5 thiết bị ngốn điện nhất mùa đông, nhớ rút phích cắm ra ngay: Số 1 nhà ai cũng dùng

0
107

Hãy cùng nhau điểm mặt 5 thiết bị ngốn điện nhất vào mùa đông hầu như nhà nào cũng dùng, hãy rút phích cắm ra ngay khi không sử dụng.

Cứ ngỡ hoá đơn tiền điện mùa hè mới là kỷ lục nhất trong năm. Thực tế, trong mùa đông giá rét, tiền điện cũng chẳng khác là bao với các thiết bị điện công suất lớn. Hãy cùng nhau điểm mặt 5 thiết bị ngốn điện nhất vào mùa đông hầu như nhà nào cũng dùng.

1. Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh được coi là một trong những thiết bị gia dụng thiết yếu của mỗi gia đình. Chỉ cần bật bình lên, chờ vài phút là bạn đã có ngay nước nóng để sử dụng, rất tiện lợi, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên bình nóng lạnh là thiết bị tiêu tốn khá nhiều điện năng trong nhà. Theo thống kê của EVN, đa số gia đình sử dụng loại bình 20 lít, đủ cho từ 2-4 người sử dụng hàng ngày.

Ước tính, với những nhà có thói quen chỉ bật trước khi sử dụng, thời gian trung bình 1 tiếng/ ngày, mức tiêu thụ vào khoảng 70-80 số điện/tháng. Với các gia đình bật liên tục và sử dụng nhiều, mức tiêu thụ có thể lên tới 230-340 số điện/tháng.
5-thiet-bi-ngon-dien-nhat-1

2. Các loại máy sưởi

Ngày nay trên thị trường có nhiều dòng máy sưởi bao gồm máy sưởi gốm, máy sưởi dầu, đèn sưởi hồng ngoại,… và mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau về thông số kỹ thuật, ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, chúng đều có chung tác dụng là tỏa nhiệt, giúp làm ấm không gian trong nhà trong thời tiết lạnh giá. Đây là một trong những thiết bị ngốn điện nhiều nhất trong mùa đông. Nhưng vì tính tiện ích của nó mà nhiều người vẫn sử dụng thiết bị này vào mùa đông.

Nếu muốn mua máy sưởi, bạn nên chọn những dòng máy sưởi có chế độ ECO tiết kiệm điện, chọn thông số kỹ thuật của máy phù hợp với diện tích phòng, chọn máy sưởi có công suất tiêu thụ điện năng lớn. Ví dụ mức công suất máy sưởi chuẩn nên dùng trong phòng là khoảng 400 – 800W. Để tiết kiệm điện năng bằng cách làm ấm phòng nhanh hơn, có thể chọn máy sưởi có công suất lớn hơn một chút, khoảng 800 – 1200W.

Đặc biệt, khi sử dụng máy sưởi, không nên bật tắt máy liên tục, không bật nhiệt độ ở mức tối đa để tránh tiêu tốn nhiều điện năng cũng như làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

3. Điều hòa

Điều hoà 2 chiều là thiết bị được nhiều gia đình sử dụng hiện nay. Mặc dù rất tiện lợi nhưng bật điều hòa vào mùa đông tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Khi dùng điều hòa để sưởi ấm thì lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa còn cao hơn gấp 2-3 lần so với khi làm mát.

So với các thiết bị sưởi ấm khác, dùng điều hòa vào mùa đông cũng tốn điện hơn nhiều. Đáng nói, nếu nhiệt độ xuống quá thấp thì hiệu quả sưởi ấm của điều hòa lại không tốt lắm.

4. Đèn sưởi nhà tắm

5-thi

Nhiều người cũng lắp đèn sưởi nhà tắm để tiện cho việc tắm rửa vào mùa đông. Khi tắm, nhiệt độ cơ thể có thể bị giảm đột ngột, việc lắp đèn sưởi trong nhà tắm có thể giúp bạn đỡ lạnh, hạn chế được bệnh cảm, đột quỵ khi tắm.

Đèn sưởi nhà tắm thường được thiết kế theo dạng treo tường, âm trần. Điện năng tiêu thụ của thiết bị này không kém gì bình nóng lạnh.

5. Bình nước nóng

Bình nước nóng là thiết bị được nhiều gia đình tại Việt Nam sử dụng để lấy nước nóng hàng ngày, nhất là vào mùa đông. Bình thường có dung tích từ 4-6 lít, liên tục đun nước sôi và duy trì sau 6 tiếng hoặc theo ngưỡng nhiệt độ thấp nhất mà nhà sản xuất cài đặt. Đây cũng chính là lý do bình nước nóng tiêu tốn điện.

