Đây là lý do ai cũng nên trồng cây sả trong nhà

Đây làm một loài cây khá phổ biến nhưng ít người biết đến công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày.

Những thực phẩm càng nấu chín kỹ càng giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhất là loại thứ 2 / Sai lầm khi ăn chuối dễ làm giảm tuổi thọ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Đông y, sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Sả được dùng chủ yếu làm thuốc chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy.. .Đồng thời, sả có tác dụng hạ sốt, chống trầm cảm, giúp tiêu hóa tốt. Sả có tác dụng làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu. Tinh dầu sả chống sình bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

Giải độc

Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh – hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giảm cân

Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
cong-dung-cua-cay-sa-1
Ảnh minh họa.
Đuổi muỗi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh dầu có trong sả có khả năng đuổi muỗi cao gấp nhiều lần các loại thuốc chống mũi đốt hiện nay. Tuy nhiên, lá sả rất sắc có thể gây đứt tay, lớp lông trên lá sả sẽ gây ngứa. Chính vì vậy mà khi trồng chúng ở nhà, bạn nên để mắt đến những đứa trẻ, không nên cho chúng lại gần các bụi sả.

Giảm đau

Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Trị rối loạn kinh nguyệt

Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh có thể lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.

Hỗ trợ hạ huyết áp

Cây sả có tác dụng lợi tiểu, nhờ đó có thể làm giảm huyết áp. Tuy nhiên do bệnh cao huyết áp dễ gây ra các biến chứng đột ngột rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị cao huyết áp sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Và chúng ta dùng thêm sả như là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

Theo Khỏe & ĐẹpCopy link

Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/day-la-ly-do-nha-nao-cung-nen-trong-mot-cay-sa-trong-nha-d149997.html

Theo Khỏe & Đẹp