội nên hâm nóng lại trước khi dùng.

+ Liều lượng: Dùng 15 – 30 gram cho mỗi lần sử dụng.

9. Những bài thuốc từ Bưởi bung

Bài thuốc từ Bưởi bung trị cảm cúm:

Dùng một nắm lá Bưởi bung (khoảng 20 gram) đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Cho những phần lá đã rửa sạch vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ, sắc để lấy nước dùng. Chia phần nước thành 3 phần uống mỗi ngày. Nên dùng thuốc khi còn ấm.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa ho thông thường, hạ sốt, trị đau bụng, ăn uống không tiêu:

Dùng 8 – 15 quả Bưởi bung và một nắm lá khô Bưởi bung rửa sạch rồi đem sắc cùng với một lượng nước phù hợp. Mỗi lần sử dụng 10 ml, mỗi ngày uống hai lần. Thời gian sử dụng khoảng 15 ngày.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng:

Dùng lá Bưởi bung, Lá khôi và Dạ cẩm mỗi vị 12 gram cùng với 6 gram Cam thảo dây. Đem sắc cùng với một ít nước, sắc đến cô đặc. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc. Kiên trù sử dụng thuốc đến khi bệnh tình dứt hẳn.

Bài thuốc từ Bưởi bung trị bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, đau nhức cơ thể:

Dùng rễ Bưởi bung, rễ Cỏ xước, rễ Cốt khí, rễ Hoàng lực, rễ Động lực, củ Kim cương, Dây đau xương, Hoa kinh giới mỗi vị 20 gram. Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào trong nồi sắc cùng năm chén nước, sắc cô đặc còn hai chén nước. Mỗi lần sử dụng 40 ml, uống mỗi ngày hai lần. Sử dụng thuốc 5 ngày liên tục.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa đau lưng, nhức mỏi gối:

Dùng 25 gram rễ Bưởi bung; rễ Quýt gai và Cỏ xước mỗi vị 15 gram cùng với Huyết đằng, Tỳ giải và Cẩm tích mỗi vị 10 gram. Đem các nguyên liệu trên cho vào ấm và sắc cùng với một lượng nước phù hợp. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc trên. Chia phần nước sắc được thành 3 lần uống mỗi ngày. Nên dùng thuốc khi thuốc còn nóng.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa chứng kém ăn, ăn không ngon, vàng da ở phụ nữ sau khi sanh:

Dùng 10 gram lá Bưởi bung, đem rửa sạch bụi bẩn rồi đem đi sao vàng. Sau đó cho vào nồi cùng với 400 ml nước sắc cô đặc còn khoảng 250 ml nước để dùng. Mỗi ngày sử dụng hai lần.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa kén ăn, ăn không ngon, đầy bụng, bụng trướng gây khó chịu:

Dùng 15 – 20 gram quả Bưởi bung cùng với 7 gram Vỏ quýt (Trần bì). Đem hai dược liệu trên rửa sạch với nước rồi đem sắc cùng với một ít nước. Dùng thuốc đẻ thay nước lọc mỗi ngày.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa mụn nhọt bị rò mủ lâu ngày không khỏi:

Dùng 20 gram lá Bưởi bung cùng với lá Chanh và Tinh tu mỗi vị 10 gram. Đem các nguyên liệu rửa sạch bằng nước rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó đem tán nhỏ rồi nghiền nát thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một ít đắp lên vết thương bị mụn nhọt.

Bài thuốc từ Bưởi bung chữa mụn, thối loét để lâu ngày:

Dùng lá Bưởi bung, lá Thổ phục linh, lá Ổi mỗi vị một nắm (với liều lượng bằng nhau). Đem ba loại lá vừa chuẩn bị rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn rồi cắt thành từng đoạn nhỏ. Hái một đoạn lá chuối, rửa sạch rồi đem hơ trên than cho nóng và mềm ra. Sau đó đem gói các vị thuốc trên, rồi đem chườm lên vết thương đến khi nguội hẳn. Lưu ý, chườm nhẹ nhàng để thuốc thấm sâu vào trong lớp bì.

10. Kiêng kỵ

Những đối tượng dưới đây không được sử dụng các bài thuốc từ Bưởi bung để trị bệnh:

Đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu

Phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu đang mang thai.

Tóm lại, cây Bưởi bung là loại thuốc nam quý có tác dụng trừ đờm, chống ho, trị cảm, tán huyết, kích thích đường tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý sử dụng những bài thuốc từ Bưởi bung khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc lương y. Do đó, bạn nên thăm khám để biết chính xác mức độ bệnh tình trước khi quyết định sử dụng.

