“Tất tần tật” các mẹo hay đuổi ruồi, muỗi, kiến, gián ra khỏi nhà bằng những nguyên liệu giá rẻ như cho

Chỉ với những nguyên liệu sẵn có trong nhà thậm chí cả những thứ tưởng chừng vứt đi như vỏ cam, vỏ quýt nhưng bạn có thể tạo ra những cách đuổi ruồi, muỗi, kiến, gián rất hiệu quả. Cùng tham khảo nào!

Đuổi ruồi

Cách 1: Đuổi ruồi bằng  tinh dầu sả

Mùi hương của  tinh dầu sả sẽ làm  cho lũ ruồi biến mất ngay tức khắc, bởi vì chúng rất ghét mùi hương này. Bạn pha  tinh dầu với nước ấm rồi  cho vô bình xịt, tiếp theo bạn phun xịt hỗn hợp này ở mọi nơi trong nhà.

Có một cách nữa, đó là bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu ở những địa điểm mà ruồi hay lui tới như khu vực ăn uống, nhà bếp,… Nếu thường xuyên áp dụng thì số lượng ruỗi trong nhà của bạn sẽ giảm rất nhiều.

Ngoài ra,  tinh dầu bạch đàn hoặc hoa oải hương, bạc hà, đinh hương cũng có tác dụng đuổi ruồi.

Cách 2: Cách đuổi ruồi bằng vỏ cam
20_MAQX
Vỏ cam chứa nồng độ 90-95% limonene, một chất hóa học có hại với ruồi và nhiều loại côn trùng khác. Chính vì vậy, sử dụng vỏ cam là cách đơn giản và không tốn kém để giúp bạn đánh đuổi ruồi.

Bạn hãy sấy khô và để ở những nơi có ruồi xuất hiện. Nếu ruồi ngửi thấy mùi cam thì chúng sẽ từ bỏ ý định len lỏi vào nhà của bạn. Ở những không gian có diện tích nhỏ, bạn nên áp dụng cách đuổi ruồi này để có kết quả theo như mong muốn của bạn.

Cách 3: Diệt ruồi bằng xà phòng

Xà phòng với mật ong nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra một sản phẩm diệt ruồi rất hiệu quả. Bạn hòa nước xà phòng với mật ong, rồi  cho vào bát, đặt ở nơi có nhiều ruồi nhất. Mật ong sẽ dẫn dụ ruồi đến thưởng thức và chúng sẽ không thể thoát ra khỏi hỗn hợp này. Với nguyên liệu sẵn có trong nhà, bạn có thể diệt ruồi vừa an toàn vừa có kết quả tốt nhất.

Mặt khác, bạn có thể sử dụng bột ớt với xà phòng để đánh đuổi ruồi. Bạn trộn đều xà phòng, bột ớt và một chút nước trái cây thơm ngon, rồi  cho vào bình xịt. Sau đó, bạn phun dung dịch này ở những nơi mà ruồi hay lảng vảng qua lại. Bột ớt có mùi cay sẽ khiến ruồi không dám đến gần ngôi nhà của bạn nữa. Bạn phải hết sức cẩn thận, bởi bột ớt có thể làm đôi mắt của bạn bị cay hoặc gây nguy hại  cho trẻ nhỏ và vật nuôi trong nhà

Cách 4: Sử dụng các loại thảo mộc như húng quế, oải hương, bạc hà

Các loại thảo mộc thơm như hoa cúc, bạc hà, húng quế, ngải cứu, được xem là khắc tinh của ruồi. Bạn có thể đem lá phơi nắng  cho khô, rồi cho vào một cái túi vải, sau đó bạn treo lên những khu vực thích hợp trong nhà để đuổi ruồi. Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng các loại cây này vừa tạo cảnh quan cho ngôi nhà vừa cản trở sự tăng lên về mặt số lượng của ruồi.

Đuổi kiến
cach-duoi-va-ngan-chan-kien--7
Có rất nhiều cách đuổi kiến và dưới đây là những cách đơn giản nhất:

Cách 1: Dùng muối: Rắc muối lên đường kiến đi là chúng sẽ tự động đi khỏi.

Cách 2: Dùng nước chanh: Vắt nước chanh lên những  chỗ kiến hay tới hoặc rải những miếng vỏ chanh cắt nhỏ ở cửa ra vào và kiến sẽ tự động bỏ đi.

Cách 3: Dùng bột mì: Rắc bột mì quanh kệ để thức ăn để kiến không lên.

Cách 4: Dùng ớt bột: Cũng làm như trên. Bạn chỉ cần rắc ớt bột nơi mà không muốn bị kiến làm phiền.

Đuổi muỗi
meo-vat-giup-xua-duoi-kien-gian-muoi-ngoisao.vn
Cách 1: Đốt vỗ cam, quýt trong nồi rồi đặt trong phòng kín để đuổi muỗi.

Cách 2:  Cho 5-10ml bia hoặc nước đường vào chai, lắc mạnh rồi đặt ở  chỗ có nhiều muỗi.

