Đừng đốt gốc đào nữa: Đây mới là cách giúp đào sai hoa, nảy lộc, tươi tốt suốt 10 ngày Tết

Rất nhiều người truyền tai nhau kinh nghiệm dân gian rằng cứ đốt gốc đào trước khi cắm sẽ giúp đào tươi lâu, nhưng điều này có thực sự đúng hay không.

Đốt gốc đào giúp cành tươi lâu là đúng hay sai?

Theo quan điểm của nhiều người cắm hoa, khi cành đào được cưa ra khỏi cây thì nhựa của cây đào sẽ chảy ra và đông đặc lại khi gặp không khí, từ đó nhựa bít chặt các mạch cây gây khó khăn cho việc hút nước lên cành. Đồng thời, vết cắt cành đào dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào.

Bởi vậy họ tin rằng việc đốt gốc đào sẽ giúp diệt hết vi khuẩn, nấm mốc lại giúp nhựa cây chảy ra thông mạch cây nhờ đó mà cành đào có thể hút nước từ bình lên để nuôi hoa giúp hoa tươi đẹp.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách làm trên.

Một người nông dân trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho rằng, khi đốt gốc cành đào bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học.
5

TS Đặng Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh – Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào… Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.

Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. Nếu đốt quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn.

Nên làm gì để thúc đào ra hoa, giữ hoa tươi lâu cả tết?

Đối với đào cành, gia chủ nên rửa thật sạch lọ và chuẩn bị nước sạch. Đào cần được cắm trong nước sạch, đặt nơi khuất gió và giữ ấm thì sẽ bền lâu. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu gốc đào rửa sạch và được thay nước mỗi 2 – 3 ngày.

Đối với đào trồng, bạn cũng nên tưới đều đặn bằng nước sạch. Tuy nhiên do đào ưa khô nên không cần tưới ẩm quá sẽ dẫn đến úng và thối rễ.

Bạn nên bỏ vài viên B1 vào lọ (có thể dùng loại cho người uống hoặc mua B1 chống sốc cho cây sẽ tốt hơn). Một thành phần khác cũng nên tham khảo để bổ sung dinh dưỡng giúp đào tươi khoẻ là Kali.
2
Phương pháp điều chỉnh đào nở nhanh hay chậm

Thời tiết nóng ấm khiến đào nở nhanh hơn, để làm chậm lại quá trình này bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm. Cách này sẽ hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Bên cạnh đó dùng nước lạnh để cắm hoa cũng là một giải pháp.

Đối với đào cây, rải một lớp sỏi quanh gốc sẽ có tác dụng làm mát gốc. Đặt đào ra ban công thoáng gió cũng giúp hạn chế hoa nở.

Ngược lại, cách để làm đào nở nhanh hơn là dùng nước ấm để cắm hoa. Kích thích đào cây bằng việc đắp vôi quanh gốc, hoa sẽ nở chỉ sau vài ngày.

 

Xem Thêm: Cho duy nhất 1 thứ vào chảo, tha hồ chiên rán đủ loại thức ăn mà không lo bị bắn dầu mỡ 

Dầu mỡ bắn lên vừa dễ bị bỏng, vừa làm bẩn bếp. Những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Đảm bảo chảo sạch sẽ

Chảo phải thật sạch thì đồ ăn mới không bị dính chảo. Tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc chảo riêng chỉ dùng để chiên rán. Sau khi vệ sinh chảo, bạn có thể cho một ít nước vào chảo để đun sôi. Cách này giúp loại bỏ hoàn toàn các cặn thức ăn, dầu mỡ bám trên chảo. Đổ phần nước vừa đun đi và để cho chảo khô ráo.

Để chiên rán, bạn nên chọn chảo chống dính thành cao để giảm nguy cơ dính chảo, bắn dầu mỡ.

Dầu mỡ đủ nóng

Bạn phải đợi chảo khô ráo rồi mới cho dầu ăn vào. Đun cho dầu ăn đủ nóng mới bỏ thực phẩm vào. Như vậy sẽ tránh được tính trạng thực phẩm dính chảo và bắn dầu.