Rau dại leo bờ rào lại thành Đặc Sản, quả chín vàng thơm giúp ngủ ngon

Loại rau này có tên gọi là lạc tiên. Loài cây này thuộc dạng dây leo mọc hoang ven hàng rào, bờ bụi, thường bị người ta lãng quên. Vậy mà nay, thứ rau dại dân dã ấy lại được săn đón trong các nhà hàng, quán ăn đặc sản, trở thành nguyên liệu “vàng” trong thực đơn của những người mê ẩm thực đồng quê. Rau lạc tiên không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, dược tính quý, khiến người ta thêm trân trọng loài rau mọc hoang ngày nào.
1. Lạc tiên là rau gì?

Lạc tiên (tên khoa học: Passiflora foetida), còn được gọi bằng nhiều tên dân gian như dây nhãn lồng, dây chùm bao, dây lồng đèn… Đây là loài dây leo sống khỏe, thường mọc hoang ở vùng đồng bằng, đồi núi thấp, bờ rào ở khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Đặc điểm dễ nhận biết của lạc tiên là thân mềm, có tua cuốn, lá hình chân vịt, mặt dưới có lớp lông mịn. Quả lạc tiên tròn, khi chín có màu vàng cam, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ phủ lớp màng trắng vị chua ngọt dễ chịu.

Ngọn và lá lạc tiên làm rau tương tự ngọn bí, ngọn su suNgọn và lá lạc tiên làm rau tương tự ngọn bí, ngọn su suNgọn và lá lạc tiên làm rau tương tự ngọn bí, ngọn su su
Toàn quả có lớp màng bao có lông. Trong dân gian, người ta dùng đọt non, lá non của lạc tiên làm rau ăn sống, luộc, hoặc xào. Tuy là rau dại nhưng lạc tiên lại có vị ngọt dịu, hơi đắng nhẹ, hậu thanh mát rất riêng biệt. Chính hương vị ấy đã giúp loài rau này bước chân vào mâm cơm đặc sản của người sành ăn.

2. Từ rau dại thành đặc sản đồng quê
Vài năm gần đây, xu hướng “tìm về món ăn quê” lên ngôi, người tiêu dùng bắt đầu chú trọng đến thực phẩm sạch, tự nhiên, ít hóa chất. Rau lạc tiên vì thế cũng được ưa chuộng trở lại. Từ một loại rau dại “leo hàng rào”, nay lạc tiên được bày bán tại các chợ đặc sản, siêu thị nông sản sạch với giá cao gấp nhiều lần so với rau thông thường.
Ở miền Tây hay các vùng cao Tây Nguyên, lạc tiên được dùng chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như:

Lạc tiên luộc chấm mắm kho quẹt: Món ăn đơn giản nhưng lạ miệng, kết hợp vị ngọt của rau và vị đậm đà của nước chấm.
Lạc tiên xào tỏi: Thơm nồng mùi tỏi phi, rau giòn nhẹ và giữ được vị ngọt thanh.
Canh lạc tiên nấu tôm: Mát lành, giải nhiệt hiệu quả trong những ngày nắng nóng.
Gỏi lạc tiên trộn tai heo: Lạ miệng, giàu dinh dưỡng và kích thích vị giác.

Một số nhà hàng cao cấp thậm chí còn đưa rau lạc tiên vào thực đơn như một món đặc sản mang đậm hồn quê, phục vụ cho du khách nước ngoài yêu thích trải nghiệm ẩm thực bản địa.

Hoa và quả lạc tiênHoa và quả lạc tiênHoa và quả lạc tiên
3. Công dụng tuyệt vời của rau lạc tiên
Không chỉ ngon miệng, rau lạc tiên còn được xem là dược liệu quý trong Đông y. Theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng an thần, giảm căng thẳng, hỗ trợ trị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Ngoài ra, lạc tiên còn giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ điều hòa huyết áp.
Trong các bài thuốc dân gian, người ta thường dùng lá và ngọn lạc tiên phơi khô, sắc uống thay trà giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Một số nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra lạc tiên chứa các hoạt chất chống oxy hóa, giúp giảm lo âu, chống viêm và cải thiện chức năng não bộ.
Quả lạc tiên chín vàng thơm như chanh leo vừa giúp thanh nhiệt vừa giúp an thần.
Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng và tránh lạm dụng. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lạc tiên như một loại thảo dược.

4. Trồng rau lạc tiên – dễ như chơi
Lạc tiên là loại rau rất dễ trồng, không kén đất, có thể gieo hạt hoặc trồng bằng nhánh. Chỉ cần có giàn leo hoặc hàng rào, cây sẽ phát triển mạnh, xanh tốt quanh năm. Đặc biệt, rau này ít sâu bệnh, không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn cho sức khỏe.
Ngày nay, nhiều gia đình ở thành phố cũng tận dụng khoảng sân thượng, ban công để trồng lạc tiên trong chậu vừa làm rau ăn, vừa tạo bóng mát, lại góp phần thanh lọc không khí. Mỗi tuần có thể thu hoạch vài lần, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo rau sạch.
Rau lạc tiên cũng như nhiều rau dại khác minh chứng rõ nét cho sự hồi sinh của những giá trị tưởng chừng bị lãng quên. Từ loại rau dại mọc hoang, không ai đoái hoài, nay đã được nâng tầm trở thành đặc sản trong bữa ăn hiện đại. Hương vị ngọt thanh, công dụng tốt cho sức khỏe, lại dễ trồng – tất cả đã biến lạc tiên trở thành món quà quý từ thiên nhiên dành cho con người.

