Khi cúng bàn thờ Thần Tài, tỏi là lễ vật quan trọng không thể thiếu, thế nhưng nó lại đại kỵ ở bàn thờ gia tiên, vì sao thế?
Tỏi là gia vị có mùi vị cay nồng và có chứa nhiều tố chất kích thích. Nếu chúng ta ăn quá nhiều tỏi thì cơ thể dễ có mùi hôi, tính tình trở nên dễ nóng giận hơn, điều này không phù hợp với việc thờ cúng Phật. Vì thế, khi các gia đình làm mâm cơm mặn dâng lên bàn thờ, họ sẽ không dùng tỏi làm gia vị.
Mâm cỗ cúng mặn truyền thống gồm 6 đĩa, 4 bát bao gồm các món cổ truyền như bát miến, bát ninh măng, bát bóng, đĩa thịt gà, bát mọc, đĩa giò, thịt lợn, đĩa nem thính, đĩa xào, bánh chưng, đĩa xôi, bát chấm…. Tất nhiên số lượng món ăn và thực đơn hoàn toàn có thể thay đổi tùy từng điều kiện gia đình.
Tại sao tỏi dâng lên bàn thờ Thần Tài hút lộc nhưng lại đại kỵ dâng lên bàn thờ gia tiên?
Mâm cúng mặn bao gồm các vị từ vị chua, cay, mặn, ngọt. Mâm cỗ này dâng lên bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ Tiên với mong muốn cầu xin một cuộc sống tròn vẹn, đủ đầy, con cháu sung túc, ấm no.
Trên thực tế, có nhiều gia đình không kiêng tỏi, họ vẫn nêm nếm trong các món ăn, bởi họ quan niệm rằng chỉ cần có tâm, nấu những món thật ngon là sẽ được chứng giám lòng thành. Tuy nhiên, nhiều người muốn tâm lý yên tâm, tinh thần thoải mái hơn thì có thể bỏ qua tỏi cũng được.
Trong văn hóa tâm linh thờ cúng của người Việt từ xưa tới nay. Tỏi được cho là dùng để trừ ta ma, đạo chích rất hữu hiệu. Bởi tỏi có mùi hăng mạnh nồng không thanh tịnh. Nhiều người nói rằng cố tình dâng lên bàn thờ là thiếu kính trọng bề trên.
Tỏi được cho là không thanh tịnh
Ngoài ra, trong thuyết liên quan tới nhà Phật thì Phật dạy Phật tử cần tránh xa ngũ vị tân (tỏi, hành, hẹ, kiệu, hưng cừ). Những loại gia vị này có mùi nặng, làm tính khí bị kích động và kích dục gây ra tà ý tà dâm tà kiến. Vì thế nên khi cúng Phật sẽ kiêng tất cả những món ăn có dính tới các gia vị này để đảm bảo sự thanh tịnh, tôn kính.
Các ban thờ thánh cũng kiêng đặc biệt tỏi vì tỏi cũng có mùi hăng nồng không thanh tịnh.