Lầm tưởng và sự thật về sữa có thể khiến bạn bất ngờ, cha mẹ dùng cho con tăng chiều cao càng cần chú ý

Các sản phẩm từ sữa rất bổ dưỡng và có thể là một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày.

Một số người không quen với mùi vị của các sản phẩm từ sữa. Một số người sợ hoặc không muốn uống sữa, hạn chế cho con dùng vì họ tin vào một số tin đồn trên Internet. Dưới đây là những lầm tưởng phổ biến về sữa và sự thật giúp mọi người hiểu đầy đủ về lợi ích sức khỏe của sản phẩm này.

Lầm tưởng 1: Sữa dành cho bê con, không phải cho con người

Sự thật, sữa là nguồn thực phẩm quan trọng của con người và đã được tiêu thụ từ hàng ngàn năm nay. Đây là nhận định của BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198).

Bạn có thể uống sữa như dùng một loại thực phẩm bình thường chứ không cần phải e dè, nghĩ rằng đây không phải thức ăn cho con người.

Lầm tưởng và sự thật về sữa có thể khiến bạn bất ngờ, cha mẹ dùng cho con tăng chiều cao càng cần chú ý- Ảnh 1.

Lầm tưởng 2: Bò sản xuất nhiều sữa nhờ hormone

Sự thật thì bò sản xuất sữa chủ yếu thông qua chăn nuôi, quản lý, không cần dùng hormone.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), hiện nay, hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới, đều cấm sử dụng hormone tăng trưởng ở bò. Thông qua việc cho ăn và quản lý khoa học, bò sữa có thể cung cấp đủ sữa mà không cần dùng hormone.

Ngoài ra, chu kỳ sản xuất sữa của bò sữa là 280 đến 300 ngày, đạt được nhờ quản lý chu trình khoa học chứ không phải qua tiêm hormone.

Lầm tưởng 3: Sữa tách béo tốt cho sức khỏe hơn sữa nguyên chất

Theo Healthline, sự thật là người bị mỡ máu cao có thể chọn sữa gầy hoặc sữa ít béo. Còn lại, bạn có thể chọn sữa nguyên chất hoặc sữa tách béo tùy theo sở thích.

Đầu tiên, mọi người nên chú ý đến tổng lượng chất béo ăn vào. Sữa nguyên chất không chỉ cung cấp chất béo mà còn cung cấp protein và canxi chất lượng cao. Thay vì kiểm soát chất béo trong sữa, tốt hơn hết bạn nên giảm lượng dầu ăn.

Lầm tưởng và sự thật về sữa có thể khiến bạn bất ngờ, cha mẹ dùng cho con tăng chiều cao càng cần chú ý- Ảnh 2.
Thứ hai, sữa nguyên chất có thể mang lại cảm giác no tốt hơn, đồng thời hương thơm và hương vị êm dịu do chất béo trong sữa nguyên chất lại không thể sánh bằng sữa tách béo. Đối với những người bị mỡ máu cao, sữa gầy hoặc sữa ít béo có thể là lựa chọn tốt hơn, trong khi những người khác có thể lựa chọn theo sở thích cá nhân.

Lầm tưởng 4: Sữa kết hợp với nước cam gây đau bụng

Sự thật là không có chuyện uống nước cam với sữa gây ra đau bụng.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng), trong nước cam có nhiều chất axit, có thể khiến protein trong sữa kết tủa. Đây là hiện tượng bình thường. Sữa cũng sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Đây là quá trình tiêu hóa bình thường và không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Lầm tưởng 5: Người tiểu đường không được uống sữa và sữa chua

Sự thật, người tiểu đường vẫn có thể uống sữa, sữa chua, ăn phô mai.

Các nghiên cứu đăng tải trên Healthline cho thấy, có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ các sản phẩm từ sữa có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Sữa nguyên chất có chứa đường lactose tự nhiên, khác với đường sucrose. Do đó, sữa là thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp và có thể dùng được cho bệnh nhân tiểu đường.

Lầm tưởng và sự thật về sữa có thể khiến bạn bất ngờ, cha mẹ dùng cho con tăng chiều cao càng cần chú ý- Ảnh 3.
Sữa được xử lý bằng lactase sẽ ngọt hơn nhưng bạn đừng lo lắng vì nó không thêm đường. Đường bổ sung trong sữa chua chủ yếu được sử dụng để cân bằng độ chua.

Lầm tưởng 6: Sữa gây ung thư

Sự thật, sữa không gây ung thư mà còn làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng

Về chủ đề này, có kết luận của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ để bạn tham khảo.

Các nhà nghiên cứu đã khẳng định thông qua bằng chứng mạnh mẽ rằng các sản phẩm từ sữa có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Trong khi bằng chứng cho thấy, các sản phẩm từ sữa gây ra ung thư vú và tuyến tiền liệt còn yếu và còn mâu thuẫn.