Cây bạn nhìn thấy trong hình là một trong những cây kỳ diệu nhất trên thế giới…

Tổng quan về cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, mọc rải rác ở khắp mọi nơi, trừ vùng núi cao, có khí hậu lạnh. Cây chó đẻ chứa chất đắng, ancaloit, flavonoit, tannin, phenol, tritecper, a-xit hữu cơ và nhiều thành phần khác. Người ta sử dụng toàn cây chó đẻ, chỉ bỏ phần rễ, rửa sạch dùng tươi hoặc khô để làm thuốc chữa bệnh. Dung bo qua tac dung it ai biet cua cay cho de rang cua hinh anh 1Dung bo qua tac dung it ai biet cua cay cho de rang cua hinh anh 1

Các thành phần hóa học của cây chó đẻ răng cưa
Cây chó đẻ răng cưa là một bài thuốc tốt giúp chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau. Có được này là vì các thành phần hóa học chứa trong cây. Chó đẻ răng cưa có chứa các chất hóa học như: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin. Cây chó đẻ còn chưa một chất rất quan trọng là Phyllanthus. Chất này có tác dụng ức chế mạnh, thông qua việc ức chế enzym ADN polymerase của HBV, do đó làm giảm HbsAg và Anti- HBs.

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ vị hơi đắng, tính mát, tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu. Cây chó đẻ được dùng chữa đau và viêm hang, đinh râu, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, đau bụng, trẻ em bị tưa lưỡi, chàm má… đặc biệt, loài cây này còn tác dụng chữa viêm gan. Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa
Nhân dân ta rất hay dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc, giã nát với muối chữa đinh râu, mụn nhọt và dùng chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn. Ngày uống 20-40g cây tươi, sao khô sắc đặc, uống. Dùng ngoài không có liều lượng.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây chó đẻ răng cưa do TTƯT.TS. Nguyễn Đức Quang, Viện Y học cổ truyền Quân đội trả lời trên Báo Sức khỏe & Đời sống.
-> Thuốc tiêu độc Bài 1: Diệp hạ châu 1 nắm, giã hoặc xay nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau. Chữa nhọt độc sưng đau. Bài 2: Lá chó đẻ, lá thồm lồm liều lượng bằng nhau; đinh hương 1 nụ. Tất cả giã nát, đắp chỗ đau. Chữa lở loét không liền miệng. Thanh can, lợi mật Bài 1: Diệp hạ châu 24g, nhân trần 12g, chi tử 8g, sài hồ 12g, hạ khô thảo 12g. Sắc uống; uống liên tục 3 tháng. Trị viêm gan virus B.

Bài 2: Diệp hạ châu 30g, mã đề thảo 20g, chi tử 12g. Sắc uống. Chữa viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy. Bài 3: Diệp hạ châu 16g, bồ bồ 16g, vỏ bưởi khô 5g, hậu phác 8g; thổ phục linh, tích huyết thảo, chi tử, rễ đinh lăng mỗi vị 12g; vỏ cây đại 8g. Sắc uống. Chữa viêm gan virus. Thông huyết, hoạt huyết Bài 1: Lá chó đẻ, mần tưới mỗi thứ 1 nắm, có thể thêm bột đại hoàng 8g. Tất cả giã nhỏ, thêm đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp. Chữa vết thương ứ máu. Bài 2: Lá chó đẻ 1 nắm, giã nhỏ, thêm ít vôi tôi, đắp lên vết thương khi bị thương, bị chảy máu.

Chữa sốt rét Bài 1: Cây chó đẻ 8g, dạ giao đằng 10g, thường sơn 12g, thảo quả 10g, lá mãng cầu tươi, dây gân 10g, dây cóc 4g, binh lang 4g, ô mai 4g. Sắc uống trước khi lên cơn 2 giờ. Chữa sốt rét. Bài 2: Diệp hạ châu 12g, cam thảo đất 12g. Sắc uống hàng ngày. Chữa suy gan, sốt rét, nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt. Bài 3: Cây chó đẻ 10g, cỏ nhọ nồi 20g, xuyên tâm liên 10g. Các vị tán bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 – 5g. Chữa sốt rét. Chữa viêm gan vàng da: Cây chó đẻ răng cưa 40g, mã đề 12g, chí tử 12g, nhân trần 16g. Sắc tất cả các nguyên liệu này với nhau. Mỗi ngày uống 1 thang và uống liên tục trong 30 ngày. Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy một nắm cây chó đẻ răng cưa giã nhuyễn với một ít muối. Sau đó cho ít nước sôi vào, trộn đều và vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.

