Ngâm vỏ bưởi với nước rồi đặt trong tủ lạnh, tưởng chẳng để làm gì mà tiết kiệm tiền triệu mỗi năm

0
523

Vỏ bưởi thường là rác thải hàng ngày. Tuy vậy, việc ngâm vỏ bưởi với nước lại mang đến công dụng không ngờ.

Nhiều người thường dùng vỏ bưởi để gội đầu, ngăn rụng tóc. Có người dùng vỏ bưởi làm mứt, làm thức uống giảm cân, giảm mỡ máu, chữa ho. Tuy vậy, có lẽ bạn không biết được rằng vỏ bưởi cũng có thể làm nước rửa bát nếu được ngâm theo công thức này.

Ngoài ra, vỏ bưởi còn có hàng loạt công dụng khác trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như bạn có thể ngâm vỏ bưởi với nước để làm nước tẩy rửa thay cho các loại nước rửa chén thông thường.
1
Các bước ngâm vỏ bưởi để làm nước rửa bát:

Cụ thể, bạn hãy cắt vỏ bưởi thành từng miếng nhỏ, cho vào một lọ thủy tinh có nắp đậy. Tiếp theo, hãy cho thêm vài thìa bột baking soda cùng nước đun sôi để nguội vào đó. Đậy nắp lại và đặt lọ thủy tinh trong tủ lạnh khoảng một tuần.

Với cách này, tinh dầu trong vỏ bưởi sẽ thoát ra nhanh chóng và hòa vào nước. Bản thân vỏ bưởi đã có khả năng làm sạch, baking soda cũng có tính tẩy rửa mạnh. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ tạo ra chất tẩy rửa cực tốt, có thể đánh bay vết dầu mỡ cứng đầu mà không lo gây hại cho da tay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước vỏ bưởi, sả và bồ kết trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước hơi sệt và có màu đen đậm. Đợi nước nguội hẳn rồi lọc qua rây, bảo quản nước trong lọ thủy tinh và dùng dần mỗi khi rửa bát đũa.
2
3
4
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thứ nước này để lau chùi vết dầu mỡ bám trên bếp gas, tường bếp. Hoặc vệ sinh bồn cầu, bồn rửa mặt, chúng vừa có thể đánh bay vết bẩn cứng đầu vừa giúp khử mùi hôi, nhờ đó mà nhà vệ sinh của bạn sẽ sạch sẽ, thơm mát.

Một số tác dụng khác của vỏ bưởi

– Khử mùi hôi

Vỏ bưởi có mùi thơm dễ chịu, có thể át đi một số mùi hôi khó chịu. Chẳng hạn như bỏ trên xe ô tô có thể khử được mùi hôi đặc biệt của xe, bỏ trong tủ lạnh hay nhà vệ sinh đều có thể hút hết mùi hôi khó chịu. Hay đơn giản là bạn treo vỏ bưởi trong nhà thì mùi hương của vỏ bưởi cũng được lan tỏa, giúp không khí trong nhà trong lành, tươi mát hơn.

– Khử mùi tanh

Mùi tanh của cá, hải sản rất khó khử mùi. Bạn có thể dùng tay vò nát vỏ bưởi sẽ át đi được mùi tanh của cá bám trên tay. Đun nước vỏ bưởi lên để rửa những dụng cụ đựng cá cũng sẽ khử được mùi tanh cứng đầu của nó.

5
– Bón cho cây trồng

Vỏ bưởi chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B6, kali, magiê,… rất tốt cho sự phát triển của cây trồng. Để dùng vỏ bưởi làm phân bón, bạn hãy thái vỏ bưởi thật nhỏ, rải một lớp đất vào thùng, tiếp đến là một lớp vỏ bưởi rồi lại thêm lớp đất. Cứ thế làm cho đến khi hết vỏ bưởi thì thôi hoặc đầy thùng thì thôi.
6
Thêm một chút nước vào để đất và vỏ bưởi dần dần ẩm ướt rồi đậy nắp thùng lại, đem đi phơi nắng. Khoảng 3 tháng sau đổ ra, khi vỏ bưởi đã hoàn tất quá trình ủ phân, lúc này nó rất giàu chất dinh dưỡng thì lúc này bạn có thể đem đi trồng cây được rồi.

Đơn giản hơn, bạn chỉ cần đặt vỏ bưởi dưới gốc cây là được. Vỏ bưởi khi phân hủy sẽ trở thành phân bón hữu cơ cho cây. Ngoài ra trong thời gian chờ phân hủy, mùi tinh dầu bưởi còn giúp xua đuổi côn trùng khiến chúng không dám “bén mảng” tới cây trồng.

