Trồng cây rau mùi tàu trong vườn, chẳng khác gì có ‘một tủ thuốc an toàn cho cả gia đình’

0
112

 Mùi tàu hay ngò gai là một loại rau thơm quen thuộc giúp tăng hương vị cho món ăn. Đồng thời nó cũng là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy trong lá và rễ mùi tàu có hàm lượng tinh dầu cao. Hạt mùi tàu giàu canxi, sắt, phốt pho, carotene và riboflavin, vitamin A, B1, B2 và C cung cấp cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau mùi tàu cũng có đầy đủ chất dinh dưỡng gồm protein, chất béo và tinh bột.

Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu vị cay, hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiện tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau, làm tan chất nhầy giúp long đờm.

Uống nước rau mùi tàu có tác dụng gì?

Nước rau mùi tàu mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như chữa bệnh hôi miệng, trị nám da, điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Chữa hôi miệng

Bạn chuẩn bị 30g rau mùi tàu tươi, rửa sạch rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước. Bạn có thể thêm vài hạt muối rồi dùng nước này để súc miệng. Nên áp dụng uống nước rau mùi tàu thường xuyên 3 lần/ngày và đều đặn trong khoảng 1 tuần liên tục nhất định sẽ giúp hơi thở thơm tho hơn.

Tác dụng trị nám da

Bạn chuẩn bị khoảng một nắm rau mùi tàu tươi. Sau đó đem thái vụn rau mùi tàu tươi và ngâm vào nước ấm trong vòng 2 tiếng. Lọc bỏ phần bã rau và dùng nước cốt để thoa đều lên vùng mặt liên tục khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày, bạn nên sử dụng 2 lần vào sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.


Điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa

Bạn chuẩn bị 1 năm rau mùi tàu ở dạng tươi. Đem rửa sạch rồi giã và ép lấy phần nước. Mỗi ngày uống nước rau mùi tàu khoảng từ 3 – 5 lần và mỗi lần chỉ uống 1 – 2 muỗng. Bài thuốc này có thể giúp điều trị tình trạng ăn không tiêu, viêm ruột kết và bệnh viêm gan.

Những bài thuốc khác từ rau mùi tàu

Trị viêm dạ dày

Rễ mùi tàu, cam thảo mỗi thứ 20g. sắc uống.

Trướng bụng, buồn nôn

Mùi tàu 20g, củ sả 6g, tía tô 12g, gừng tươi 6g. Sắc uống.

Trị đau bụng, tiêu chảy

Mùi tàu 20g, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi vị 12g, sắc uống trong ngày.

Chữa cảm cúm, nóng sốt

Rau mùi 40g, gừng tươi 10g, ngải cứu 8g, cúc tần 12g. Sắc uống cho ra mồ hôi.

Chữa viêm loét miệng, nhiệt miệng

Mùi tàu, húng chanh, rửa sạch bằng nước muối rồi nhai kỹ, nuốt nước.

Giải cảm, ăn không tiêu

Mùi tàu 20g, cam thảo đất ( cây tươi) 30g. Sắc uống.

Trị viêm kết mạc

Mùi tàu tươi, rửa nước muối sạch, phơi héo, đem sắc lấy nước xông và rửa mắt.

Trị dị ứng mẩn ngứa

Mùi tàu rửả sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt, xoa vào nơi tổn thương.

Trị ban sởi

Mùi tàu 9g, bạc hà 3g, thuyền thoái 3g. Sắc uống.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Mùi tàu cả rễ 30g rửa sạch, phơi héo, bông mã đề16g, kim tiền thảo 16g. Sắc uống.

Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ

Mùi tàu, ngổ, cỏ mần trầu, mỗi vị 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô. Sắc uống. Dùng 5-10 ngày là 1 liệu trình.

C.ắ.t đôi quả chanh rồi cắm thứ này vào, muỗi sợ không dám vo ve, yên tâm mà ngủ

Chỉ cần dùng 1 quả chanh cắt đôi cùng với thứ nguyên liệu quen thuộc này, bạn hoàn toàn có thể dùng để đuổi muỗi hiệu quả, không tốn kém lại rất an toàn.