Lưu ý khi dùng cây chó đẻ Chó đẻ răng cưa là một vị thuốc an toàn, gần gũi và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này cũng cần lưu ý một số điểm sau:
Không dùng cây chó đẻ răng cưa với liều lượng lớn khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ không dùng bất kỳ bài thuốc nào chứa thành phần cây chó đẻ. Không chỉ định dùng cây chó đẻ với số lượng lớn và trong thời gian dài cho những bệnh nhân ở thể hàn. Cây chó đẻ khi vào cơ thể sẽ làm thể bệnh ngày càng nặng hơn, ức chế sự sinh nhiệt của cơ thể, từ đó sinh ra bệnh tật.

Như vậy,cây chó đẻ răng cưa là một vị thuốc an toàn hiệu quả và gần gũi xung quanh chúng ta. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích về cây chó đẻ. Từ đó có thể sử dụng vị thuốc này một cách hiệu quả trong điều trị bệnh. Trên đây là những tác dụng của cây chó đẻ răng cưa. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn muốn sử dụng cây chó đẻ răng cưa thì cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.

Hoa chuối và những công dụng ít ai biết

Hoa chuối (bắp chuối) là món ăn khá quen thuộc tại nước ta. Tuy nhiên, bạn có biết rằng chúng còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu các công dụng của hoa chuối ngay sau đây nhé.

Hoa chuối giúp lợi sữa mẹ

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển tốt và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng có đủ sữa để cung cấp cho bé. Nếu bạn ít sữa thì hoa chuối chính là cách để giúp kích thích tuyến sữa và các mẹ có thể nuôi con dễ dàng hơn. Cách đơn giản để chế biến hoa chuối đó là nấu canh hoa chuối với tôm, cá hoặc hầm, có thể luộc hoặc làm nộm,…

Hoa chuối giúp kích thích sữa mẹ và lợi sữa

Điều trị nhiễm trùng bằng hoa chuối

Trong hoa chuối có chứa chất ethanol, là một chất rất quan trọng trong điều trị nhiễm trùng, đặc biệt còn giúp làm giảm và gây ức chế các vi khuẩn có thể gây bệnh. Hoa chuối còn có tác dụng chữa trị vết thương rất hiệu quả, nhiều trường hợp còn sử dụng hoa chuối để giảm sự phát sinh của dịch bệnh sốt rét.
Hoa chuối giúp điều trị vết thương và nhiễm trùng

Giúp phòng chống ung thư

Ngoài việc kháng viêm và điều trị vết thương thì thành phần chống oxy hóa cao trong hoa chuối còn có thể ngăn ngừa các gốc tự do có thể gây hại và phát sinh các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Sử dụng hoa chuối trong bữa ăn để ngăn ngừa quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể được duy trì sự tươi trẻ và khỏe mạnh.
Thành phần chống oxy hóa của hoa chuối giúp chống ung thư

Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Vấn đề kinh nguyệt không ổn định luôn gây lo lắng cho nhiều chị em. Nếu như bạn cũng đang gặp tình trạng này thì bạn hãy nấu chín hoa chuối, sau đó ăn kèm với sữa chua hoặc phô mai, đây là cách giúp giảm lưu lượng máu bất thường khi có kinh và hỗ trợ tốt trong điều hòa kinh nghiệm. Ngoài ra, hoa chuối cũng sẽ giúp giảm đường trong máu, cho bạn sức khỏe tốt hơn.
Hoa chuối giúp điều hòa kinh nguyệt

Cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Hoa chuối là một loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, với các loại vitamin A, C, E giúp tăng cường miễn dịch, đồng thời còn cung cấp một lượng chất xơ cho cơ thể. Hoa chuối còn là một thực phẩm tốt cho người có vấn đề về tiêu hóa.Hoa chuối cung cấp nhiều dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể

Nguồn: songkhoe.vn, báo Lao Động

Quả dứa dại – thần dược thiên nhiên chữa sỏi thận

1. Tìm hiểu về quả dứa dại

Quả dứa dại được biết đến với đa dạng các tên gọi khác nhau như: mạy lạ, lâu kìm, dứa gỗ, dứa gai,… Tên khoa học là Pandanus tectorius Sol, thuộc họ dứa.

Hình dáng có đôi nét khác biệt với quả dứa thông thường 

Hình dáng có đôi nét khác biệt với quả dứa thông thường 

Chiều cao trung bình của dứa dại dao động từ 3 đến 5m có rễ phụ dài. Phần lá hình bản, được bao phủ bằng hai hàng gai sắc nhọn bên mép lá. Hoa màu trắng và có mùi hương rất riêng biệt. Sau quá trình trưởng thành, hoa dứa dại dần rủ xuống rồi hình thành nên quả dứa.

