Khi đi chợ, nếu gặp phần thịt này, bạn nên mua ngay vì vừa ngon vừa bổ và cũng không phải lúc nào bạn cũng có thể mua nó.
Thịt lợn (thịt heo) là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt. Nó là nguyên liệu chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và xuất hiện gần như ở hầu hết các bữa ăn trong ngày, trong tuần. Các phần thịt lợn có thể được chế biến theo nhiều kiểu, chẳng hạn như thịt chân giò sẽ dùng để luộc, kho; thịt vai dùng để rang, xào; xương dùng để nấu canh…
Con lợn có một phần thị cực ngon, “đẳng cấp 5 sao” nhưng chỉ có một miếng rất nhỏ, cỡ khoảng 200 gram. Đây được đánh giá là phần thịt ngon nhất, mềm và không bị quá nạc hay quá mỡ. Đó chính là phần má đào (hay còn gọi là má trong của con lợn).
Má lợn là phần thịt nằm ở phần đầu của con lợn, được lọc từ thịt thủ. Phần má của con lợn khá ít thịt, chủ yếu là lớp da dày ở bên ngoài và phần xương hàm cứng ở bên trong. Phần thịt má vừa giòn vừa có phần da dày kèm mỡ cứng nhưng ăn lại không ngấy như các phần khác.
Phần thịt má của con lợn sẽ được chia làm 2 phần. Một phần ở phía bên ngoài (thịt má ngoài) và phần bên trong (thịt má đào). Má ngoài ngon nhưng hơi nhiều mỡ. Má đào có các vân mỡ đan xen với thịt nạc, vừa mềm ngon lại không bị ngấy. Phần thịt này ngon nhưng số lượng ít, nếu không đi chợ sớm hoặc dặn trước người bán để phần thì sẽ rất khó mua.
Thịt má đào bổ dưỡng
Phần thịt này không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Thịt chứa nhiều vitamin B, D tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng cường hấp thu các dưỡng chất khác, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó còn cung cấp nhiều dưỡng chất, tốt cho hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng trí óc và cải thiện trí nhớ.
Không những thế, nó còn chứa dinh dưỡng tốt cho mắt và xương, giúp phòng ngừa loãng xương, cải thiện thị lực.
Thịt má đào còn giàu collagen, tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa.
Lưu ý khi mua thịt má đào
Phần thịt má đào có số lượng ít, khó mua nên bạn cần đi chợ sớm hoặc dặn người bán đề phần. Khi mua, bạn cần phải lựa chọn những miếng thịt khô ráo, ẩm nhưng không bị nhớt. Miếng thịt bị chảy nước hoặc nhớt là thịt để lâu, kém chất lượng.
Thịt phải có màu sắc tươi sáng, màu đỏ hồng, không bị thâm đen. Thịt có mùi tanh tự nhiên, không có mùi hôi nồng hay bất cứ mùi gì khác thường. Ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy thịt săn chắc, có độ đàn hồi tốt, thịt không bị nhão, nhũn.
Ngoài phần thịt má đào, bạn có thể tham khảo một số phần thịt khác của con lợn cũng ngon không kém.
– Xương lưỡi liềm
Xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của con lợn. Đây là phần kết nối giữa xương ống và xương quạt. Nó có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm. Vì vậy, phần này được gọi là phần xương lưỡi liềm.
Phần xương lưỡi liềm chủ yếu là sụn nên ăn sẽ rất có độ giòn ngọt. Ngoài ra, đây là phần cung cấp nhiều collagen, canxi, protein, vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp, tăng năng lượng, tăng cường thể lực, làm đẹp da.
– Đuôi lợn
Đuôi lợn cũng là bộ phận ngon bổ của con lợn. Mỗi con lợn chỉ có một phần đuôi nhỏ. Đuôi lợn giàu collagen, giúp làm đẹp da. Nó cũng chứa lượng protein dồi dào, giúp ích cho việc xây dựng cơ bắp.