Dùng chanh đuổi muỗi chưa tốn đến 5 nghìn/lần

Có rất nhiều cách khác nhau để đuổi muỗi. Bạn có thể sử dụng thuốc xịt, hương muỗi, các loại tinh dầu đuổi muỗi. Ngoài ra, có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn đuổi muỗi ra khỏi nhà.

cam-vao-chanh-duoi-muoi1

Chanh là một trong số đó. Bạn chỉ cần lấy chanh và vài nụ đinh hương khô là có thể đuổi muỗi ra khỏi nhà một cách an toàn, không sợ làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể mua đinh hương khô ở tiệm thuốc Nam hoặc thuốc Bắc hoặc những nơi bán gia vị, thảo mộc.

Hãy bổ chanh theo chiều ngang. Dùng một ít nụ đinh hương khô cắm vào mặt cắt của quả chanh. Dùng càng nhiều đinh hương thì mùi thơm tỏa ra càng rõ, công dụng đuổi muỗi càng tốt.
cam-nu-dinh-huong-duoi-muoi
Mang quả chanh đã cắm vào đinh hương để ở góc nhà hoặc những bị trí tập trung nhiều muỗi như nhà vệ sinh, phòng ăn, phòng khách… Bạn có thể đặt chanh vào một cái đĩa để sau này dễ dọn dẹp.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách đuổi muỗi sau đây:

Trồng cây chống muỗi

Mùa hè, bạn có thể trồng một số cây chống muỗi trong sân, ban công hoặc cửa sổ vừa tận hưởng hương thơm của hoa cỏ vừa ngăn ngừa muỗi xâm nhập.

Các loại cây có tác dụng đuổi muỗi gồm: bạc hà, hương thảo, hoa oải hương, rau mùi, sả, hoa hướng dương…

Sử dụng vỏ cam, quýt khô

Khi ăn cam, quýt bạn chớ bỏ vỏ đi vì tinh dầu trong vỏ 3 loại quả này có công dụng đuổi muỗi khá hiệu quả. Tinh dầu thơm trong vỏ cam, quýt rất hấp dẫn với con người nhưng lại là thứ mà muỗi phải tránh xa.

Để xua muỗi, chỉ cần dùng vài mẩu vỏ cam, quýt đã phơi khô đốt cháy trên lửa.

Tuy cách này chỉ tác dụng trong thời gian ngắn, chừng một buổi nhưng nó cũng giúp không gian nhà bạn có mùi thơm dễ chịu hơn.

Đuổi muỗi bằng dầu gió

Cách 1: Bôi dầu trực tiếp lên da, mùi hương của dầu gió sẽ làm muỗi né xa bạn.

Cách 2: Nếu không muốn bôi trực tiếp lên da, hãy mở nắp và để lọ dầu gió ở góc thoáng. Mùi hương của dầu gió lan tỏa sẽ khiến muỗi né xa.

Cách 3: Bôi một ít dầu gió lên cánh quạt. Cánh quạt sẽ giúp mùi hương của dầu gió lan tỏa ra khắp nhà.
cam-nu-dinh-huong-duoi-muoi11
Lưu ý đối với các cách diệt muỗi tận gốc

Bạn và gia đình cũng cần lưu ý thêm những điều dưới đây để các phương pháp này phát huy tác dụng, hạn chế muỗi vào nhà, bảo vệ cả gia đình.

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên.

“Xóa sổ” những nơi trú ẩn của muỗi và bọ gậy như xô chậu, thùng cũ, máng dẫn nước, hòn non bộ, chậu uống nước của vật nuôi,…

Buông màn khi đi ngủ: Kể cả khi khu dân cư nơi bạn ở đã phun hóa chất diệt muỗi thì bạn vẫn nên nằm trong màn khi đi ngủ. Màn sẽ bảo vệ bạn khi ngủ, tránh việc bị muỗi chích đốt. Có nhiều loại màn chống muỗi được ưa dùng hiện nay là màn chụp tự bung, màn khung ròng rọc, màn khung tròn,…

LEAVE A REPLY