Việc lau dọn ban thờ hay còn gọi là lễ bao sái cần phải được tiến hành thường xuyên, nhất là dịp cuối năm. Theo chuyên gia phong thủy, lau dọn không đúng quy cách chính là việc làm “lợi bất cập hại”.
Sử dụng rượu gừng thế nào cho đúng?
Bao sái, dọn dẹp ban thờ có mục đích nhằm loại bỏ những vận khí xấu của năm cũ và những uế khí tích tụ trên ban thờ trong một thời gian dài, đồng thời chiêu đón cát lành cho gia đình trong năm mới. Bởi vậy, việc chuẩn bị nước dùng để lau ban thờ cũng là một yếu tố mà gia chủ cần hết sức lưu ý. Trang Phong thủy Phùng Gia đã liệt kê những loại nước tuyệt đối không nên dùng để lau ban thờ, trong đó có rượu gừng.
Theo quan niệm dân gian, gừng và rượu có công dụng xua đuổi những điều xui xẻ, giúp loại bỏ vết bẩn. Dùng rượu gừng sẽ giúp bàn thờ sạch sẽ, thu hút tài lộc cho gia chủ.
Tuy nhiên về mặt khoa học, rượu gừng có tính nóng rất mạnh trong khi hầu hết bàn thờ đều được làm bằng gỗ. Việc dùng rượu gừng để bao sái ban thờ về lâu dài sẽ khiến cho ban thờ bị hư hỏng, bong tróc, thậm chí là cháy gỗ.
Để ngăn ngừa vấn đề này, gia chủ chỉ cần thêm một bước nhỏ đó là pha chế thêm. Lưu ý, bạn nên để rượu gừng qua 7 ngày với gia chủ là nam và 9 ngày với gia chủ là nữ sau đó hòa với nước ngũ vị hương rồi mới có thể tiến hành lau dọn bàn thờ. Việc này nhằm làm giảm độ nóng của rượu gừng, đồng thời góp phần làm sạch hiệu quả.
Những loại nước không nên dùng để lau bàn thờ
Nước lã
Theo quan niệm phong thủy và tâm linh, nước lã thông thường còn lẫn nhiều tạp chất và tạp khuẩn, sẽ không thể tối ưu cho việc thanh tẩy bụi trần cũng như uế khí cho ban thờ thần linh, gia tiên, ban thờ Thần Tài.
Các loại xà phòng tẩy rửa
Xà phòng tẩy rửa có khả năng làm sạch hiệu quả, lại không mất công chuẩn bị, tuy nhiên chúng được làm bằng các hóa chất độc hại, không phù hợp để lau dọn ban thờ. Chưa kể, nếu chẳng may mua phải các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, sẽ có thể gây hại cho sức khỏe của gia chủ.
Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Theo các chuyên gia phong thủy, các thành viên trong gia đình đều có thể lau dọn bàn thờ không nhất thiết cứ phải là gia chủ. Tuy nhiên, người lau dọn bàn thờ trước hết phải để cơ thể sạch sẽ, mặc đồ đàng hoàng, thành tâm.
Đặc biệt không được di chuyển chân nhang tùy tiện bởi nó sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia chủ. Nhất là khi lau dọn bàn thờ không được làm đổ vỡ hay nói tục chửi bậy, to tiếng là ảnh hưởng đến tổ tiên.
Nếu có nhiều bài vị cần lau dọn thì phải đổi chậu nước khác, không dùng chung nước để tránh bất kính với “bề trên”.
xem thêm;
Cúng Rằm hay mùng 1 đừng chỉ đặt hoa cúc mãi: 4 loại hoa này cực kỳ hút lộc, cuối năm tiền về
4 loại hoa dưới đây chiêu tài hút lộc đừng bỏ qua trong dịp cúng Rằm, mùng 1 hay những dịp lễ Tết.
Hoa hồng đỏ
Trong phong thủy thì hoa hồng đỏ chưng bàn thờ ngày Rằm, mùng 1, hoặc dịp lễ Tết. Đặc biệt, hoa hồng đỏ là một loài hoa được biết đến bởi nó tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc và ngoài ra còn mang ý nghĩa là sự các tường. Hoa hồng thường có mùi thơm nhẹ, dễ chịu rất thích hợp dâng cúng trên bàn thờ.
Trong phong thuỷ, màu đỏ thường tượng trưng cho sự may mắn, nếu chọn hoa hồng đỏ là hoa cúng chưng bàn thờ Tết thì gia chủ sẽ được thần Phật phù hộ giàu tài lộc, làm ăn phát triển, phát đạt hơn.
Hoa sen
Nhắc đến hoa sen chúng ta liền nghĩa ngay đến hình ảnh của Đức Phật. Chính vì hoa có vẻ ngoài sang trọng, mùi hương thanh khiết nên hoa sen trở thành biểu tượng của Phật giáo.
Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh hoa sen thường xuất hiện nhiều trong chùa chiền, làm bệ ngồi của Phật. Hoa sen mang ý nghĩa cho sự nhẹ nhàng, trong trắng thể hiện sức mạnh, ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường. Đồng thời, khi đặt hoa sen lên bàn thờ gia chủ sẽ được bình an, may mắn.
Hoa lay ơn
Hoa lay ơn là loài hoa quen thuộc với mỗi chúng ta. Đồng thời hoa lay ơn còn được biết đến với một tên gọi khác đó là “kiếm lan” bởi hoa này có hình dáng thẳng đứng giống như một thanh kiếm còn bông thì rất giống hoa lan. Đây là loại hoa có dáng đẹp, thời gian tươi rất lâu, hoa thể hiện cho tình cảm ấm áp, sự chung thuỷ nên thường được dâng cúng nhiều vào dịp ngày Rằm, mùng 1 hay dịp lễ Tết.
