Loại củ ‘rẻ như khoai, bổ như sâm’, rất ngon mà nhiều người chưa biết để ăn

Loại củ này có bề ngoài giống rất giống củ khoai lang nên có thể khiến nhiều người nhầm lẫn. Ruột bên trong có màu vàng. Nếu ngửi mùi, bạn sẽ thấy nó hơi giống mùi của nhân sâm.

Loại củ được nhắc đến ở đây là sâm đất (còn gọi là khoai sâm, địa tàng thiên…). Sâm đất là một loại đặc sản nổi tiếng lâu đời ở Lào Cai.

Bề ngoài của củ sâm đất trông giống với củ khoai lang, ruột trắng trong hoặc vàng nhạt, mọng nước, mùi thơm như nhân sâm. Từ xa xưa, người ta hay dùng lá sâm đất để nấu canh thanh nhiệt, giải độc.

sam-dat-01

Trong Đông y, sâm đất cũng được coi là một loại dược liệu có tác dụng chữa bệnh, hỗ trợ sức khỏe. Sâm đất có vị ngọt, hơi đắng, cay, tính bình, tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế tân sinh… giúp thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, sưng trong viêm khớp, long đờm… Lá, rễ, củ của cây sâm đất đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh.

Sâm đất chứa khá nhiều dưỡng chất như carbohydrate, fructan, đường, đạm, chất xơ, chất béo và các vitamin A, C cùng khoáng chất như sắt.

Tác dụng của sâm đất

Hỗ trợ giảm cân

Củ sâm đất chứa nhiều nước và chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, giúp giảm tiêu thụ thức ăn, tăng nhu động ruột nhờ đó mang lại hiệu quả giảm cân. Sâm đất có lượng calo khá thấp nên được coi là loại thực phẩm giảm cân lành mạnh.

Tốt cho người bị tiểu đường

Sâm đất chứa thành phần fructooligosaccharides có tác dụng hạn chế hấp thu đường đơn trong cơ thể, mang lại hiệu quả chống tăng đường huyết, giảm lượng đường trong gian, tăng cường hoạt động của insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng được củ sâm đất.

sam-dat-02

Tốt cho tim mạch

Nghiên cứu cho thấy thành phần fructooligosaccharides có thể chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ và polyphenol. Các chất này sẽ góp phần làm giảm lượng natri trong máu, giúp hạ đường huyết, chống oxy hóa. Nhờ đó, hoạt động của tim mạch được duy trì ở trạng thái ổn định.

Làm đẹp da

Sâm đất chứa nhiều vitamin A, C, sắt, pectin, đạm, chất béo… mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Nó cũng giúp làm đẹp da đối với phụ nữ. Củ sâm đất mọng nước giúp bổ sung nước cho cơ thể, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phục hồi làn da…

Lưu ý khi sử dụng sâm đất

Các bác sĩ khuyên mọi người không nên nghe theo lời quảng cáo trên mạng, tích trữ sâm đất 3-4 tháng. Sâm đất mua về dùng càng sớm càng tốt, dinh dưỡng càng nhiều.

Người bị tiểu đường hoặc các bệnh khác nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tác dụng của thuốc.

sam-dat-03

Sâm đất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có một số người nên hạn chế sử dụng:

– Người hay bị đầy bụng hoặc đang bị đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy nên tránh ăn sâm đất vì nó có tác dụng nhuận tràng, làm tình trạng tiêu hóa càng trở nên tồi tệ hơn.

– Phụ nữ mang thai nên tránh ăn sâm đất vì nó có thể gây kích ứng.

– Người bị gút, người đang sử dụng thuốc trị bệnh… nên tránh ăn củ sâm đất vì nó có thể làm giảm hiệu quả của thuốc trị bệnh.

Sử dụng sâm đất quá nhiều, trong thời gian dài cũng có thể gây ra tình trạng đổ mồ hôi nhiều, dễ buồn nôn, thậm chí bị ngộ độc.

Cách chọn củ sâm đất ngon

Nên mua sâm đất chính vụ. Mùa thu hoạch của khoai sâm là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Khi mua, nên chọn những củ có độ lớn vừa phải. Các củ to có thể sẽ không ngọt bằng củ nhỏ. Tránh chọn củ nhỏ dài vì nhiều xơ.

Không mua sâm đất bị rỗ, màu đen xỉn. Ấn tay vào thân củ thấy mềm thì không mua vì đó là dấu hiệu cho thấy bên trong bị thối hỏng.

Có thể gọt vỏ sâm đất và săn sống để thưởng thức hương vị tươi ngon, tự nhiên của loại củ này. Ngoài ra, bạn cũng có thể đem nó đi xào, nấu canh, làm nộm, gỏi.