Cách nhận biết thịt lợn sạch bằng mắt thường

Có cách nào nhận biết thịt lợn bẩn, thịt lợn sạch bằng mắt thường?

Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y thành phố Hà Nội, để tránh nguy hại cho sức khỏe, các bà nội trợ cần thận trọng khi mua thịt lợn. Thịt lợn sạch đơn giản là thịt không nuôi cám tăng trọng, không tồn dư thuốc và các hoá chất, không có ký sinh trùng và vi trùng.

Trường hợp bà nội trợ không có địa chỉ để mua thịt lợn sạch, bắt buộc mua ở chợ cóc thì phải bỏ túi vài mẹo nhỏ nhận biết thịt sạch dưới đây.

Cách nhận biết thịt lợn sạch bằng mắt thường- Ảnh 1.

Thịt lợn sạch thường có lớp bì dày, mỡ dày. (Ảnh minh hoạ)

Nhận biết thịt lợn ăn tăng trọng, chất tạo nạc

Để phân biệt 2 loại thịt lợn sạch và thịt lợn siêu nạc do hoá chất có thể dựa vào cảm quan và cảm nhận khi chế biến.

Thịt lợn sạch
Thịt lợn siêu nạc do hoá chất

Mùi vị
Thịt lợn tươi, có mùi tự nhiên.
Khi còn sống, thịt lợn siêu nạc do hoá chất sẽ có mùi tanh hơn thịt lợn sạch.

Lớp mỡ
Mỡ thường dày 1,5 – 2cm có màu trắng trong đến trắng ngà, ăn giòn và không ngấy.
Lợn siêu nạc do hoá chất thường có lớp mỡ mỏng dưới 1cm và lỏng lẻo, phần nạc bám sát vào da.

Màu thịt
Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, bề mặt khô ráo, bóng, mỡ chắc
Thịt thường có màu đỏ đậm khác thường, bề mặt thịt nhầy. Mặt da có thể xuất hiện những đốm đỏ.

Khối thịt
Khối thịt rắn chắc, độ đàn hồi cao khi ấn xuống, thớ thịt.
Khối thịt lỏng lẻo, khô, cứng và ít đàn hồi, cảm giác như ứ nước bên trong, cục nạc nổi thành u, khi thái có thể có dịch vàng chảy ra.

Khi chế biến
Sau khi luộc có nước dùng trong suốt, mùi thơm và lớp váng mỡ xuất hiện trên bề mặt có dạng vết lớn.
Nước dùng đục, mùi không dễ chịu và mỡ trên bề mặt chia nhỏ, thấm chí không có váng mỡ.

Nhận biết thịt ngậm chất bảo quản

Vì lợi nhuận nhỏ trước mắt, nhiều nhà cung cấp biến thịt từ ôi thiu thành tươi ngon để bán cho người tiêu dùng. Họ ướp, tẩm hàn the, muối hay một số hóa chất khác mà các giác quan của người tiêu dùng khó nhận biết.

Khi ướp những chất này, thịt sẽ đỏ tươi nhưng không còn độ dính dẻo tự nhiên, thớ thịt săn, cứng, mất độ đàn hồi.

Ngoài ra khi cắt sâu vào bên trong, thịt khá nhũn, chảy dịch, màu hơi thâm, có mùi. Loại thịt này khi rửa sẽ chuyển màu nhợt và có mùi tanh rất khó chịu, mỡ có màu vàng. Khi nấu, nước thịt ôi sẽ đục, mùi hôi, mỡ bề mặt sẽ tách thành những hình tròn nhỏ thay vì nổi váng lớn như thịt tươi.

Nhận biết thịt nhiễm ký sinh trùng

Phổ biến nhất là lợn nhiễm giun sán. Người tiêu dùng cần quan sát kỹ trước khi mua, nhất là những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ. Nếu thấy những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc) thì không nên mua.

Khi thái thịt, có thể cắt thịt theo thớ dọc, nếu thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.

Để chọn mua thịt lợn chất lượng, bạn nên xem xét từ chuỗi cung ứng thịt. Việc mua thịt tại các cửa hàng thực phẩm hoặc siêu thị, nơi có hệ thống cung ứng đầy đủ và đáng tin cậy sẽ đảm bảo an toàn hơn so với mua tại chợ hoặc hàng rong. Nếu không thể xác định được nguồn gốc, thì nên luộc qua thịt với nước sôi trước khi sử dụng.

