Cách loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô

Với những mẹo loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tin chế biến những món ăn ngon mà không lo ngại về vấn đề sức khỏe.

Măng khô được chế biến từ măng tươi qua các quá trình luộc và phơi. Để măng có màu vàng bắt mắt và tránh bị mốc trong quá trình bảo quản, nhiều nhà cung cấp sử dụng lưu huỳnh (SO2) để xử lý sản phẩm.  Việc lạm dụng và sử dụng không đúng cách loại hóa chất này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Cách loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô

Lưu huỳnh có thể tồn dư trên bề mặt và bên trong các sợi măng, gây nguy hiểm cho sức nếu chúng ta không biết cách loại bỏ đúng cách trước khi chế biến.

Dưới đây là một số cách loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô để loại thực phẩm này trở thành nguyên liệu an toàn cho các món ăn khoái khẩu.

Cách lọai bỏ lưu huỳnh trong măng khô an toàn - Ảnh 1.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, việc loại bỏ lưu huỳnh trong măng khô trước khi chế biến vô cùng quan trọng. (Ảnh: Nature)

Rửa bằng nước sạch nhiều lần

Khi mua măng khô về, điều đầu tiên bạn nên làm là rửa sạch măng qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn và hóa chất bám trên bề mặt. Việc rửa từ 3 – 4 lần dưới vòi nước chảy để đảm bảo măng được loại bỏ một phần lớn tạp chất.

Ngâm với nước  ấm pha muối

Sau khi rửa sạch, bạn hãy ngâm măng trong nước ấm có pha chút muối trong khoảng 2 – 3 giờ. Muối có khả năng khử độc tố và làm sạch măng một cách hiệu quả. Để làm sạch tốt hơn, bạn có thể thay nước sau mỗi giờ ngâm và rửa lại măng bằng nước sạch sau khi ngâm xong.

Luộc măng

Sau khi ngâm, bạn nên luộc măng trong nước sôi từ 30 phút đến 1 giờ, tùy vào độ cứng của măng. Để đảm bảo loại bỏ lưu huỳnh tối đa, hãy thay nước và luộc thêm một lần nữa. Các chuyên gia khuyến cáo, việc luộc măng 2 lần không chỉ giúp loại bỏ chất độc mà còn làm măng mềm, khi chế biến sẽ ngon hơn.

Ngâm với nước vo gạo

Ngâm nước vo gạo là một mẹo truyền thống để khử độc thực phẩm. Nước vo gạo chứa nhiều enzyme và chất khử tự nhiên, có khả năng làm sạch và khử độc. Sau khi rửa và luộc măng, bạn có thể ngâm măng trong nước vo gạo từ 2 – 3 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Ngâm với nước chanh

Nếu lo lắng về dư lượng lưu huỳnh trong măng khô, bạn có thể sử dụng nước chanh pha loãng để ngâm. Axit citric trong chanh có khả năng phân giải lưu huỳnh và các chất hóa học khác. Hãy ngâm măng trong nước chanh từ 30 – 60 phút, sau đó rửa lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn dư lượng axit.

Một số lưu ý khi chọn và sử dụng măng khô

Chọn măng khô có màu tự nhiên : Nên chọn loại măng khô có màu vàng nhạt hoặc nâu vàng tự nhiên, tránh mua loại măng có màu vàng óng đẹp mắt hoặc màu sắc quá đậm. Thận trọng với loại măng có mùi khó chịu hoặc mùi lạ (như mùi hăng của lưu huỳnh).

Mua măng khô từ nguồn uy tín : Để tránh nguy cơ mua phải măng khô đã qua xử lý hóa chất, bạn nên tìm mua măng từ những địa chỉ uy tín hoặc các thương hiệu có kiểm định chất lượng rõ ràng.

Thời gian bảo quản : Măng khô có thể dùng trong thời gian dài nhưng vẫn dễ bị mốc nếu không được bảo quản đúng cách. Nên giữ măng ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.

Hôm nay tôi mới biết măng tươi là thực phẩm ngon, nhưng 6 nhóm người ‘cấm kị’ ăn

Hiện tại, măng tươi đang vào mùa được bày bán khá nhiều ở các chợ. Nhưng những đối tượng nào tuyệt đối không nên ăn?

Từ miền núi, trung du, những búp măng tươi rói, mập mạp, đang nguyên cả vỏ, đủ loại được đưa về Hà Nội. Những ngày này, măng rừng có mặt trên các sạp ở hầu hết các chợ truyền thống của Thủ Đô.

Măng là thực phẩm quen thuộc và được chế biến thành rất nhiều món đa dạng như: bún măng gà, gà kho măng, canh măng mọc… Nhưng theo các chuyên gia y tế, rất nhiều người gặp vấn đề khi ăn măng như ngộ độc măng, tắc ruột… do chế biến và ăn măng sai cách.


măng tươi, ai không ăn măng, sức khỏe

Những người không nên ăn măng tươi.

Nhóm người không nên ăn măng:

Bà bầu

Măng chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).

măng tươi, ai không ăn măng, sức khỏe

Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Người có bệnh đường tiêu hóa

Theo các bác sĩ, người có bệnh đường tiêu hóa ăn măng sẽ gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản cũng không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Người bị bệnh thận

măng tươi, ai không ăn măng, sức khỏe

Trong măng tây và măng tre, hàm lượng canxi rất dồi dào nên những người bị thận mãn tính hoặc suy thận khi ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.

Những người bị gút

Trong măng tre, măng trúc, măng tây và những thực phẩm tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp các acid uric trong cơ thể, khiến cho tình hình bệnh gút sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều, có thể chân, tay, các khớp sẽ bị sưng tấy lên”.

măng tươi, ai không ăn măng, sức khỏe

Trẻ tuổi dậy thì

Măng tre chứa một lượng lớn chất khó tiêu hóa là cellulose và axit oxalic. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Ăn nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi dẫn đến còi xương và thiếu kẽm gây chậm phát triển nên trẻ em tuổi dậy thì cần hạn chế.

măng tươi, ai không ăn măng, sức khỏe

Người dùng aspirin

Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.

Nếu bạn là tín đồ của món măng mà không thuộc những nhóm người trên thì có thể thoải mái ăn măng tuy nhiên cần lưu ý chế biến đúng cách để loại bỏ độc tố trong măng.

Lưu ý: Khi luộc, nấu măng bạn nên mở nắp nồi để chất độc có thể bay hết ra ngoài, không ngấm vào măng gây hại cho sức khỏe.

Theo vtcnews.vn Copy link

Link bài gốc Lấy link https://vtcnews.vn/cach-loai-bo-luu-huynh-trong-mang-kho-ar904472.html