Luộc gà cho nước là xưa: Nấu theo cách này đảm bảo thơm ngon, ngọt thịt, đúng hàng cực phẩm

 

3 cách luộc gà không cần nước dưới đây giúp món gà luộc của nhà bạn đậm vị hấp dẫn vô cùng.

Luộc gà bằng muối hạt

Khi bạn muốn luộc gà đậm vị, không cần phải dùng nước, bạn hãy mổ moi, hoặc mổ xẻ đôi hoặc bạn có thể chặt thành miếng to một chút. Tiếp đó, bạn hãy rửa sạch thịt gà, để ráo nước, nhưng không cần nêm gia vị cũng được.

Rồi sau đó, bạn hãy cho toàn bộ phần gà đã rửa sạch vào nồi. Nhưng trước khi cho gà vào bạn hãy trải 1 lớp muối hột ở đáy nồi nhằm giúp cho da gà không bị dính vào đáy nồi. Tiếp đó, gà sẽ được làm chín bằng chính phần hơi nóng từ muối bốc lên, sau khi chín gà rất thơm.
Luộc gà bằng muối đậm đà ngọt vị

Luộc gà bằng muối đậm đà ngọt vị

Với một con gà to khoảng chừng 1-1,5kg bạn có thể cho vào nồi (trước khi cho gà vào hãy bỏ một lớp muối hạt vào đáy nồi). Tiếp đó, bạn hãy đun bếp nhỏ lửa vừa phải từ 45-60 phút giúp gà chín đều thơm ngon tuyệt vời.

Luộc gà bằng sả và lá chanh

Bạn có thể luộc gà bằng lá sả và lá chanh mà không cần dùng nước món gà luộc của bạn cũng cực kỳ đậm vị. Cách làm: Bạn hãy rửa sạch, để nguyên con. Tiếp đó, bạn hãy giã muối tinh, một ít bột ngọt và ớt hiểm xanh để tạo mùi thơm cho món ăn. Rồi sau đó, bạn hãy ướp muối ớt quanh hết thân gà để khi gà chín thơm ngon hơn.
Bước tiếp theo bạn hãy lót 1 lớp muối hạt vào đáy nồi sau đó đến sả đập dập cắt khúc, rồi đến lá chanh. Rồi bạn hãy cho gà vào nồi rồi thả lên trên lá sả và lá chanh. Sau cùng bạn hãy hấp trong thời gian khoảng 60 phút cho tới khi gà chín mềm là được.
Cách luộc gà bằng sả và lá chanh thơm ngon

Cách luộc gà bằng sả và lá chanh thơm ngon

Luộc gà bằng những tép tỏi

Nếu bạn muốn luộc gà bằng tỏi, bạn hãy bóc vỏ những tép tỏi rồi rắc đều dưới nồi làm sao cho thịt gà không chạm vào đáy nồi là được. Khi số tỏi còn lại nhồi vào bụng con gà. Tiếp đó, bạn hãy đậy nắp đun lửa vừa trong 20-30 phút. Trong suốt quá trình luộc gà bằng tỏi này bạn tuyệt đối không nên mở nắp nồi để tạo nhiều hơi nóng giúp gà chóng chín. Sau khi gà chín thịt gà còn thơm ngon ngọt thịt vô cùng.

Dùng ấm siêu tốc kiểu này vừa “đốt” tiền điện vừa gây nguy hại cho cả nhà 

Dưới đây là những sai lầm tai hại khi sử dụng ấm siêu tốc mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức nếu không muốn rước hoạ vào người:

Sai lầm biến ấm siêu tốc thành bom nổ chậm trong nhà, 10 người thì 9 người mắc phải

Nấu nước liên tục

Nhiều người đã sai lầm khi cho rằng nấu nước liên tục sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khi ấm đang nóng sẵn. Nấu nước liên tục khiến cho mâm nhiệt của ấm siêu tốc quá nóng, dẫn đến bị cháy rất nhanh. Tốt nhất, hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.

Nhiều trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động, dù có cắm phích điện vào nguồn nhưng không thấy đèn báo sáng. Bạn cần phải chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới sử dụng tiếp được.

Đun lượng nước không theo mức quy định của nhà sản xuất

Nếu đun nhiều nước quá sẽ khiến nước sôi trào ra ngoài thành bình, chảy xuống mâm nhiệt gây chập điện. Nếu đun lượng nước quá thấp, khi nước sôi sẽ dễ bị cạn và đóng cặn dưới đáy bình thậm chí là xảy ra hiện tượng cháy, chập điện rất nguy hiểm.
sai lam khi dung am sieu toc-phunutoday

Bất kỳ bình đun siêu tốc nào cũng có vạch hạn mức lượng nước cao nhất và thấp nhất cần thiết để đun. Vạch dược ký hiệu gạch ngang và chia theo ml. Bên cạnh vạch cao nhất và thấp nhất có từ “Max” và “Min” (biểu thị lớn nhất và nhỏ nhất). Bạn có thể quan sát dễ dàng vạch trên thân bình để điều chỉnh lượng nước cho phù hợp.

Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nước

Hành động sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rờ-le tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín. Do vậy, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm là rất cao.

Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ăn

Ấm siêu tốc được tạo ra để đun nước chứ không có tác dụng nấu ăn như luộc trứng, nấu canh hay đun sữa… Việc sử dụng ấm cho các việc khác khiến cặn đóng vào thành ấm, giảm tuổi thọ sản phẩm mà thức ăn nấu ra sẽ không được chín hẳn.

Dùng ấm siêu tốc theo 5 kiểu này, vừa tốn điện, đóng cặn, nhanh hỏng: Số 2 nhiều nhà mắc phải

Sử dụng ấm đun nước bị đóng cặn

Khi ấm bị đóng cặn sẽ làm giảm khả năng nhận nhiệt từ mâm nhiệt, khiến thời gian đun nước lâu hơn. Ngoài ra, cặn bám quá nhiều có thể khiến rơ le cảm biến nhiệt hỏng khiến ấm đun tự ngắt ngay cả khi nước chưa được đun sôi.

Vì vậy,sau 1 thời gian dùng, bạn cần làm sạch bên trong bình, tẩy sạch các cặn bám để sử dụng an toàn và tăng độ bền cho bình.

Đổ cạn nước trong ấm sau khi sôi

Sau khi nước sôi, chúng ta hay có thói quen đổ hết nước trong ấm ra. Việc làm này cần được bỏ ngay lập tức bởi khi ấm nước sôi, mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt dù công tắc điện đã tắt. Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Do đó, nên để khoảng 20 ml nước trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.

Đổ hết nước ra khỏi bình ngay sau khi sôi

Nước sôi – trút hết nước từ ấm đun vào bình đựng nước – Đây là thói của rất nhiều người. Thực tế đây là việc làm sai lầm, cần phải khắc phục ngay nếu bạn muốn bình đun nước nhà mình bền đẹp theo thời gian.

Khi nước đạt 100 độ C, bình đun siêu tốc sẽ tự ngắt điện nhưng ở bên trong mâm nhiệt vẫn tỏa nhiệt. Nếu ngay lập tức đổ hết nước trong bình ra sẽ làm mâm nhiệt thay đổi nhiệt độ đột ngột dẫn đến giảm tuổi thọ của mâm nhiệt.