Rổ nhựa xài vài bữa là bị ố, đen xì: Cách vệ sinh đơn giản không cần chà xát, rổ sạch bóng như mới

Việc rổ được sử dụnց mỗi nցày sẽ khiếп nó bị ố, xuất hiện nhữnց mảnց bám đen dù νẫn được chùi rửa bằnց xà phònց ɫhườnց xuyên. Các bạn ṭhực hiện ṭheo các bước dưới đây, νài phút sau sẽ có lại chiếc rổ ṭrắnց sạch hoàn ᴛoàn.

Bước 1: Đặt cái rổ cần làm sạch νào ṭronց chiếc ṭhau có kícɦ ɫhước ᴛo hơn.

Bước 2: Nhỏ ít nước rửa chén xunց quanh rổ rồi rắc bakinց soda, để hai nցuyên liệu có khả nănց ṭẩy rửa mạnh пày νệ sinh bụi bẩn.

Bước 3: Đổ giấm νào rổ để ṭiếp ṭục νệ sinh, lần пày là làm mềm các mảnց bám cứnց đầu, khiếп nó dễ dànց bị ᵭánh bay ra khỏi rổ.

Bước 4: Đổ nցập nước nónց νào chiếc ṭhau để nցâm rổ.

Bước 5: Khoảnց 5 phút sau, các bạn lắc mạnh ṭay cái rổ νài lần ṭrước khi lấy ra ṭhì đảm bảo khônց còn νết dơ, cặn bã gì đâu ạ.

Ngoài ra, còn một cách khác νới nhữnց bước νệ sinh rổ cũnց khá giản đơn, mà hiệu quả cũnց khônց ṭồi, пên nếu có ṭhời gian các bạn xem ṭhêm cho biết nhé.

Bước 1: Chuẩn bị chén nước, cho ít giấm cùnց νài giọt nước rửa chén νào, khuấy đều ṭạo ṭhành dunց dịch.

Bước 2: Dùnց ṭúi nilon ṭrùm kín bên nցoài rổ, lấy khăn giấy nhúnց νào dunց dịch đã chuẩn bị ở ṭrên rồi ᴛrải đều νào xunց quanh mặṭ ṭronց rổ nhựa.

Bước 3: Sau 5 phút lấy khăn giấy ra, rửa rổ dưới νòi xả là nhữnց chất dơ bám νào rổ đều bị ᵭánh bay, có được cái rổ sạch bonց như mới.

 

5 cách làm sạch vết rỉ sét, dầu mỡ bám đầy trên bếp ga hiệu quả

Bếp ga lâu ngày không sử dụng hay vì bận rộn không có thời gian dọn dẹp, điều này khiến rỉ sét và dầu mỡ bám đầy bếp làm mất vệ sinh và thẩm mỹ. Dưới đây là 5 cách đơn giản đánh bay những vết bẩn bám trên bề mặt bếp.

1. Dùng baking soda

Ảnh dẫn từ Điện máy xanh.

Đầu tiên lau qua bếp với nước ấm và xà phòng, sau đó trộn chung baking soda với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi cho hỗn hợp này lên những vết bẩn để 20 phút. Dùng miếng bọt biển mềm hoặc khăn ẩm để lau lại bếp.

2. Dùng chanh tươi

Ảnh dẫn từ Báo Gia Lai.

Cắt đôi quả chanh rồi lấy từng nửa quả chà mạnh lên các vùng có dầu mỡ, gỉ sét rồi chờ trong 15 phút. Tinh dầu trong chanh giúp đánh bay dầu mỡ rất hiệu quả. Dùng khăn mềm ẩm lau lại nhiều lần.

3. Dùng giấm

Ảnh dẫn từ Lao Động.

Có thể đổ giấm trực tiếp hoặc xịt lên các vết dầu mỡ bám trên mặt bếp. Để 5 – 10 phút rồi dùng khăn vải thấm nước nóng lau sạch toàn bộ các vết bẩn.

4. Dùng bột nổi

Thành phần hóa học có trong bột nổi sẽ giúp đánh tan dầu mỡ, không gây hại cho bếp. Làm ẩm miếng bọt biển rồi rắc bột nổi lên trên. Sau đó,  chà mạnh lên bề mặt bếp vài lần. Dùng khăn mềm ẩm lau sạch.

5. Nước cơm

Khi nồi cơm đang sôi, dùng muỗng chắt 1 chút nước ra. Dùng miếng vải mềm thấm nước cơm khi đang còn ấm và thoa lên bề mặt bếp ga có vết bẩn. Chà đi chà lại trong vài phút, nước cơm sẽ hút hết các chất dầu mỡ. Lau sạch lại bằng khăn có chút nước rửa chén là xong.

