Cách rửa nho sạch chất bẩn, không còn lớp phấn trắng, yên tâm ăn cả vỏ

Nho là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, K, canxi, magie giúp tăng cường sức khỏe của xương, tăng sức đề kháng… Ngoài ra, nho còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa bệnh tật, làm chậm quá trình lão hóa…

Một trong những sai lầm lớn nhất khi rửa nho mà mọi người thường gặp phải là để nguyên chùm lớn. Những quả nho kết thành chùm với nhiều lớp chồng lên nhau nên các lớp bên trong thường bị chê khuất và rất khó rửa. Giữa các quả nho có nhiều khe hở là nơi tích tụ nhiều chất bẩn cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, ký sinh trùng.

 

Nho (và nhiều loại trái cây khác) sẽ có lớp phấn trắng tự nhiên trên vỏ. Do đó, khi rửa nho nói riêng và trái cây nói chung, bạn nên ngâm rửa kỹ để loại bỏ các chất bẩn cũng như lớp phấn này.

Nho (và nhiều loại trái cây khác) sẽ có lớp phấn trắng tự nhiên trên vỏ. Do đó, khi rửa nho nói riêng và trái cây nói chung, bạn nên ngâm rửa kỹ để loại bỏ các chất bẩn cũng như lớp phấn này.

Ngoài ra, nếu chỉ rửa nho bằng nước thông thường thì rất khó loại bỏ các chất có hại trên nho.

Để loại bỏ các chất bẩn trên quả nhỏ, giúp bạn yên tâm ăn loại trái cây này, hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.

Cắt rời quả ra khỏi chùm trước khi rửa nho

Bước đầu tiên mà bạn cần thực hiện là cắt rời quả nho ra khỏi chùm. Dãy dùng kéo để cắt từng quả, để lại một phần cuống nhỏ trên quả. Không nên dùng tay để gắt vì dễ khiến phần vỏ bị rách, làm vi khuẩn xâm nhập vào bên trong quả. Để lại một phần cuống sẽ giúp quả nho còn nguyên vẹn, nước và chất bẩn không ngấm vào trong quả khi rửa.

Không nên dùng tay để ngắt quả nho ra khỏi chùm vì rất dễ làm rách phần vỏ. Hãy dùng kéo để cắt và giữ lại một phần cuống của quả nho.

Không nên dùng tay để ngắt quả nho ra khỏi chùm vì rất dễ làm rách phần vỏ. Hãy dùng kéo để cắt và giữ lại một phần cuống của quả nho.

Cách rửa nho

– Rửa nho bằng muối

Cho nho vào chậu rửa, thêm một ít muối. Dùng tay chà rửa nhẹ nhàng rồi rửa lại nho nhiều lần bằng nước sạch. Để nho ráo nước và sử dụng.

– Rửa nho bằng baking soda

Cho nho vào chậu rửa, đổ ngập nước rồi thêm 1-2 thìa baking soda. Ngâm nho trong nước này khoảng 1 phút. Baking soda sẽ giúp phá vỡ liên kết của các chất bám trên bề mặt nho, giúp bạn rửa trôi chúng một cách dễ dàng hơn. Rửa nho nhẹ nhàng nhiều lần với nước cho các chất bẩn trôi sạch.

– Rửa nho bằng bột mì

Bột mì có tác dụng loại bỏ các chất bẩn và lớp phấn tự nhiên trên bề mặt quả. Lớp phần trắng trên quả nho (và nhiều loại trái cây khác) có tác dụng bảo vệ quả nho. Lớp phấn này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó có thể kết hợp với bụi bẩn và các chất khác nên không đảm bảo vệ sinh. Do đó, chúng ta vẫn nên rửa kỹ nho để loại bỏ các chất bám trên bề mặt.

Rửa nho bằng bột mì sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn trên vỏ nho.

Rửa nho bằng bột mì sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn trên vỏ nho.

Bạn sẽ cho nho vào chậu, thêm một ít bột mì vào trộn đều. Thêm nước cho ngập nho rồi khuấy đều cho bột tan vào nước. Ngâm nho trong khoảng 2 phút. Các tinh thể bột rất nhỏ có tác dụng hấp thu mạnh, giúp cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt quả nho.

Sau đó, rửa lại nho nhiều lần với nước cho sạch.

Bạn có thể kết hợp rửa nho với muối (hoặc baking soda) với bột mì để đảm bảo loại bỏ hết các chất bẩn trên bề mặt nho.

Sau khi rửa nho, phần vỏ sẽ sạch sẽ, sáng bóng.

Sau khi rửa nho, phần vỏ sẽ sạch sẽ, sáng bóng.

Bảo quản nho tươi

Nho mua về nếu chưa ăn ngay thì không cần rửa. Để nguyên lớp phấn trên bề mặt quả nho sẽ giúp nó tươi lâu hơn. Bạn có thể cho nho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Trước khi ăn thì lấy nho ra để rửa.

Với nho đã rửa sạch, bạn cần để thật ráo nước và cho vào hộp kín (có thể lót một tờ giấy khô bên dưới để hút ẩm hoặc sử dụng loại hộp chuyên dụng để dựng trái cây, rau củ). Cho hộp nho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.