Về cơ bản, quả dứa dại có hình dạng tương đương như các loại dứa thông thường khác. Tuy nhiên, các mắt dứa phồng lên tạo ra các hốc ngăn nhỏ, rõ nét và khít lại với nhau. Phần quả thường có chiều dài từ 15-22 cm.

Mỗi bộ phận lại có một đặc điểm riêng biệt. Trong đó, quả dứa có vị ngọt tính bình, rễ dứa có vị ngọt tính mát, ngọn dứa và hoa dứa có tính hàn. Chúng giúp điều trị các bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này bởi chúng thường mọc dại ở các khu vực ven biển, vùng đất mặn hoặc trung du. Các bộ phận của chúng đều có thể được sử dụng để bào chế thuốc, đặc biệt là phần quả.

2. Công dụng chữa sỏi thận tuyệt vời từ quả dứa dại

Dứa dại được áp dụng trong nhiều phương pháp trị liệu khác nhau. Cụ thể, nó được xem như một phương thuốc Đông Y hiệu quả để chữa bệnh sỏi thận.

Theo nghiên cứu, hầu đều các bộ phận của cây dứa dại đều có tác dụng điều trị căn bệnh này. Phần rễ sau khi phơi khô giúp làm giảm các bệnh liên quan tới thận. Lá dứa và hoa giúp giải nhiệt, lợi tiểu,… Đặc biệt, quả dứa là bộ phận chữa sỏi thận thần kỳ nhất với nhiều công dụng như tán sỏi, bổ huyết, bổ tỳ vị, giải độc,….

Các bước điều chế bài thuốc với quả dứa dại

Các bước điều chế bài thuốc với quả dứa dại

Để đạt được hiệu quả tối đa từ việc sử dụng quả dứa dại, bạn cần làm lần lượt các bước như sau:

  • Thái lát mỏng rồi phơi khô.
  • Sau đó, hãy lấy một lương từ 10 – 20 gam để hãm hoặc sắc dùng làm nước uống hàng ngày.
  • Bạn có thể kết hợp chúng với các dược liệu tự nhiên khác như kim tiền thảo, cỏ bợ,… hoặc thêm một chút được để dễ uống hơn.
  • Sau khoảng thời gian dài sử dụng, sỏi sẽ được bào mòn dần, cải thiện được các tình trạng đái buốt, đái rắt một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi bạn cần phải có sự kiên trì nhất định. Đồng thời có khuyến cáo rằng người bệnh chỉ nên áp phương trong giai đầu của sỏi, khi mà viên sỏi còn nhỏ, dễ bào mòn. Nếu viên sỏi ở mức lớn, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án điều trị phù hợp.

3. Danh sách các bài thuốc khác từ cây dứa dại

Ngoài công dụng giúp điều trị bệnh sỏi thận, dứa dại còn góp phần hỗ trợ điều trị các căn bệnh khác. Mỗi công dụng lại tương ứng với một bài thuốc khác nhau.

3.1 Chữa đau nhức

Nếu bị đau nhức do chấn thương phần mềm, hãy giã nát rễ dứa rồi đắp lên vùng da bị thương. Rễ của chúng có tính mát sẽ giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Vì vậy nên hãy thay băng trung bình 1 lần 1 ngày để đạt được hiệu quả cao.

3.2 Điều trị các bệnh xương khớp

Các bài thuốc dân gian từ quả dứa dại có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng thấp khớp. Sắc hỗn hợp các dược liệu như lá dứa, quả dứa, cà gai, cỏ xước,…để uống. Sau một thời gian sử dụng, các triệu chứng đau nhức sẽ giảm đáng kể.

3.3 Điều trị các bệnh về gan

Các bài thuốc có tác dụng hiệu quả với tình trạng xơ gan cổ trướng, viêm gan thông thường, viêm gan siêu vi. Cách dùng tương tự như trên, đó là sắc uống. Tuy nhiên, cần kết hợp với các loại hương liệu khác tốt cho gan như nhân trần, ngũ vị tử, vỏ cây quao nước, cây vọng cách,… Số lần sử dụng thường tăng lên do tính chất của bệnh.

Lưu ý về cách điều chế thuốc từ quả dứa dại 

Lưu ý về cách điều chế thuốc từ quả dứa dại 

3.4 Dứa dại trị cảm

Bạn đã bao giờ nghe thấy bài thuốc trị cảm bằng dứa dại chưa? Sắc nước uống bao gồm lá dứa dại, gừng, tỏi, hành với liều lượng 30-20-20-20g. Ngoài ra, dứa dại còn trị các bệnh liên quan như cảm nóng, nhức đầu, say nắng, cảm nắng,…

Ngoài các bài thuốc phổ biến ở trên, bạn có thể thái nhỏ dứa dại thành các lát mỏng rồi mang đi ngâm rượu. Mỗi ngày uống một lượng nhỏ sẽ giúp nâng cao sức khỏe. Bạn có thể đem ngâm với mật ong nữa để giảm tình trạng mộng mắt.