Nấu chuối theo cách này rồi đem tưới cho phong lan, 1 tuần sau hoa nở đẹp tuyệt vời
Cứ chế biến tốt, chuối sẽ trở thành một loại phân bón vô cùng rẻ tiền, hiệu quả, giúp cây lan sinh trưởng và phát triển xanh tốt quanh năm.
1. Dung dịch chuối chứa dưỡng chất gì tốt cho cây phong lan?
Trong chuối có rất nhiều các dưỡng chất như: Vitamin nhóm B, C, cacbonhydrate, đường, protein và các loại muối khoáng như: Canxi, natri, kali; các chất vi lượng rất phong phú… không những tốt cho cơ thể con người mà còn tốt cho thực vật, cụ thể là cây phong lan.
Nếu biết cách chế biến, chuối có thể trở thành 1 loại phân bón rất tốt, giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh chóng, thậm chí đang héo úa cũng có thể hồi sinh.
2. Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm dung dịch chuối bón cho phong lan
– Chuối đã rửa sạch, để nguyên cả vỏ và thái thành từng miếng nhỏ, chuối xanh hay chín đều được.
– Can hoặc chai nhựa cỡ lớn, có nắp đậy kín.
– Máy xay sinh tố.
– Nồi lớn.
3. Cách làm
Bước 1: Cho khoảng 100gr chuối vào nồi nấu với 1 lít nước.
Bước 2: Đun sôi và giữ lửa nhỏ trong vòng 40 phút tới 1 tiếng để chuối càng nhừ càng tốt.
Bước 3: Lấy chuối ra và cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Sau đó đổ lại chuối vào nồi và cho thêm chút nước sao cho vừa đủ 1 lít, mục đích là để bù lượng nước bị cạn trong quá trình nấu khi nãy.
Bước 4: Dùng đũa khuấy đều nước và chuối với nhau.
Bước 5: Dùng 1 tấm vải sạch để lọc riêng phần nước và bã chuối. Với phần bã chuối, có thể dùng để bón trực tiếp lên gốc cây địa lan hoặc 1 số cây trồng khác cũng rất tốt. Với phần nước, có thể tưới luôn hoặc cho vào chai nhựa, đậy kín nắp.
Cách bảo quản: Nên để dung dịch chuối trong can đậy kín, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu giữ trong ngăn mát thì trước khi tưới cho cây cần bỏ chúng ra bên ngoài và chờ tới khi nước này về tới nhiệt độ phòng.
4. Mục đích dùng
Dung dịch chuối này, bạn có thể dùng vào nhiều mục đích như sau:
– Bổ sung dưỡng chất cho cây: 1 lít nước chuối + 4 lít nước sạch.
– Để kích thích cây nhanh lớn: 1 lít nước chuối + 1 gam phân NPK 20.20.10 + 4 lít nước.
– Để kích thích lan nhanh ra hoa: 1 lít nước chuối + 1 gam phân NPK 60.30.30 + 4 lít nước.
– Kích thích lan ra rễ và phòng trừ b.ệ.n.h: 1 lít nước chuối + 4 lít nước + 10 gam nấm trichodema.
– Để phục hồi cây ố.m y.ế.u, suy dinh dưỡng: 1 lít nước chuối + 4 lít nước + 100ml nước dừa.
5. Sử dụng chuối bón dạng bón khô cho lan
Sử dụng 100 gram chuối đã nấu chín và xay nhuyễn (không cần bù thêm nước) trộn với 2 kg phân chuồng đã qua xử lý bằng nấm Trichodema (phân bò, phân dê, phân dơi, phân trùng quế…) nhồi vào túi lưới để gắn vào giá thể, chậu trồng lan hoặc bón trực tiếp vào gốc lan, hoặc trộn chung với giá thể trồng lan.
Bạn cũng có thể trộn chung với phân chì chậm tan để làm tăng hiệu quả của phân bón, giảm hiện tượng sốc phân cho cây, bổ sung những chất cần thiết mà trong phân hóa học không có.