Trông mặt bắt hình dong: Ai có 6 điểm này chớ vội kết thân, miệng lưỡi họ khó lường

Đây là kiểu người thiếu sự thành thật, lúc nào dùng lời hoa mỹ để che dấu đi con người thật của mình. Những người như vậy cổ nhân dạy nên tránh xa, không nên kết giao.

“Xảo ngôn” ở đây là chỉ những người nói khéo, khéo đến mức người khác khó có thể thấy được lời nói của họ là giả tạo.

Những người như vậy thường không có năng lực nhưng lại cố gắng tận dụng cơ hội làm cho người khác tin tưởng bằng khả năng hoạt ngôn của mình.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo, giúp chúng ta xác định được người mà mình đang giao tiếp có phải là giả tạo hay không, từ đó có thể điều chỉnh hành vi của mình cho thích hợp.

1. Chỉ tôn trọng những người có quyền lực

Những người giả tạo luôn luôn tìm cách giành giật những thứ mà họ có thể. Họ luôn sống theo cách đó, đặc biệt trong môi trường công sở. Với cấp trên, họ nịnh nọt, cười nói ngọt ngào, tuy nhiên với người địa vị thấp kém hơn như bồi bàn, phục vụ lau dọn, họ lại coi thường, khinh bỉ.

Một người tử tế sẽ luôn luôn tôn trọng những người xung quanh, bất kể vị trí của đối phương trong xã hội là gì, hay người đó có làm được gì giúp ích cho họ hay không.

2. Ưa chỉ trích

Tâm lý của những người đạo đức giả luôn là không cảm thấy an toàn. Vì vậy, thay vì khen ngợi một người mà họ đánh giá là hơn mình, họ lại cảm thấy bị đe dọa, bị coi thường, vì thế họ tìm cách trù dập, chỉ trích, nói xấu người đó.

Ngược lại, những người tử tế luôn luôn tự tin vào năng lực của mình và lấy thành công của người khác làm động lực.

3. Hay đưa chuyện

Nghiên cứu cho thấy những người thích “tám chuyện” thường không hài lòng với bản thân và có mức độ lo lắng cao. Để chống lại cảm giác này, họ “buôn chuyện” để kéo người khác xuống nhằm nâng mình lên.

Trong khi đó, người tử tế chỉ có xu hướng bày tỏ ý kiến của mình thay vì thể hiện ác ý thông qua những lời bình phẩm. Điều này xuất phát từ chính sự tự trọng lành mạnh của họ.

4. Chỉ giúp người khác khi có lợi cho mình

Người đạo đức giả chỉ nghĩ cho chính bản thân họ, trước khi nghĩ cho người khác. Nếu họ nhận thấy rằng mình có thể kiếm lời hay được lợi từ một việc gì đó, họ sẽ thực hiện nó một cách nhanh chóng. Còn nếu việc đó chẳng có lợi lộc gì, họ sẽ tìm cách né tránh.

Trong khi đó, người tử tế sẽ giúp đỡ người khác chỉ đơn giản là vì họ muốn vậy, chứ không phải vì bất cứ lợi lộc gì.

5. Thích gây chú ý, gây ấn tượng

Nếu một người đạo đức giả đạt được thành quả nào đó, họ sẽ muốn cả thế giới biết đến điều đó. Điều đó là bởi vì những kẻ đạo đức giả luôn luôn khao khát sự chú ý của những người xung quanh, xuất phát từ thực tế rằng họ đã không học cách nuôi dưỡng điều đó từ trong chính mình.

Gây ấn tượng, tạo thiện cảm tốt là điều rất bình thường của mỗi người. Nhưng nếu nó trở thành một lối sống của một người, thì chắc chắn đó là một người đạo đức giả. Những người này tập trung quá nhiều vào việc người khác nghĩ gì về mình, điều này vô tình khiến họ mất đi sự kết nối với những điều mà mình tin tưởng, cũng như những gì giá trị thật sự với họ.

Trong khi đó, những người tử tế chỉ quan tâm đến việc những người họ yêu thương nghĩ gì. Họ không cần tới sự chú ý của bất cứ ai khác.

6. Chỉ thích nói suông

Những người đạo đức giả thích phóng đại mọi thứ. Lời họ nói lúc nào cũng hùng hồn. Họ thích khoác lác, khoe khoang và tạo ra một hình ảnh long lanh về bản thân. Tất cả những điều này đến từ một người có lòng tự trọng thấp, một người cố gắng tạo ra hình ảnh sai lệch về bản thân, chỉ nhằm mục đích tạo ấn tượng. Kể cả là hứa hão để được tiếng, họ cũng không từ.

Nhưng thực tế, họ không bao giờ có kế hoạch làm những gì mình hứa hẹn. Hoặc cũng có thể họ sẽ bắt tay vào làm, nhưng sớm từ bỏ khi nó chẳng lợi lộc gì cho mình.

Người chân thành, tử tế luôn biết giá trị của lời hứa. Họ sẽ đặt mình vào vị trí của người khác và nỗ lực hết sức để giúp đỡ, khi được đề nghị. Họ cũng không thích khoe khoang về những thành công của mình, cũng không cần sự chấp thuận hay tán dương của người khác, bởi vì họ tin tưởng ở bản thân, thế là đủ.

Nguồn : https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/trong-mat-bat-hinh-dong-ai-co-6-diem-nay-cho-voi-ket-than-mieng-luoi-ho-kho-luong-745933.html