4. Những lưu ý khi sử dụng quả dứa dại

Quả dứa dại hiệu quả đối với những căn bệnh như sỏi thận. Nhưng khi sử dụng quả dứa dại, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên tự ý áp dụng các bài thuốc sử dụng quả dứa dại với các bài thuốc điều trị khác. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Hầu hết các loại dứa dại đều có tính hàn nên những người bị tỳ vị hư hàn cần thận trọng khi sử dụng.
  • Phải bào chế đúng cách trước khi sử dụng bởi bên ngoài phần quả dứa dại có một lớp bột trắng có lượng độc tính nhất định. Nếu không sẽ rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc, phản tác dụng  gây ra các bệnh như suy thận, ngộ độc,… Do đó, bạn cần phải rửa sạch chúng trước khi sử dụng và bào chế đúng cách.
  • Trong thời gian sử dụng cần có sự theo dõi sát sao việc thay đổi của cơ thể. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn bạn cần đến cơ sở y khoa để được hỗ trợ thăm khám.

Cần cẩn thận với một số bài thuốc từ quả dứa dại

Cần cẩn thận với một số bài thuốc từ quả dứa dại

Nếu biết cách sơ chế phù hợp, các bài thuốc từ quả dứa dại sẽ phát huy tối đa hiệu quả chữa trị. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.

Cây thồm lồm: Tiềm năng chữa bệnh từ vị thuốc thồm lồm

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây thồm lồm.

Tên khác: Đuôi tôm, bẻm, mía giò, mía bẻm, cây lôm, mía nung, hoả khôi mẫu, xích địa lợi, hoả mẫu thảo, chuồng chuồng, săm koy (Luang Prabang), hồng sơn thất (Trung Quốc), râu đăng di (H’mông), xốm cúng (Thái).

Tên khoa học: Polygonum chinense L., Polygonum sinense L.. Thuốc họ Rau răm (Polygonaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thồm lồm là loại cây bụi, thân đứng, sống dai, nhiều khi mọc rất dài và leo. Thân tròn, nhẵn, phân cành nhiều, có khía. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc gần hình thận, đầu lá nhọn, những lá ở gần ngọn nhỏ hơn, gần tròn, không cuống và mọc ôm thân, hai mặt nhẵn, mặt trên đôi khi có vết rám đen hình chữ V, cuống lá ngắn, bẹ chìa hình trụ.

Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành xim, các xim lại tụ họp thành chuỳ tròn, có cuống phủ rất nhiều lông có hạch tiết, lá bắc thuôn, hoa màu trắng hoặc hồng, bao hoa gồm 5 phiến bằng nhau, nhị 8.

Quả hình chóp, có 3 cạnh, khi chín màu đen.

Mùa hoa quả: Tháng 8 – 11.

Cây thồm lồm mọc gần như ở khắp nơi ở nước ta, trẻ em thường lấy quả chín ăn, ngọt, còn các thân mập, tược lột vỏ, ăn thân (hơi chua chua).
Hoa và quả của cây thồm lồm

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây thồm lồm phân bố rộng rãi ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á, gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mianma, Lào, Indonesia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây thồm lồm là loại cây rất quen thuộc, phân bố từ vùng núi (trừ vùng cao lạnh trên 1500m) đến trung du và đồng bằng.

Cây thồm lồm là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành bụi lớn xen lẫn với các loại cây bụi khác ở ven rừng, ven đồi, đặc biệt ở ven các bờ sông suối, bờ ao hay lùm bụi quanh làng. Cây thồm lồm ra hoa quả nhiều hàng năm, hoa được thụ phấn nhờ côn trùng, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây chịu được chặt phá nhiều lần, phần còn lại có khả năng tái sinh khoẻ.

Dùng lá hay toàn cây tươi hoặc phơi hay sấy khô. Thường dùng tươi hơn, không phải chế biến gì đặc biệt. Hiện cũng không ai đặt vấn đề về trồng trọt.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của cây thồm lồm là toàn cây và lá, thu hái quanh năm, dùng tươi.

Cây thồm lồm chữa bệnh gì?

Theo Đông y, cây thồm lồm gai có tính mát, vị chua, ngọt mang lại công dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây thồm lồm chữa đau dạ dày, chữa trị mụn nhọt, kinh phong, sưng lở, lở ngứa, viêm da và kiết lỵ rất hiệu quả. Ở Ấn Độ, cây này được xem như có tác dụng chữa trị vết thương và chống bệnh scorbut.