Xem Thêm: Nấu măng khô nhớ làm bước này để loại bỏ chất đ.ộc, nhanh mềm lại đậm vị

Để nấu măng khô được ngon, chị em hãy tham khảo cách làm dưới đây.

Măng khô là nguyên liệu thường xuyên xuất hiện trong dịp Tết của các gia đình. Măng khô có thể dùng để nấu canh xương, xào miến đều rất ngon miệng. Ở nhiều địa phương, đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
mang-kho-01
Nhiều bà nội trợ thường lo ngại trong quá trình sấy khô măng người ta có thể sử dụng lưu huỳnh để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp mắt.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàm lượng lưu huỳnh không được phép vượt quá 20mg/kg sản phẩm. Măng khô tẩm ướp lưu huỳnh thường có màu sắc sáng bóng hoặc quá xỉn màu, có mùi hắc khá rõ. Trong khi các loại măng thông thường chỉ có màu vàng nhạt hoặc màu vàng hổ phách. Tránh chọn măng có xuất hiện các vết lốm đóm do mốc.

Để măng khi nấu được mềm, bạn nên chọn những búp măng đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn thì khi nấu sẽ nhanh mềm, dễ ăn. Nếu chọn nhiều phần gốc, măng sẽ xơ và khó nhai, ninh kỹ cũng khó mềm.

Cách chế biến măng khô để loại bỏ độc tố

Ngoài việc được tẩm ướp lưu huỳnh trong lúc sấy, măng còn chứa các độc tố tự nhiên như axit xyanhydric. Do đó, bạn cần ngâm và luộc măng thật kỹ trước khi chế biến.

Đầu tiên, bạn cần rửa sạch măng và ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo khoảng 5-6 tiếng đồng hồ để măng nở mềm. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm măng qua đêm hoặc ngâm trong 2-3 ngày. Trong lúc ngâm, nên thay nước thường xuyên để loại bỏ vị đắng và chất độc trong măng.
mang-kho-02
Sau khi măng nở mềm thì vớt ra, rửa lại nhiều lần với nước sạch. Cho măng đã ngâm vào nồi, đổ ngập nước và luộc với lửa vừa. Có thể luộc măng khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút. Sau mỗi lần luộc đều đổ măng ra rửa và thay nước luộc mới. Trong quá trình luộc nên hé miệng vung để các chất độc dễ bay hơi có thể thoát ra ngoài.

Khi thấy nước luộc trở nên trong, măng mềm thì vớt ra, rửa lại với nước sạch. Đợi măng nguội và ráo nước thì có thể cắt bớt phần măng già, tước nhỏ hoặc thái miếng tùy theo món ăn muốn chế biến.

Nếu muốn bảo quản măng khô đã luộc, bạn có thể để thật ráo nước rồi bỏ vào hộp đậy nắp kín và để trong tủ lạnh. Nên sử dụng hết chỗ măng đã luộc trong vòng một tuần.

Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản, bạn hãy để măng vào ngăn đá nhưng cũng không nên để quá lâu. Nên ăn trong vòng 1 tháng.

Canh măng khô với xương, chân giò hèo

mang-kho-04
Nguyên liệu:

300 gram măng khô, 1 cái móng giò heo, 200 gram xương cục.

Hành khô, hành tươi, dầu ăn, muối, mắm, hạt nêm.

Cách làm

Măng khô sau khi chế biến như trên thì cắt thành miếng vừa ăn.

Xương cục và móng giò heo rửa bằng nước muối loãng rồi tráng lại bằng nước sạch. Móng giò cạo sạch lông, chặt thành miếng vừa ăn. Xương cục cũng đem chặt miếng.

Bỏ xương và móng giò vào nồi, luộc sơ rồi vớt ra, rửa lại với nước vài lần.

Cho dầu ăn vào chảo, bỏ măng khô vào xào và nêm một chút muối, hạt nêm. Xào để măng ngấm gia vị và tắt bếp.

Trong một nồi khác, bỏ hành khô vào phi thơm, cho xương và chân giò vào xào, thêm một chút nước mắm cho đậm vị. Khi chân giờ hơi săn lại thì bỏ măng khô vào xào cùng. Đảo đều khoảng 2-3 phút thì cho nước vào đổ ngập măng và xương. Đun lửa to cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu liu riu trong khoảng 30 phút – 1 tiếng. Khi thấy chân giò chín mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp. Múc canh ra bát và thêm hành lá cắt nhỏ lên trên.

LEAVE A REPLY