Khi hấp hải sản nên dùng nước sôi hay nước lạnh? 70% làm sai khiến hải sản bị tanh ăn mất ngon

Khi mua hải sản về nhà để tự chế biến, nhiều người thường cảm thấy các món ăn không được ngon như khi ăn ở nhà hàng mặc dù họ đã lựa chọn đồ tươi sống. Vậy khi hấp hải sản nên dùng nước sôi hay nước lạnh?

Món hải sản hấp là một món ăn yêu thích của nhiều người vì nó giữ được hương vị nguyên bản cũng như các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi mua hải sản về nhà để tự chế biến, nhiều người thường cảm thấy các món ăn không được ngon như khi ăn ở nhà hàng mặc dù họ đã lựa chọn đồ tươi sống. Điều này là do việc chế biến đã không đúng cách, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của món ăn. Đối với món hấp, nhiệt độ của nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. Vậy khi hấp hải sản, chúng ta nên dùng nước sôi hay nước lạnh?

Khi hấp hải sản, nên dùng nước sôi hay nước lạnh?

Các đầu bếp hàng đầu của các nhà hàng hải sản tiết lộ, hải sản hấp sẽ ngon hơn luộc vì phương pháp hấp cách thủy sẽ làm hải sản chín đều bằng hơi nước nóng. Nhờ đó thịt không bị nát hay khô xơ và giữ được vị ngọt đậm đà cũng như độ mềm của nó. Mỗi loại hải sản sẽ có một thời gian hấp khác nhau. Một bí quyết chung hấp hải sản đó là dùng nước lạnh thay vì nước sôi. Tuy đơn giản là vậy nhưng khá nhiều người thường làm sai, dẫn đến các món ăn bị tanh và mất ngon.

+ Đối với tôm

Khác với tôm luộc, tôm hấp sẽ không bị teo thịt và nó vẫn giữ nguyên độ ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, khi hấp, bạn cần cho tôm vào hấp ngay khi nước còn lạnh. Nếu dùng nước sôi, các protein trong thịt tôm sẽ bị đông cứng lại nhanh chóng, không những sẽ làm chất dinh dưỡng bị mất đi mà còn khiến thịt tôm còn dễ dính vào vỏ, khi ăn sẽ rất khó bóc. Trong quá trình hấp, khi nước bắt đầu sôi, bạn chỉ đun thêm khoảng 4 đến 5 phút là vừa chín và tắt bếp.

Khi hấp bạn cần cho tôm vào hấp ngay khi nước còn lạnh.

+ Đối với cua, ghẹ

Cua ghẹ cũng cần phải được hấp bằng nước lạnh mới có thể giữ được hương vị thơm ngon. Nếu hấp chúng trực tiếp bằng nước nóng, cua ngoài việc không có màu sắc đẹp mắt nó còn không giữ được vị ngọt, và còn có thể bị rụng càng trong quá trình hấp từ đó khiến món ăn kém hấp dẫn.

Khi đặt cua vào nồi hấp, bạn lưu ý nên để bụng cua ngửa lên. Tính từ khi nước bắt đầu sôi, bạn chỉ cần duy trì khoảng 10 phút là vừa chín. Không nên hấp cua quá lâu bởi khi đó thịt cua bị chín kỹ sẽ khiến bớt đi vị tươi ngọt tự nhiên, dai hơn.

+ Đối với các loại ốc

Tương tự tôm, cua, nếu bạn hấp ốc bằng nước nóng trực tiếp, thịt ốc sẽ bị co lại, vừa gây mùi hôi vừa dai và khi đó rất khó để ăn. Thời gian hấp ốc chỉ khoảng 5 đến 10 phút là chín, bạn không nên hấp quá lâu vì sẽ khiến ốc nhạt thịt và teo lại.

+ Đối với cá

Khi hấp cá, bạn cũng phải dùng nước lạnh vì cá sau khi đã được cho vào nồi, gặp hơi nước nóng thì thịt sẽ rất nhanh chóng co lại và ảnh hưởng đến hương vị. Cá hấp bằng nước lạnh sẽ cho thành phẩm ngọt hơn và ngon hơn. Quá trình hấp cá, bạn cũng có thể cho thêm một ít mỡ gà hoặc mỡ lợn vào, cá sẽ mềm và mịn hơn.

Khi hấp cá, bạn cũng phải dùng nước lạnh

Một số lưu ý khi hấp hải sản

+ Bước sơ chế rất quan trọng

Đây là khâu quyết định để khử mùi tanh hải sản mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon. Bạn hãy dùng rượu trắng và giấm để ướp chúng trong vòng 3 phút, mùi tanh sẽ giảm đi rất nhiều.

+ Thêm gia vị như vài lát gừng hoặc chanh, sả đập dập và rắc chúng trực tiếp lên hải sản để át mùi.

+ Không hấp quá lâu, hải sản sẽ ngon và đậm đà nhất khi được hấp với thời gian chứng khoảng 10 – 15 phút.

https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/khi-hap-hai-san-nen-dung-nuoc-soi-hay-nuoc-lanh-70-lam-sai-khien-hai-san-bi-tanh-an-mat-ngon-842054.html