Hoa đồng tiền
Đây là loài hoa có nhiều màu sắc đa dạng, nhưng nếu dùng để cúng thì nên chọn những hoa có màu đỏ hoặc vàng hoặc những màu đậm để thể hiện cho sự biết ơn, lòng thành kính của mình đối với ông bà tổ tiên.
Bên cạnh đó, hoa đồng tiền cũng như tên gọi thì hoa còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, tiền tài và thịnh vượng cũng như thể hiện cho sức khỏe và tuổi thọ của gia chủ. Đồng thời, hoa đồng tiền còn tượng trưng cho tài lộc tiền tài sẽ mang tới cho bạn rất nhiều may mắn tài lộc trong nhà. Ý nghĩa của loài hoa đồng tiền đúng như tên của nó, còn giúp cho gia chủ có nhiều đồng ngân đồng xuyến, thoải mái tiêu pha.
Xem Thêm: Nấu măng khô nhớ làm bước này để loại bỏ chất đ.ộc, nhanh mềm lại đậm vị
Để nấu măng khô được ngon, chị em hãy tham khảo cách làm dưới đây.
Măng khô là nguyên liệu thường xuyên xuất hiện trong dịp Tết của các gia đình. Măng khô có thể dùng để nấu canh xương, xào miến đều rất ngon miệng. Ở nhiều địa phương, đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về.
Nhiều bà nội trợ thường lo ngại trong quá trình sấy khô măng người ta có thể sử dụng lưu huỳnh để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp mắt.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàm lượng lưu huỳnh không được phép vượt quá 20mg/kg sản phẩm. Măng khô tẩm ướp lưu huỳnh thường có màu sắc sáng bóng hoặc quá xỉn màu, có mùi hắc khá rõ. Trong khi các loại măng thông thường chỉ có màu vàng nhạt hoặc màu vàng hổ phách. Tránh chọn măng có xuất hiện các vết lốm đóm do mốc.
Để măng khi nấu được mềm, bạn nên chọn những búp măng đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Chọn nhiều phần ngọn thì khi nấu sẽ nhanh mềm, dễ ăn. Nếu chọn nhiều phần gốc, măng sẽ xơ và khó nhai, ninh kỹ cũng khó mềm.
Cách chế biến măng khô để loại bỏ độc tố
Ngoài việc được tẩm ướp lưu huỳnh trong lúc sấy, măng còn chứa các độc tố tự nhiên như axit xyanhydric. Do đó, bạn cần ngâm và luộc măng thật kỹ trước khi chế biến.
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch măng và ngâm trong nước ấm hoặc nước vo gạo khoảng 5-6 tiếng đồng hồ để măng nở mềm. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm măng qua đêm hoặc ngâm trong 2-3 ngày. Trong lúc ngâm, nên thay nước thường xuyên để loại bỏ vị đắng và chất độc trong măng.
Sau khi măng nở mềm thì vớt ra, rửa lại nhiều lần với nước sạch. Cho măng đã ngâm vào nồi, đổ ngập nước và luộc với lửa vừa. Có thể luộc măng khoảng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút. Sau mỗi lần luộc đều đổ măng ra rửa và thay nước luộc mới. Trong quá trình luộc nên hé miệng vung để các chất độc dễ bay hơi có thể thoát ra ngoài.
Khi thấy nước luộc trở nên trong, măng mềm thì vớt ra, rửa lại với nước sạch. Đợi măng nguội và ráo nước thì có thể cắt bớt phần măng già, tước nhỏ hoặc thái miếng tùy theo món ăn muốn chế biến.
Nếu muốn bảo quản măng khô đã luộc, bạn có thể để thật ráo nước rồi bỏ vào hộp đậy nắp kín và để trong tủ lạnh. Nên sử dụng hết chỗ măng đã luộc trong vòng một tuần.
Nếu muốn kéo dài thời gian bảo quản, bạn hãy để măng vào ngăn đá nhưng cũng không nên để quá lâu. Nên ăn trong vòng 1 tháng.
Canh măng khô với xương, chân giò hèo
Nguyên liệu:
300 gram măng khô, 1 cái móng giò heo, 200 gram xương cục.
Hành khô, hành tươi, dầu ăn, muối, mắm, hạt nêm.
Cách làm
Măng khô sau khi chế biến như trên thì cắt thành miếng vừa ăn.
Xương cục và móng giò heo rửa bằng nước muối loãng rồi tráng lại bằng nước sạch. Móng giò cạo sạch lông, chặt thành miếng vừa ăn. Xương cục cũng đem chặt miếng.
Bỏ xương và móng giò vào nồi, luộc sơ rồi vớt ra, rửa lại với nước vài lần.
Cho dầu ăn vào chảo, bỏ măng khô vào xào và nêm một chút muối, hạt nêm. Xào để măng ngấm gia vị và tắt bếp.
Trong một nồi khác, bỏ hành khô vào phi thơm, cho xương và chân giò vào xào, thêm một chút nước mắm cho đậm vị. Khi chân giờ hơi săn lại thì bỏ măng khô vào xào cùng. Đảo đều khoảng 2-3 phút thì cho nước vào đổ ngập măng và xương. Đun lửa to cho đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu liu riu trong khoảng 30 phút – 1 tiếng. Khi thấy chân giò chín mềm, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn và tắt bếp. Múc canh ra bát và thêm hành lá cắt nhỏ lên trên.