6 loại hoa đẹp nhưng không dùng để chơi Tết, tránh mua về kẻo rước xui xẻo

Theo quan niệm phong thủy, những loại ho này mang ý nghĩa không tốt, không nên dùng chúng để trang trí nhà cửa, dâng cúng tổ tiên, thần linh vào dịp Tết đến xuân sang.

Hoa phù dung

Hoa phù dung có vẻ ngoài mỏng manh, dịu dàng. Tuy nhiên, loại hoa này lại có đặc điểm sớm nở, tối tàn, sức sống yếu ớt, cuộc đời ngắn ngủi. Vì vậy, nhiều người quan niệm rằng đây là loại hoa kém may mắn. Loại hoa này không được dùng để trang trí nhà cửa cũng như dâng cúng thần linh, tổ tiên.

hoa-tet-01

Hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt nở to, có màu sắc khá bắt mắt. Ngày nay, chúng ta có rất nhiều giống hoa dâm bụt khác nhau với các màu sắc rực rỡ khác nhau. Tuy nhiên, người ta sẽ không dùng hoa dâm bụt để trang trí hay dâng cúng. Ngoài cái tên không thể hiện được sự trang trọng thì loại hoa này cũng hay được trồng ở bờ rào, không thật sự thích hợp để làm hoa cúng.

Hoa nhài

Hoa nhài là loài hoa có màu trắng tinh khôi, hương thơm nồng nàn nhưng không được dùng để dâng cúng trong các ngày lễ tết. Nguyên nhân là do loài hoa này thường gắn với tình yêu trai gái, gắn với nghịch cảnh, thiếu đi sự trang nghiêm. Do đó, gia chủ không nên sử dụng hoa nhài làm hoa cúng hay trang trí nhà cửa trong dịp năm hết Tết đến.

hoa-tet-02

Cúc vạn thọ

Cúc vạn thọ là loài hoa đẹp, màu sắc rực rỡ, cái tên mang ý nghĩa tốt lành. Tuy nhiên, loại hoa này không được dùng để dâng cúng tổ tiên, thần linh do nó có mùi hôi khá nồng. Thay vì chọn những loại hoa có mùi không mấy dễ chịu như cúc vạn thọ, gia chủ nên lựa các loại hoa có mùi thơm nhẹ nhàng như hoa hồng để trang trí, thắp hương. Cúc vạn thọ vẫn có thể dùng để bày trong sân vườn, ở những nơi thông thoáng để mùi hương không làm ảnh hưởng quá nhiều đến mọi người.

Hoa móng rồng

Hoa móng rồng còn được gọi là lan cua. Loại hoa này khá đẹp và có hương thơm. Người ta cũng dùng hoa móng rồng để ướp hương cho trà. Tuy nhiên, hoa móng rồng có có phần cánh hoa trông giống như móng nhọn mang lại cảm giác gai góc nên không được sử dụng làm hoa thờ cúng.

hoa-tet-03

Những loại hoa giả

Các loại hoa giả dù bền đẹp và giống thật đến đâu cũng không nên dùng làm hoa thờ cúng. Hoa giả thể hiện sự thiếu thành tâm, không mang đến sự trang trọng trong việc thờ cúng thần linh, tổ tiên. Điều này có thể khiến gia đình gặp bất lợi về công việc cũng như cuộc sống.

Đừng đốt gốc đào nữa: Đây mới là cách giúp đào sai hoa, nảy lộc, tươi tốt suốt 10 ngày Tết

Rất nhiều người truyền tai nhau kinh nghiệm dân gian rằng cứ đốt gốc đào trước khi cắm sẽ giúp đào tươi lâu, nhưng điều này có thực sự đúng hay không.

Đốt gốc đào giúp cành tươi lâu là đúng hay sai?

Theo quan điểm của nhiều người cắm hoa, khi cành đào được cưa ra khỏi cây thì nhựa của cây đào sẽ chảy ra và đông đặc lại khi gặp không khí, từ đó nhựa bít chặt các mạch cây gây khó khăn cho việc hút nước lên cành. Đồng thời, vết cắt cành đào dễ bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào.

Bởi vậy họ tin rằng việc đốt gốc đào sẽ giúp diệt hết vi khuẩn, nấm mốc lại giúp nhựa cây chảy ra thông mạch cây nhờ đó mà cành đào có thể hút nước từ bình lên để nuôi hoa giúp hoa tươi đẹp.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến không đồng tình với cách làm trên.

Một người nông dân trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho rằng, khi đốt gốc cành đào bằng lửa, gốc cành đào sẽ cháy, không thể hút được nước, chất dinh dưỡng để nuôi cành, làm cho cành đào nhanh héo, hoa chóng tàn. Việc đốt gốc cành đào để giữ hoa tươi là phản khoa học.
5

TS Đặng Văn Đông – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hoa và cây cảnh – Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư cho rằng: “Theo kinh nghiệm dân gian, đốt cành đào trước hết là để diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng của cành và làm sạch nước cắm đào… Tuy nhiên, việc đốt gốc cành đào cũng sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành”.
Theo TS Đông, nếu áp dụng biện pháp đốt cành thì chỉ đốt vừa phải. Nếu đốt quá nhiều sẽ gây tổn thương mạch, tắc mạch, sẽ lại làm cành đào chóng tàn.

Nên làm gì để thúc đào ra hoa, giữ hoa tươi lâu cả tết?

Đối với đào cành, gia chủ nên rửa thật sạch lọ và chuẩn bị nước sạch. Đào cần được cắm trong nước sạch, đặt nơi khuất gió và giữ ấm thì sẽ bền lâu. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu gốc đào rửa sạch và được thay nước mỗi 2 – 3 ngày.

Đối với đào trồng, bạn cũng nên tưới đều đặn bằng nước sạch. Tuy nhiên do đào ưa khô nên không cần tưới ẩm quá sẽ dẫn đến úng và thối rễ.

Bạn nên bỏ vài viên B1 vào lọ (có thể dùng loại cho người uống hoặc mua B1 chống sốc cho cây sẽ tốt hơn). Một thành phần khác cũng nên tham khảo để bổ sung dinh dưỡng giúp đào tươi khoẻ là Kali.
2
Phương pháp điều chỉnh đào nở nhanh hay chậm

Thời tiết nóng ấm khiến đào nở nhanh hơn, để làm chậm lại quá trình này bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm. Cách này sẽ hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Bên cạnh đó dùng nước lạnh để cắm hoa cũng là một giải pháp.

Đối với đào cây, rải một lớp sỏi quanh gốc sẽ có tác dụng làm mát gốc. Đặt đào ra ban công thoáng gió cũng giúp hạn chế hoa nở.

Ngược lại, cách để làm đào nở nhanh hơn là dùng nước ấm để cắm hoa. Kích thích đào cây bằng việc đắp vôi quanh gốc, hoa sẽ nở chỉ sau vài ngày.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.