Tiêu thụ thịt không đảm bảo chất lượng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm ngộ độc thực phẩm và nguy cơ mắc phải các bệnh do ấu trùng sán lợn, gây hại cho gan và thận, lâu dần tích tụ tăng nguy cơ phát triển các bệnh nghiêm trọng.
Bất ngờ với loại cá giúp bạn sống lâu hơn: Nhiều người chê không ăn

2 bộ phận “quý như vàng”, bổ như nhân sâm, ra chợ, gặp hàng thịt lợn nhớ mua ngay

Phần đuôi lợn

Theo đông y, đuôi lợn có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, và có nhiều công dụng cho sức khỏe như:

Bồi bổ sinh lực: Đuôi lợn có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị các chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm, cung cấp năng lượng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Hỗ trợ khớp và xương: Đuôi lợn thường được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về khớp và xương như đau nhức khớp, viêm khớp và thoái hóa khớp.

Theo đông y, đuôi lợn có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, và có nhiều công dụng cho sức khỏe.

Theo đông y, đuôi lợn có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, và có nhiều công dụng cho sức khỏe.

Dưỡng da: Đuôi lợn giúp giữ độ ẩm và tăng tính đàn hồi của da, chống lão hóa. Nó được sử dụng trong một số sản phẩm chăm sóc da để làm mờ nếp nhăn, làm mềm và dưỡng ẩm da.

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Đắc Danh cho biết, trong 100g đuôi lợn có chứa: 17,7g protein, 33,5g chất béo, 1,12mg vitamin B3, 0,07mg vitamin B1, 0,07mg vitamin B2, 14mg canxi, 47mg photpho, 25mg natri, 157mg kali, và không chứa carbohydrate.

Đặc biệt, đuôi lợn nổi bật với hàm lượng kẽm cao. Trong 100g đuôi lợn có chứa 1,64mg kẽm, chiếm khoảng 15% giá trị hàng ngày (dựa trên khẩu phần ăn 2000 calo).

Kẽm là nguyên tố vi lượng rất quan trọng trong hầu hết các hệ cơ quan. Nó không chỉ tạo nên các hormone nội sinh kiểm soát sự phát triển cơ thể mà còn duy trì nồng độ testosterone trong huyết thanh. Đối với nam giới, testosterone là hormone ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và phát triển sinh dục”.

Kẽm được xem là khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch và sức khỏe sinh sản của nam giới. Các nghiên cứu chứng minh kẽm cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng. Thiếu kẽm ảnh hưởng đến khả năng vận động và hình thái tinh trùng, làm tăng nguy cơ hiếm muộn.

Kẽm cũng quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này, thậm chí dẫn đến vô sinh.

“Ngoài giá trị cho sức khỏe nam giới, đuôi lợn giàu protein, chủ yếu từ da, gồm các chất như collagen, elastin… Các chất này giúp liên kết cấu trúc tế bào, giữ độ ẩm, tăng tính đàn hồi và chống lão hóa da, bảo vệ da trước các yếu tố bất lợi từ môi trường”, ông Danh nói.

Các chất dinh dưỡng khác

Đuôi lợn còn chứa canxi, photpho, sắt, magie… có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì hệ xương khớp, chống loãng xương, và ngăn ngừa thiếu máu.

Chuyên gia này phân tích: “Canxi là thành phần chính của xương và răng, giúp xây dựng và duy trì độ cứng và cấu trúc của xương. Canxi cũng quan trọng trong quá trình tái tạo và phục hồi xương khi tổn thương”.

Phần xương lưỡi liềm

Nếu chỉ nghe tên, nhiều người sẽ không biết phần thịt này nằm ở đâu của con lợn. Thực tế, xương lưỡi liềm nằm ở ngã ba của phần chân trước con lợn, nơi có chiếc xương giống hình lưỡi liềm. Xương lưỡi liềm là một phần sụn, rất giòn, thường được dùng để hầm súp hay nấu canh, rất bổ dưỡng và ngon miệng.

Một số người bán biết giá trị của phần thịt quý giá này nên thường giữ lại để hầm xương hoặc nấu canh cho gia đình, vì vậy ít khi người mua biết đến. Quan trọng hơn cả hương vị, xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ phần xương này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.

Một số người bán biết giá trị của phần thịt quý giá này nên thường giữ lại để hầm xương hoặc nấu canh cho gia đình, vì vậy ít khi người mua biết đến.

Một số người bán biết giá trị của phần thịt quý giá này nên thường giữ lại để hầm xương hoặc nấu canh cho gia đình, vì vậy ít khi người mua biết đến.

Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương, giúp bổ sung đủ canxi cho cơ thể. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.

Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chứa nhiều chất chiết xuất hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Ngoài ra, xương lưỡi liềm có giá trị dinh dưỡng rất cao.

Theo VTC News