Tiền điện giảm một nửa nhờ học được 5 mẹo sử dụng bình nóng lạnh rất ít người biết

Nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh của mọi gia đình trong thời tiết này là rất phổ biến. Dưới đây là một số mẹo giúp tiết kiệm tiền tối đa.

Chọn bình nóng lạnh dung tích phù hợp

Dung tích bình nóng lạnh ảnh hưởng đến công suất sử dụng và mức độ tiêu hao điện năng. Dung tích bình nóng lạnh càng lớn thì điện năng tiêu hao càng nhiều.

Vì vậy bạn nên chọn bình nóng lạnh có dung tích vừa đủ theo nhu cầu sử dụng. Ví dụ gia đình có 4 người và 2 phòng tắm thì lắp loại bình 20 lít là phù hợp.
3
Chọn bình nóng lạnh của thương hiệu uy tín

Nên chọn bình nóng lạnh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của các thương hiệu có uy tín. Vì các sản phẩm của những thương hiệu uy tín áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, có thể giúp tiết kiệm điện và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Đừng vì ham rẻ mà mua các sản phẩm trôi nổi trên thị trường, vừa hao phí điện năng vừa tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ điện, chập cháy nổ.

Không bật bình nóng lạnh 24/7

Nhiều gia đình có thói quen bật bình nóng lạnh liên tục để đỡ tốn thời gian chờ đợi. Tuy nhiên việc bật bình nóng lạnh 24/7 như vậy là không nên vì dễ gây quá tải, tăng nguy cơ rò rỉ điện và còn làm tiêu tốn điện năng.

Cách tốt nhất là nên bật đủ nước nóng và ngắt điện trước khi vào nhà tắm, với bình loại vừa thường chỉ cần bật trong khoảng 15 – 20 phút là được.
4
Sử dụng vòi hoa sen

Sử dụng vòi hoa sen là cách tiết kiệm cả tiền điện lẫn tiền nước. Vòi hoa sen sẽ giúp bạn tiết kiệm lượng nước nóng khi tắm, khi thoa xà phòng, gội đầu…

Kiểm tra và bảo trì bình nóng lạnh thường xuyên

Mọi thiết bị điện muốn hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ thì đều cần phải được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ và bình nóng lạnh cũng vậy.

Với hộ gia đình sử dụng bình nóng lạnh ít thì 1-2 năm cần bảo dưỡng bình nóng lạnh 1 lần. Nếu dùng bình nóng lạnh nhiều, hàng ngày thì tốt nhất nên bảo dưỡng vệ sinh bình nóng lạnh định kỳ, bảo dưỡng xả cặn đáy bình khoảng 6 tháng đến 1 năm một lần.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần bảo dưỡng vệ sinh bình nóng lạnh

– Bình nóng lạnh không nóng

– Bình nóng lạnh chậm nóng, lâu nóng

– Bình nóng lạnh bị hở điện ra ngoài

– Bình nóng lạnh bị chảy nước

– Bình nóng lạnh không đủ độ nóng

– Bình nóng lạnh bị chập cháy

– Bình nóng lạnh bị cháy nổ

– Bình nóng lạnh mất nguồn, điện không vào

– Bình nóng lạnh không điều chỉnh được nhiệt độ

– Bình nóng lạnh không tự ngắt khi đã đủ nóng…