Cây trầu bà thích nhất loại nước này: Cứ cho uống đều đặn, chồi và rễ mọc tua tủa, lá to bằng bàn tay

Không chỉ những người mới bắt đầu trồng cây cảnh trầu bà mà kể cả những người trồng cây cảnh lâu năm cũng chưa chắc đã nắm được vài mẹo nhỏ giúp lá cây trầu bà phát triển lớn hơn, xanh mướt và bóng, mỗi năm cây mọc dài thêm đến 2m.

Nếu bạn muốn trồng một loại cây cảnh trong nhà cực kỳ khỏe mạnh với thân buông rủ mềm mại, sắc lá hình trái tim xanh mượt, dễ trang trí ở bất kỳ đâu thì trầu bà là loại cây cảnh đáng để bạn lựa chọn. Không những thế, cây cảnh cây trầu bà còn rất giàu ý nghĩa, mang đến niềm vui, may mắn, xua tan những điều bất lành cho gia chủ.

E7E1B05C-2053-4EA6-A450-2D03B9F306A4

Lá trầu bà dầy, bóng, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên. Cây cảnh trầu bà có thân lá mềm mại nên rất thích hợp trồng chậu treo, buông rủ những thân lá mềm mại. Cây cảnh trầu bà không chỉ là loại cây lá màu đẹp mà có cả hoa. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá.

Trầu bà là một loại cây cảnh cực kỳ phổ biến trong nhà. Bởi, so với những loài cây cảnh khác thì loại cây cảnh toàn lá là lá này cực kỳ dễ trồng. Bạn có thể trồng chúng trong nước, trong đất,… ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà của mình. Thậm chí cả nửa năm không được quan tâm, chăm sóc thì bằng sức sống mạnh mẽ của mình, trầu bà vẫn sống.

Ngoài để làm cảnh thì trầu bà còn là loại cây cảnh lọc không khí rất tốt trong nhà và còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy nhất định. Trầu bà rất dễ sống và nhân sống, chỉ cần cắt một cành nhỏ ra và giâm vào chậu là chúng ta đã có một cây cảnh trầu bà mới rồi.

Việc chăm sóc cây cảnh trầu bà tương đối đơn giản, vì nhu cầu ánh sáng của loại cây cảnh này không nhiều nên bạn có thể đặt chúng ở ban công hướng Bắc, chỉ cần có một chút ánh sáng là cây cảnh này có thể tiếp tục đâm chồi, nảy lộc mới.

Nếu bạn là người lần đầu tiên trồng cây cảnh trầu bà thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn. Chỉ với vài mẹo nhỏ, lá của cây cảnh trầu bà có thể phát triển to hơn lòng bàn tay, một năm sau có thể đâm ra nhiều chồi non, các cành có thể dài thêm tới 2m. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé:

1. Sử dụng hạt vừng (mè) làm phân bón cho cây cảnh trầu bà

Hạt vừng (mè) mua về mà để lâu trong tủ hoặc thừa thì chớ vứt đi mà hãy tận dụng làm phân bón cho cây cảnh.

Có thể bạn không biết, hạt vừng (mè) chính là một loại phân bón cây cảnh giàu chất dinh dưỡng, chứa phân đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng, rất có ích cho việc cây cảnh trầu bà ra những lá mới.

Nếu sử dụng vừng (mè) làm phân bón cho cây cảnh thì bạn nên sử dụng 2 tuần một lần, để có thể thúc đẩy sự phát triển của chồi mới được tốt hơn, đồng thời có thể cải thiện được cấu trúc của bầu đất trồng cây cảnh trầu bà, tránh tình trạng bầu đất bị nén chặt khiến cây cảnh khó phát triển được xanh tốt.

Sắc xanh mát mắt và hình dáng đáng yêu của lá cây cảnh trầu bà còn là điểm dừng hiệu quả, liều thuốc tinh thần đem đến cảm giác thoải mái, thư thái, tăng hiệu quả công việc, điều hòa mắt.

2. Sử dụng nước bia để làm nước tưới cho cây cảnh trầu bà

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, ai cũng đều thích món giải khát là bia, thế nên nếu trong nhà bạn có bia thừa không sử dụng hết thì chớ có vứt đi mà hãy tận dụng để làm nước tưới cho cây cảnh trầu bà. Bởi đối với cây cảnh trầu bà thì trong bia có nhiều chất dinh dưỡng, rất có ích cho sự phát triển của cây cảnh trầu bà xanh. Khí cacbonic trong bia có thể giúp cải thiện quá trình quang hợp cũng như tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng cho cây cảnh trầu bà, lá từ đó sẽ bóng và xanh non hơn.

41243664-22B7-4079-B088-C04270B9A3ED

Lưu ý chúng ta cũng hoàn toàn có thể sử dụng bia để lau lá cây trầu, nó cũng giúp lá cây sạch và bóng hơn.

Một điểm đáng chú ý ở đây đó là thay vì sử dụng ngay lập tức thì bạn hãy để bia qua đêm và không còn cồn nữa sau đó mới pha loãng ra để làm nước tưới hay lau lá cho cây cảnh trầu bà nhé.

3. Sử dụng nước đậu nành làm phân bón cho cây cảnh trầu bà

Trầu bà cần đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng trong khi đó nước đậu nành có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đó.

Sử dụng những hạt đậu nành không còn sử dụng được nữa để nấu chín và cho dung dịch vào chai ủ lên men sau đó đậy kín chừng 2-3 tháng. Đem dung dịch đã ủ lên men ra để làm nước tưới cho cây cảnh trầu bà. Thế nhưng, lưu ý không được sử dụng nước đậu nành lên men trực tiếp tưới vào cây cảnh trầu bà mà nên pha loãng dung dịch nói trên ra với nước theo tỷ lệ thích hợp rồi mới tưới cho cây.

Đậu nành rất giàu protein và các thành phần axit amin, sau khi lên men thì đây là loại phân hỗn hợp chứa nhiều phân đạm, rất có ích cho sự phát triển của cây trà bà. Nói chung bạn có thể sử dụng loại nước tưới thần thánh này mỗi tháng một lần để lá cây cảnh trầu bà được bóng hơn, dày hơn.

Trầu bà ưa môi trường ẩm và ấm chính vì vậy bạn cần giữ ẩm cho đất, vào những ngày độ ẩm thấp, trời hanh khô, bạn có thể phun nước xung quanh thêm để tăng độ ẩm xung quanh giúp cây cảnh phát triển tốt hơn. Những chiếc lá mới của cây cảnh trầu bà xanh sẽ đâm chồi, nảy lộc, xanh bóng và mướt mắt.

Trong phong thủy, cây cảnh trầu bà có tác dụng lớn để giải tỏa sát khí, thúc đẩy sao thi cử, mang đến nhiều niềm vui, tài lộc cho gia đình. Vì thế cây cảnh trầu bà chậu treo thường được dùng làm quà tặng sỹ tử với lời chúc đỗ đạt, chống lại những tiểu xảo, gian lận trong thi cử của đối thủ.

Cây cảnh trầu bà dành tặng gia đình, bạn bè, đối tác vào dịp tân gia, lễ tết, khai trương… với mong muốn đem đến cho người nhận sự sung túc, hôn nhân viên mãn, sống lâu trăm tuổi.

Theo NASA, cây cảnh trầu bà được đánh giá là là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thu đặc biệt hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%.

Ngoài ra cây cảnh trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, các khí sinh ra do dùng điều hòa lâu ngày, mang đến không gian trong lành, tránh nhiễm bệnh cho các thành viên.