Trồng mướp chỉ toàn lá không thấy quả, dùng ngày chiêu này để quả sai trĩu trịt, phủ kín giàn

Để cây mướp ra nhiều quả hơn, bạn hãy áp dụng biện pháp dưới đây.

Mướp được dùng rất nhiều trong các bữa ăn trong gia đình. Nguyên liệu này có thể đem luộc, xào hoặc nấu ăn. Với mướp già, bạn có thể sử dụng phần xơ mướp để làm bông tắm hoặc dùng để rửa bát đĩa.

Mướp thường được trồng vào mùa xuân. Ngày nay, rất nhiều gia đình trồng mướp trong chậu, thùng xốp ở ban công, sân thượng. Loại cây này khá dễ trồng, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, không ít người trồng gặp tình trạng lá cực kỳ xanh tốt nhưng cây lại rất ít quả.

Nếu gặp vấn đề này, bạn có thể áp dụng “tuyệt chiêu” dưới đây để kích thích cây mướp ra nhiều quả hơn.

Hãy lấy dao nhọn xiên qua thân cây theo chiều dọc, cách gốc khoảng 10 cm. Sau đó, lấy một mảnh sảnh nhỏ nhét vào chỗ vừa dùng dao đâm xuyên qua.
cach-trong-muop-sai-qua-01

Khoảng 1-2 tuần sau, bạn sẽ thấy cây bắt đầu có sự thay đổi.

Theo kỹ sư nông nghiệp, cách này sẽ giúp cân bằng sự phát triển của thân lá so với bộ rễ. Từ đó, cây sẽ tập trung dinh dưỡng để nuôi hoa thay vì nuôi lá.
cach-trong-muop-sai-qua-02
Cách này không chỉ ấp dụng cho mướp mà còn có thể dùng cho bầu, bí.

Ngoài ra, để cây mướp sai quả, bạn cần chú ý 3 điều sau:

Chọn giống

Không chỉ mướp mà khi trồng bất cứ cây gì, bạn cũng cần quan tâm đến giống. Mỗi giống sẽ có năng suất khác nhau. Ví dụ giống cũ thường cho năng suất thấp hơn, dù chăm bón kỹ cũng không có nhiều quả.

Bón phân

Bón phân là việc rất quan trọng khi trồng cây, trồng rau. Nếu bón phân không đúng cách, đúng thời điểm thì cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn.

Với mướp, bạn có thể đào hố sâu dưới gốc cây, bón lót bằng phân gà, bã đậu, phân lợn… rồi ủ một lớp đất dày khoảng 5cm. Sau đó mới bắt đầu cấy cây giống hoặc gieo hạt. Làm như vậy để tránh làm tổn thương bộ rễ. Sau khi bộ rễ hình thành và phát triển khỏe mạnh, nó sẽ hút các chất dinh dưỡng ở dưới để nuôi cây.
cach-trong-muop-sai-qua-03
Trước khi cây ra hoa, hãy dùng kali dihydro photphat và vi lượng Bo, pha loãng với nước, 7 ngày phun một lần, tổng cộng phun 3 lần để cải thiện năng suất và chất lượng quả.

Sau khi cây ra hoa và đậu quả, có thể bón thúc bằng phân hữu cơ hoặc phân hỗn hợp. Trước khi bón cần pha loãng phân. Đào hố cách gốc khoảng 20cm, tưới ẩm bằng nước phân pha loãng rồi lấp đất lại.

Trước khi thu hoạch quả, cần ngưng tưới nước đạm khoảng 7-10 ngày để tránh dư lượng phân bón trong quả.

Cắt tỉa cây

Mướp, bầu, bí có khả năng phân cành mạnh. Do đó, trong quá trình trồng cần phải cắt tỉa bớt cành. Cắt hết cành phụ trong vòng nửa mét tính từ phần dưới lên trên để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ở phía trên.

Khi ngọn chính của cây leo lên giàn được khoảng 2-3 mét thì có thể bấm ngọn chính. Sau bước này, cây sẽ đẻ nhiều nhánh mới hơn. Các ngọn của nhánh có thể để nguyên, không cần bấm. Việc này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa dinh dưỡng, thúc cây ra hoa và đậu quả.