Mẹo bảo quản dưa món ngày Tết lâu bị chua

Dưa món là một trong các món không thể thiếu trong ngày tết, tuy nhiên cách để bảo quản dưa món lâu bị chua và hư thì không phải ai cũng biết, cùng tìm hiểu ngay sau đây về cách bảo quản nhé.

Các dưa món như dưa kiệu, dưa hành, dưa leo muối chua,… là các món hầu như nhà nào cũng có vào ngày tết, ăn chung với tôm khô hoặc chấm nước thịt kho tàu ăn cơm rất ngon.

Dưa món ngày tết

Tuy nhiên các loại dưa món này rất dễ lên men và bị chua không còn ăn được, với các mẹo sau đây sẽ giúp bạn bảo quản dưa món lâu bị chua hơn, có thể ăn được lâu trong các ngày tết.

1. Bảo quản dưa món trong hủ hoặc keo thuỷ tinh, sứ

Bảo quản dưa món trong keo thuỷ tinh

Dùng hủ hoặc keo thuỷ tinh, sứ để bảo quản dưa món, ban đầu nhìn vào sẽ đẹp và hấp dẫn hơn. Quan trọng là thuỷ tinh và sứ an toàn cho sức khoẻ và hạn chế bám mùi.

2. Bảo quản dưa món trong tủ lạnh

Bảo quản dưa món trong tủ lạnh

Cách để dưa món lâu bị chua và lên men nhất là để vào ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và nấm móc làm chua dưa món.

Trước khi để vào tủ lạnh có thể bỏ bớt phần nước ngâm dưa món để làm chậm quá trình lên men hơn.

3. Dùng đũa hoặc kẹp sạch để gấp dưa món

Dùng đũa hoặc kẹp gấp sạch để gấp dưa món

Mỗi lần ăn nên dùng đũa hoặc kẹp sạch để gấp dưa món ra dùng sẽ hạn chế được một phần vi khuẩn, nếu dùng đũa đang ăn để gấp thì dưa món dễ bị chua hơn.

4. Không đổ dưa món thừa trở lại vào hủ

Lấy dưa món vừa đủ dùng trong bữa ăn

Nên lấy dưa món vừa đủ ăn trong bữa, nếu có ăn dư thì nên để riêng ra không nên đổ ngược lại vào hủ đựng dưa món vì sẽ rất nhanh bị chua và hỏng.

Mong rằng với các mẹo trên đây sẽ giúp bạn, hãy áp dụng ngay để bảo quản dưa món cho các ngày tết sắp đến nhé.

Lỡ tay nấu mặn đừng vội thêm nước, bí kíp cho thứ này vào nồi giúp khắc phục tức thì

Để làm giảm vị mặn của món ăn, bạn có thể tham khảo một trong các mẹo nhỏ dưới đây.

Dùng khoai tây

Bạn hãy lấy khoai tây sống, cắt thành lát mỏng rồi bỏ vào nồi canh hoặc súp bị mặn. Để khoai trong đó ít nhất 15 phút. Những lát khoai tây có thể hút muối rất hiệu quả. Sau đó bạn chỉ cần vớt khoai tây ra và nêm nếm lại xem vị của món ăn đã phù hợp chưa.

Dùng giấm hoặc nước chanh tươi

Một lượng nhỏ giấm gạo hoặc nước chanh tươi sẽ giúp trung hòa vị mặn của món ăn. Lưu ý, với những món ăn có sữa, bạn không nên dùng cách này vì dưới tác dụng của giấm/chanh sữa sẽ bị kết tủa, làm thay đổi mùi vị của món ăn.
lo-tay-nau-man-dung-voi-cho-nuoc-01

Dùng cà chua

Nếu không có chanh và khoai tây, cũng có thể sử dụng cà chua cắt lát dày cho vào món ăn và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút. Cà chua có thể giúp để làm giảm vị mặn của món ăn. Tuy nhiên, cà chua sẽ không hiệu quả bằng những phương pháp trên vì loại quả này chỉ có vị chua dịu nhẹ.

Lòng trắng trứng giúp hút vị mặn của món ăn

Đối với các món canh, món súp nấu bị mặn, bạn có thể lấy lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt, không cần đánh tan, đổ trực tiếp vào nồi và để sôi khoảng 5 phút. Vị mặn sẽ giảm đi nhiều. Tuy theo lượng đồ ăn bạn nấu mà sử dụng lượng lòng trắng cho phù hợp.
lo-tay-nau-man-dung-voi-cho-nuoc-02

Mật ong giúp làm dịu vị mặn

Bạn có thể sử dụng mật ong cho một số món ăn. Vị ngọt thanh của mật ong sẽ giúp món canh, mọt súp bớt mặt và có vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, bạn có thể dùng đường thay thế cho mật ong. Lưu ý, chỉ nêm một lượng đường/mật ong vừa phải, cho vừa khẩu vị, không nên nêm quá nhiều sẽ khiến món ăn đổi vị.

Dùng nước

Đối với những món canh, món súp, món kho có nước, nếu bị mặn thì bạn có thể cứu nguy bằng cách thêm nước. Thêm nước một cách từ từ và nêm nếm xem món ăn đã vừa miệng chưa. Có thể nêm thêm một số loại gia vị cần thiết khác như bột ngọt, tiêu, ớt bột để đảm bảo món ăn thơm ngon.