Công suất của bình khoảng 700 -1.200 W tùy nhà sản xuất và dung tích. Nếu cắm liên tục và dùng khoảng 6-8 lít nước nóng mỗi ngày, bình có thể đạt 40-100 số điện mỗi tháng.

xem thêm;

Các cụ dặn: Chỉ cần trồng một cây khế trước nhà thì con cháu lắm Phúc nhiều Lộc, may mắn, giàu sang nhiều đời

Theo quan niệm dân gian của người Việt, cây khế có thể mang lại may mắn, tài lộc đến cho gia đình.

Theo quan niệm dân gian của người Việt, cây khế có thể mang lại may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Cây khế được biết đến là một loại cây ăn quả vô cùng quen thuộc với người Việt Nam. Theo quan niệm dân gian của người Việt, cây khế có thể mang lại may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Vậy, trong phong thủy, nên trồng khế chua hay khế ngọt để gia chủ thêm tiền tài, lộc lá?

Ý nghĩa của cây khế theo quan niệm phong thuỷ
phong-thuy-trong-cay-khe-truoc-nha-0

Khế là cây ăn quả dân dã ở Việt Nam nhưng nó cũng là một loại cây phong thủy mang lại nhiều may mắn và dễ trồng. Trong quan niệm dân gian, khế là loại cây thể hiện sự chính nhân quân tử, lòng dạ thật thà ngay thẳng. Người ta tin rằng cây khế mang lại vận may lớn cho những người sở hữu nó. Thế nên những người khi đi mua nhà, thuê nhà mà thấy có cây khế thường dễ “chốt đơn” hơn.

Khế là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Loại cây này có thể trồng trong sân vườn hoặc trồng bằng chậu đều cho nhiều hoa và quả. Hình dánh hoa và quả thành chùm xum xuê và màu xanh mát quanh năm, quả chín thì vàng đẹp sáng rực nên tượng trưng cho may mắn, tài lộc thịnh vượng. Do đó có cây khế trong nhà được xem là phú quý đại cát đại lợi. Mua nhà hay thuê nhà mà có cây khế thì rước thêm vận may về nhà.

Cây khế sẽ hợp mệnh gì?

Cây khế khi chín mang quả màu vàng là một lựa chọn lý tưởng cho những người mang mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Nếu bạn thuộc nhóm này, hãy xem xét trồng cây khế trước nhà hoặc trong vườn của mình để thu hút nhiều may mắn và tài lộc đến. Cây khế sẽ trở thành một biểu tượng phong thủy mạnh mẽ, mang lại sự thịnh vượng và thành công cho gia đình bạn.

Nên trồng khế ở vị trí nào?
phong-thuy-trong-cay-khe-truoc-nha-3

Cây khế nếu ở nhà đất rộng có thể trồng cây to xuống đất vườn. Nên nếu cây to thì không trồng trước cửa vào nhà vì cây to sẽ cản trở tầm nhìn, ngăn luồng khí chắn tài chắn lộc. Cây to cũng sẽ chắn bóng làm mất ánh sáng, lối khi không thoáng. Do đó nếu bạn muốn trồng cây khế to thì có thể trồng ở sau nhà hoặc vườn bên cạnh nhà.

Còn nếu bạn trồng khế trong chậu với kích thước vừa phải, cây sẽ không phát triển tán rộng thì có thể trồng ở trước nhà như những cây cảnh khác. Cây khế ưa ánh sáng nên trồng chỗ nào có ánh sáng thì sẽ sai hoa và quả hơn.

Nên trồng khế chua hay ngọt?

Theo phong thủy thì không phân biệt cây khế chua hay ngọt mới mang tài vận. Thế nên tùy bạn thích chọn cây chua hay ngọt mà trồng. Khế chua thường được dùng để nấu canh, làm món khế rang tép, khế xào lòng, mứt khế đều rất ngon. Khế ngọt thì nhiều người dùng để ăn trực tiếp. Nếu bạn thích “vận theo chữ” thì nên chọn khế ngọt để thể hiện sự ngọt ngào đầm ấm trong gia đình.
phong-thuy-trong-cay-khe-truoc-nha-4

Trồng khế còn phục vụ sức khỏe con người

Cây khế có nhiều phần khác nhau và mỗi phần có công dụng riêng:

– Thân và rễ: Vỏ thân và vỏ rễ giúp điều trị đau khớp, viêm dạ dày và đau đầu mạn tính.

– Quả: Quả khế giúp giải khát, thanh nhiệt, trừ phong và làm thông đờm.

– Lá: Lá khế trị mụn, mề đay, ho, lở sơn, cảm nắng, tiểu buốt, dị ứng, viêm âm đạo, viêm tiết niệu và tiểu ra máu. Ngoài ra, lá khế còn có tác dụng hạ đường huyết.

– Hoa: Hoa khế trị ho, bổ thận, sốt rét, ho khan, ho đờm và kiết lị.

LEAVE A REPLY