Đảm bảo thực phẩm được thấm nước khô ráo trước khi bỏ vào chảo

Nước và dầu không hòa tan với nhau. Hai thứ này cũng có nhiệt độ sôi khác nhau. Trong khi nước sôi ở 100 độ C thì dầu có nhiệt độ sôi cao hơn. Khi nước gặp dầu nóng thì nhanh chóng bốc hơi và kéo theo các giọt dầu nhỏ văng lên không trung. Để tránh tình trạng bắn dầu như vậy, bạn cần để ráo hoặc thấm khô thực phẩm trước khi cho vào chảo.
meo-chien-ran-01
Bạn cũng có thể thoa một lớp bột mỏng lên bề mặt của thực phẩm. Bột sẽ hút nước trên mặt nguyên liệu nên khi bỏ vào chảo dầu để chiên thì dầu sẽ không bắn lên. Ngoài ra, cách này cũng giúp thực phẩm có lớp vỏ vàng giòn, hấp dẫn.

Rắc muối vào chảo

Một mẹo chiên rán không bị bắn dầu là sử dụng muối tinh. Bạn có thể cho một chút muối vào chảo dầu sôi rồi mới cho thực phẩm vào chiên.

Cho bột vào chảo

Bạn có thể cho 1/2 thìa bột (có thể là bột mì, bột bắp…) vào chảo dầu ăn và khuấy đều. Dầu nhiều thì có thể tăng lượng bột lên.

Khi dầu nóng thì cho thực phẩm vào chiên và để ở lửa vừa. Khi đã cho bột vào chảo thì kể cả bạn có cho thực phẩm ướt vào cũng không sợ bị bắn dầu.
meo-chien-ran-02
Xát gừng vào chảo

Bạn có thể dùng một lát gừng tươi chà xát khắp lòng chảo rồi mới cho dầu vào. Cách này sẽ giúp chống dính cực tốt.

Tương tự, dùng chanh tươi chà vào toàn bộ lòng chảo cũng giúp chống dính và hạn chế dầu bắn ra ngoài.

M-ổ cá không cần r-ạ-ch b-ụ-ng, cá vẫn lành lặn đẹp mắt: Chị em rần rần hỏi cách làm

Bình thường mổ cá em hay rạch phần bụng, lấy hết ruột, trứng, mật và bong bóng ra; sau đó rửa sạch cá. Tuy nhiên hôm vừa rồi bà chị dâu em mới ở trong Phan Thiết ra chơi có cách mổ cá khác hẳn. Chị ấy chỉ dùng đúng 1 đôi đũa ăn cơm như bình thường và 1 con dao, đặc biệt nhất là không cần rạch bụng cá. Con cá mổ xong nhìn vẫn lành lặn, đẹp mắt y như lúc chưa mổ các mẹ ạ.

Những thứ cần chuẩn bị

– 1 đôi đũa

– 1 con dao sắc

– 1 con cá cỡ vừa

– 1 đôi găng tay cao su

Hướng dẫn cách mổ cá không cần rạch bụng 

Bước 1: Lấy mũi dao khứa 1 đường ngắn ở phần hậu môn cá sao cho vừa đủ để nhét 1 ngón tay.

hình ảnh

(Hình minh họa – Nguồn: Internet)

Bước 2: Dùng 1 chiếc đũa chọc vào miệng cá rồi đè đũa lên phần mang cá. Tiếp theo lại chọc sâu đũa vào bụng cá nhưng đũa phải đi sát theo thành bụng cá để tách phần ruột.

hình ảnh

(Hình minh họa – Nguồn internet)

Bước 3: Dùng 1 chiếc đũa khác làm tương tự với phần bên kia của con cá.

Bước 4: Một tay kẹt chặt 2 đầu đũa ở bên ngoài còn 1 tay giữ chặt thân cá, xoay tròn đôi đũa khoảng  1 – 2 vòng. Mục đích là để đũa kẹp chặt vào bên trong ruột cá, xoay tròn để ruột cá tách khỏi thành bụng.

hình ảnh

(Hình minh họa – Nguồn: Internet)

Bước 5: Vẫn tiếp tục kẹp chặt 2 đầu đũa ở bên ngoài rồi từ từ vừa kẹp vừa kéo đũa ra khỏi miệng cá. Kết quả là mang và ruột cá sẽ bị lôi ra ngoài cùng đũa.

Bước 6: Rửa lại cá dưới vòi nước, cho nước chảy vào miệng cá để rửa sạch trong bụng.

(Hình minh họa – Nguồn: Internet)

Cá mổ theo cách này sẽ đẹp mắt, không bị nát tuy nhiên sẽ hơi mất thời gian một chút, với con cá to hơi khó làm. Để rửa sạch màng đen trong bụng cá, các mẹ phải đeo găng tay rồi luồn một ngón tay vào sâu vết cắt ở hậu môn cá rồi xả với nước sạch.