Có thể dùng thồm lồm để chế biến chữa các bệnh như:

  • Lỵ, viêm đường ruột;
  • Viêm gan, đục giác mạc;
  • Viêm amidan, viêm họng, ho gà, bạch hầu;
  • Nấm âm đạo, viêm vú, bạch đới;
  • Mụn nhọt, vết thương, chốc lở, rắn cắn;
  • Làm thuốc nôn khi bị ngộ độc.

 Cây thồm lồm có công dụng điều trị một số bệnh lý
Cây thồm lồm có công dụng điều trị một số bệnh lý

3. Cách thu hái và chế biến thồm lồm

Thu hái: Cây mọc quanh năm, có thể thu hái toàn thân cây và lá tươi để chế biến hoặc phơi khô sử dụng.

Các đơn thuốc được chế biến từ thồm lồm:

  • Viêm nang lông: Sắc uống 20g thồm lồm gai và 15g bồ công anh để uống trong ngày. Bên cạnh đó, phối hợp thuốc bôi bên ngoài theo tỉ lệ: 2-thồm lồm gai, 1-ô tặc cốt (mai mực). Sau đó, tán 2 thứ này thành bột mịn, trộn vào đó 1 ít dầu vừng. Khi bôi vào vết thương thì dùng bông chấm thuốc lên chỗ bị viêm nang lông. Thực hiện 3 đến 4 lần/ngày.
  • Chốc đầu: Nấu lá trầu với nước để rửa sạch vùng da đầu bị chốc. Giã nhuyễn 30g lá thồm lồm gai, sau đó vắt lấy phần nước cốt bôi vào vùng da ấy. Mỗi ngày bôi 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
  • Mụn nhọt: Sắc 20g lá thồm lồm gai và 10g lá khổ sâm với nước uống 2 lần mỗi ngày. Song song với đó, giã nhuyễn lá thồm lồm gai để đắp lên chỗ bị mụn nhọt 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Viêm da đầu: Rửa sạch và thái nhỏ 100g thồm lồm gai và 30g lá thông đuôi ngựa. Sắc lấy nước để gội đầu, có thể dùng để gội hàng ngày hoặc cách một ngày gội 1 lần.
  • Lở ngứa: Lấy 20g lá thồm lồm gai, 15g rau sam, kinh giới 15g, hoa kim ngân 8g. Cho đồng thời tất cả các vị này vào nồi rồi nấu nước để tắm 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.
  • Xơ gan: Lấy 20g thồm lồm gai, đại phúc bì 10g, thổ phục linh 12g, kim tiền thảo 10g, 15g nhân trần, 6g hoàng liên, cỏ seo gà 10g, mộc hương 10g. Rửa sạch tất cả và cho vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày. Một lộ trình như thế dùng 10 ngày.

Trên đây là những đặc điểm và tác dụng của cây thồm lồm mang lại. Trước khi sử dụng loại thảo dược này điều trị bệnh, người dùng cần nói chuyện với thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

4 thói quen phổ biến cần thay đổi ngay khi dùng điều hòa, để bảo vệ đường hô hấp

– Không phải là “máy điều hòa gây hại cho con người” mà là “máy điều hòa gây hại khi gặp phải những thói quen không lành mạnh này”. Đây là một chiến lược chúng ta có thể thay đổi để bảo vệ sức khỏe.

Dưới đây là 4 thói quen phổ biến cần thay đổi ngay để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho cả gia đình:

1. Ngồi phòng điều hòa kín trong thời gian dài

Trong phòng máy lạnh, khi cửa ra vào và cửa sổ đóng lại, sự lưu thông không khí bị hạn chế và các hạt virus, mạt bụi, chất gây dị ứng… trở thành những thực thể “gây ra dịch bệnh”.

Đặc biệt nếu nhà không lắp đặt hệ thống không khí trong lành hoặc bộ lọc HEPA, lượng vi khuẩn trong không khí có thể cao gấp 10 lần so với ngoài trời.

Một nghiên cứu của Châu Âu chỉ ra rằng trong môi trường kín, nồng độ hạt vật chất (PM2.5) trong không khí có thể cao hơn từ 30% đến 50% so với ngoài trời, làm tăng gánh nặng lên niêm mạc và gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngồi điều hòa lâu trong phòng kín thời gian nhiều sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. (Ảnh minh họa)Ngồi điều hòa lâu trong phòng kín thời gian nhiều sẽ khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. (Ảnh minh họa)

2. Ngồi một chỗ trong thời gian dài

Mọi người đều biết rằng tập thể dục có thể cải thiện khả năng miễn dịch, nhưng họ lại bỏ qua môi trường sức khỏe phụ.

Phòng máy lạnh khiến mọi người dễ ngủ gật và trì hoãn việc tập thể dục. Thống kê cho thấy nếu bạn ngồi hơn 8 tiếng mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của bạn sẽ tăng khoảng 15%.

