Cách ngâm gừng với giấm rất đơn giản, bạn chỉ cần đem gừng đi gọt vỏ, sau đó cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào lọ. Đổ giấm gạo cho đầy lọ rồi đậy nắp lại, cho vào tủ lạnh. Sau 1 ngày là có thể đem ra sử dụng.
Ngày nay, con người ngày càng chú trọng hơn đến việc giữ gìn sức khỏe nên việc ăn gì, kết hợp thực phẩm như thế nào ngày càng được quan tâm. Có rất nhiều loại thực phẩm khi kết hợp với nhau thì lợi ích sẽ được nhân lên gấp bội, gừng ngâm giấm cũng là một trong số đó.
Gừng và giấm đều là những loại gia vị quen mặt trong gian bếp của các gia đình, khi kết hợp với nhau cả 2 không chỉ có thể tăng thêm hương vị mà còn cực kỳ có lợi cho tuổi thọ. Theo bậc thầy về Y học cổ truyền Trung Quốc, Lu Zhizheng: Bí quyết để ông sống đến 90 tuổi vẫn minh mẫn, khỏe khoắn đó là mỗi ngày đều ăn 3 lát gừng ngâm giấm, thói quen này đã được ông thực hiện suốt 4 thập kỷ qua.
Hoặc, bạn có thể nấu 250ml giấm táo, nấu lửa nhỏ đến khi giấm sôi thì tắt bếp, thêm đường trắng tuỳ khẩu vị; khi giấm nguội thì cho thêm 0,5kg gừng, để vào lọ thuỷ tinh và dùng dần.
Nên dùng gừng ngâm giấm vào bữa sáng, có tác dụng tốt trong việc bồi bổ dạ dày, tiêu mỡ, đốt chất béo, đào thải độc tố của cơ thể.
Đều đặn sử dụng gừng ngâm giấm , cơ thể sẽ đạt được những lợi ích nào?
1. Bổ dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Trong Đông y, gừng được xem là một vị thuốc dân dã có tác dụng trị nhiều bệnh, nhất là bệnh liên quan đến dạ dày. Nếu đem gừng ngâm giấm sẽ đem lại tác dụng đó là điều trị các bệnh dạ dày, nhất là trào ngược dạ dày, dùng trong 3-7 ngày liên tục thì tình trạng sẽ cải thiện rõ rệt.
2. Giúp cơ thể ấm áp, dễ chịu hơn
Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh… trong củ gừng cũng có chứa tinh dầu nên việc ăn gừng thường xuyên sẽ khiến cơ thể trở nên ấm áp hơn, giúp tay chân bớt lạnh. Những người thể hàn, đang bị cảm lạnh thì dùng gừng ngâm giấm sẽ có tác dụng rất tốt.
3. Ngăn ngừa rụng tóc
Ăn gừng điều độ có thể giúp tăng tốc độ lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm rụng tóc, đặc biệt là đối với những người bị rụng tóc. Ngoài ra, trong gừng còn có chất chống oxy hóa, tác dụng chống lão hóa càng rõ ràng.
4. Bảo vệ và điều trị viêm khớp
Gừng là thực phẩm tốt cho xương khớp. Nếu ăn khoảng 20ml gừng ngâm giấm mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp , giảm mỡ máu.
5. Làm giãn mạch máu, bảo vệ tim
Trong hỗn hợp gừng ngâm giấm có chứa nhiều hoạt chất có chức năng chống đông máu, thường xuyên ăn gừng sẽ giúp hạn chế sự xuất hiện của các cục máu đông. Còn giấm thì có tác dụng thông mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường. Hai nguyên liệu này khi kết hợp với nhau sẽ đem lại lợi ích bảo vệ mạch máu gấp đôi.
6. Giảm cân
Gừng ngâm giấm cũng có lợi cho việc giảm cân ở một mức độ nhất định. Gừng ngâm giấm có tác dụng tăng cường chức năng khử trùng của đường tiêu hóa, cải thiện khả năng hoạt động của gan và thận, giúp cơ thể bài tiết chất độc tốt hơn, từ đó có tác dụng giảm cân, tiêu mỡ và dưỡng da.
7. Hạ lipid máu
Thường xuyên ăn gừng tươi ngâm giấm còn có tác dụng kiểm soát lipid máu rất tốt. Ngoài ra, giấm còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu của con người, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch , ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Dùng gừng ngâm giấm như thế nào để đạt được lợi ích tốt nhất?
Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y gừng tươi còn có tên gọi là Sinh Khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.
Theo lương y Sáng gừng ngâm giấm là một món ăn rất tốt, là một vị thuốc dân dã có tác dụng trị nhiều bệnh như cảm lạnh, viêm khớp, bệnh dạ dày. Tuy nhiên không nên lạm dụng ăn quá nhiều vì có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống. Mỗi ngày chỉ nên ăn 3 lát gừng ngâm giấm.
Thời điểm tốt nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng (7-9h), trong bữa sáng vì lúc này khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên, đem lại tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, tốt cho tiêu hóa.
Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh gan, người thiếu âm… không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn.
6 món ăn bồi bổ sức khoẻ F0 tuyệt đối không được bỏ qua: Tác dụng nhiều vô kể mà giá lại cực “bèo”, đâu cũng có thể tìm thấy