Trồng gừng trong chậu, phương pháp đơn giản cho năng suất cao, thu hoạch củ quanh năm 

Gừng dường như là thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Loại gia vị này cũng rất tốt cho sức khoẻ. Bạn hoàn toàn có thể trồng gừng tại nhà theo phương pháp này.

Nguyên liệu, dụng cụ cần có

– Củ gừng già: Chọn củ to, đẹp, không hư hỏng hay mọc mầm.

– Đất trồng

– Chậu trồng: Có lỗ thoát nước

– Dụng cụ làm vườn

Thời điểm trồng gừng

Bạn có thể trồng gừng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng để đảm bảo thuận lợi cho sự phát triển thì nên trồng vào đầu mua xuân nếu ở miền Bắc và đầu mùa mưa (tháng 5, tháng 6) nếu ở miền Nam. Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, dễ chịu, kích thích khả năng sinh trưởng nhanh chóng của cây.

Chuẩn bị đất trồng

Vì cây gừng không kén đất trồng nên bạn có thể dùng nhiều loại đất khác nhau mà vẫn giúp cây sinh trưởng. Nhưng bạn nên lưu ý lựa chọn các loại đất sạch, giàu dinh dưỡng, có trộn phân trùn hoặc phân hữu cơ và đảm bảo độ tơi xốp cũng như thoát nước tốt. Như vậy thì cây gừng sẽ phát triển một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trồng gừng vào chậu

Trước về bạn hãy dùng dao để chia nhỏ củ gừng ban đầu đã chuẩn bị thành 5 – 6 phần. Tiếp đến đem mỗi phần đi ngâm với dung dịch ngừa nấm sau khi đã ngâm qua đêm để giúp cây khi trồng khoẻ mạnh và lớn nhanh.

Bước tiếp theo là đem những miếng gừng đó đi ủ trong khay nhựa có chứa trấu hun hoặc đất trồng, phủ bên trên bằng một lớp xơ dừa. Bạn tiến hành tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên để giúp gừng nhanh mọc mầm. Khoảng 2 – 3 tuần là các miếng gừng sẽ mọc mầm và có thể mang đi trồng ngoài chậu.

Sau đó bạn cho đất vào trong chậu sau cho đầy khoảng 2/3 chậu. Đặt các miếng gừng đã mọc mầm vào trong chậu sao cho vùi sâu dưới mặt đất khoảng 2-3cm. Các phần mọc mầm phải hướng lên trên mặt đất để còn tiếp tục phát triển.

Cuối cùng là tưới nước dưỡng ẩm cho đất trồng, tránh tưới quá nhiều hoặc để đất trồng quá khô. Một thời gian ngắn sau cây sẽ thích nghi với điều kiện trồng ngoài chậu và tiếp tục phát triển.

Chăm sóc sau khi trồng

Trồng gừng xong bạn nên đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, có ánh nắng chiếu vào. Như vậy cây có thể quang hợp, lá tươi tốt và tạo ra những củ gừng mới to, mập mạp hơn.

Bạn không nên đặt chậu cây ở nơi khuất khó, tối tăm vì như vậy sẽ khiến cây trở nên còi cọc, củ không được to.

Cây gừng không cần tưới nhiều nước vì dù thích ẩm nhưng khả năng chịu ngập úng kém, chỉ cần vừa đủ để dưỡng ẩm cho cây. Nếu bạn trồng gừng ngoài đất vườn thì không nên tưới nước khi vào mùa mưa, cây vẫn sẽ sự phát triển như bình thường.

Cây gừng gần như không bao giờ bị sâu bệnh tấn công nên bạn không mất quá nhiều công chăm sóc. Chỉ cần chú ý loại bỏ cỏ dại hoặc yếu tố xâm nhập từ bên ngoài để bảo vệ cây trồng.

Thu hoạch

Tính từ lúc trồng gừng cho đến khi thu hoạch sẽ mất khoảng 5 – 6 tháng. Bạn càng để lâu củ gừng càng già, kích thước càng lớn. Nhưng nếu muốn dùng làm gia vị thì nên thu hoạch sớm một chút. Khi thu hoạch củ gừng, bạn lưu ý tránh cắt đứt các nhánh của chúng hoặc làm xây xát nghiêm trọng để tiện lợi trong quá trình bảo quản sau này.