Kết hợp với môi trường khô và lạnh trong phòng máy lạnh, niêm mạc trở nên khô và dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho virus xâm nhập.

Điều này thường bị bỏ qua: sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm trong phòng máy lạnh, kết hợp với việc ngồi lâu sẽ làm giảm lưu thông máu tại chỗ và làm chậm quá trình tự phục hồi của niêm mạc – tức là “ở trong môi trường nhưng không di chuyển”, và sự tích tụ của đủ loại yếu tố khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.

3. Uống quá ít nước

Trong môi trường có máy lạnh, cơ thể con người không cảm thấy mất nước, nhưng thực tế niêm mạc mất nước nhanh hơn. Niêm mạc khô làm suy yếu quá trình thanh thải của niêm mạc, khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể hơn.

Dữ liệu nghiên cứu cho thấy khi cơ thể con người bị mất nước 3% mỗi ngày, chức năng hàng rào niêm mạc có thể giảm tới 20%.

Hầu hết mọi người chỉ uống 500 – 800ml nước mỗi ngày vào mùa hè, nhưng họ không biết rằng lượng nước cần uống chính xác phải là khoảng 2000ml.

Nếu không uống đủ nước, niêm mạc không được phục hồi kịp thời, nhiễm trùng chỉ là vấn đề thời gian.

4. Thói quen thở bằng miệng

Nhiều người có xu hướng thở bằng miệng vì cổ họng bị ngứa khi sử dụng máy lạnh.

Vấn đề là khoang mũi có chức năng lọc nhiệt độ và độ ẩm, còn thở bằng miệng lại bỏ qua hàng rào tự nhiên này, khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập trực tiếp vào khí quản.

Một nghiên cứu trên 600 người ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở những người thở bằng miệng cao hơn khoảng 40% so với những người thở bằng mũi.

Bốn thói quen này tình cờ xảy ra cùng lúc vào mùa hè khi hầu hết mọi người đều nghiện máy điều hòa.

Phòng kín + ngồi lâu + thiếu nước + thở bằng miệng, ngay khi thực hiện bốn thói quen cùng 1 lúc, sẽ khiến bạn đến bệnh viện thường xuyên hơn.

Điều quan trọng là thay đổi chỉ một thứ không thể ảnh hưởng đến toàn bộ. Một cách tiếp cận đa hướng và tối ưu hóa hành vi thực sự có thể làm giảm thiệt hại do điều hòa không khí gây ra.

*

Để cải thiện sức khỏe khi dùng điều hòa thường xuyên bạn cần thay đổi với các thói quen

Mở cửa sổ

Mở cửa sổ ít nhất 3 phút mỗi giờ một lần để thông gió cho phòng bằng máy lạnh. Đừng bận tâm, thời gian ngắn nhưng lượng không khí lớn, không khí cần được làm mới.

Nhiều người bỏ qua vị trí của cửa sổ. Trên thực tế, việc mở cửa sổ ở hai vị trí chéo sẽ có tác dụng tốt hơn, tăng tốc độ gió lên 20% và tăng tốc độ đối lưu không khí.

Di chuyển

Những người ngồi lâu nên đứng dậy và di chuyển trong 5 phút sau mỗi 45 phút, chẳng hạn như đi bộ, duỗi người hoặc hít thở sâu.

Hướng dẫn y tế công cộng của Vương quốc Anh cho rằng làm như vậy có thể tăng sức đề kháng của niêm mạc lên 15%. Điều này không liên quan gì đến việc tập thể dục, nó chỉ giúp cơ thể không bị “bật”.

Uống nước

Khát không có nghĩa là niêm mạc bị mất nước. Nên xây dựng thói quen uống nước đều đặn. Cách khoa học nhất là “uống 100 ml nước đun sôi để nguội mỗi nửa giờ” và thêm một chiếc đồng hồ báo thức nhỏ, nếu không cơ chế tự nhắc nhở của cơ thể sẽ không đáng tin cậy.

Khép môi và thở đùng cách

Thở bằng miệng đúng cách và thử “phương pháp khép môi nhẹ”: khi thở nhẹ, hãy khép nhẹ môi và hít vào thở ra bằng mũi.

Lúc đầu có thể bạn sẽ không quen, nhưng sau vài ngày thực hiện, bạn sẽ thấy hơi thở bằng mũi của mình bình thường và giọng nói cũng đầy đặn hơn. Đây không phải là phương pháp điều trị mà là phục hồi chức năng “bảo vệ” của khoang mũi.

Chỉ cần khắc phục được những lỗ hổng trong thói quen trên thì số lượng người xếp hàng chờ khám tại khoa hô hấp của bệnh viện sẽ giảm đáng kể.

Có thể bạn quan tâm