Cách 3: Đặt một bát tỏi được nghiền nát vào nơi mà muỗi hay bay đến.

Cách 4: Trồng cây sả xung quanh nhà có tác dụng làm  cho muỗi tránh xa.

Đuổi gián
meo-vat-giup-xua-duoi-kien-gian-muoi-1-ngoisao.vn
Cách 1: Dưa chuột tươi, hành tây đặt ở tủ đựng thức ăn, gián sợ mùi dưa chuột và hành tây sẽ không dám tới.

Cách 2: Bồ kết phơi khô, cây hương nhu, vỏ bưởi, bã mía… đốt tạo khói có tác dụng đuổi gián ra khỏi nhà. Nên đốt với lượng vừa đủ.

Cách 3: Rắc phèn chua xung quanh nơi gián hay lui tới sẽ giúp xua đuổi loài côn trùng này hiệu quả.

Loại cây có tên rất xấu nhưng lại được sử dụng nhiều để chữa bệnh

Cây cứt lợn, một loại cây có cái tên rất xấu nhưng mang đến nhiều giá trị trong việc chữa bệnh. Loại thảo mộc này có thể dùng chữa viêm xoang, chữa rong huyết sau khi sinh ở phụ nữ, hay có thể dùng gội đầu.

Cây cứt lợn là loại cây gì?

Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi và loại cây này thích nghi với tất cả mọi loại đất trồng, bờ ruộng, hay trong vườn nhà, thậm chí cây có thể mọc ở trên vệ đường. Thân cây có màu xanh hoặc màu tím và phủ một lớp lông màu trắng ở bên ngoài.

Lá cây cứt lợn thường mọc đối xứng với nhau, có cuống ngắn, hai bên mép lá cây cứt lợn có hình răng cưa tròn, mặt trên và mặt dưới của lá hoa cứt lợn đều có lông. Khi vò lá ra, đưa lên mũi ngửi thấy có mùi hắc. Hoa cứt lợn thường mọc thành từng chùm ở đầu ngọn và thường có hoa màu tím hoặc màu trắng. Cây cứt lợn mọc quanh năm nên mùa nào cũng sẵn có để dùng.

Tác dụng của cây cứt lợn là gì?

Dẫn lời Lương y Đinh Công Bảy chia sẻ về tác dụng của cây cứt lợn trên Báo Sức khỏe và Đời sống, cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn. Ngoài ra, còn chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước tắm rửa.

Liều dùng uống trong 30 – 50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc 15 – 30g cây khô sắc uống.

Loại cây có tên rất xấu nhưng lại được sử dụng nhiều để chữa bệnh - Ảnh 1.

Cỏ cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu

Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang

Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 – 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị viêm xoang mãn tính và dị ứng có kết quả, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Dùng để gội đầu

Người ta còn dùng cỏ cứt lợn kết hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm, trơn tóc, sạch gàu.

Chữa phụ nữ rong huyết sau khi sinh

Dùng 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi rửa thật sạch, giã nhỏ, chế thêm nước rồi vắt lấy nước cốt, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống liên tục 3 – 4 ngày.

Một số bài thuốc từ cây cứt lợn

Dẫn lời bác sỹ Bùi Vũ Khúc chia sẻ về các bài thuốc từ cỏ cây cứt lợn đăng trên Báo Thái Bình. Để sử dụng hiệu quả lợi ích từ thảo mộc này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Giảm các triệu chứng của viêm xoang, ho, hắt hơi, sổ mũi

Lấy 30 – 40 gam lá và hoa cứt lợn tươi, (hoặc 20 – 30 gam cây cứt lợn khô), sau đó mang rửa thật sạch, rồi cho vào ấm đổ 1 bát nước, đem sắc kỹ khi còn lại nửa bát, chia làm 3 bữa, uống ấm trước khi ăn. Dùng mỗi đợt từ 5 – 7 ngày, thấy hết triệu chứng, có thể dùng thêm một vài ngày nữa rồi dừng.

Điều trị viêm xoang mãn tính

Lấy một nắm lá và hoa cứt lợn tươi, rửa sạch, tráng qua nước muối để ráo nước. Tiếp đến mang lá hoa cứt lợn đi giã nát lấy nước cốt. Dùng nước cốt đó nhỏ vào mũi mỗi lần từ 2 – 3 giọt, mỗi ngày nhỏ mũi khoảng từ 4 – 5 lần. Lưu ý, dung dịch nước cốt cây cứt lợn khi nhỏ vào mũi cảm thấy rất xót, nhưng sau thấy dễ chịu dần. Một đợt điều trị kéo dài từ 1 – 3 tuần liên tục, nếu thấy triệu chứng giảm dần thì chỉ cần nhỏ mũi ngày 2 – 3 lần, kết hợp với uống nước sắc lá cây cứt lợn.

Xông hơi chữa viêm xoang

Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi nước, đem đun sôi kỹ. Sau đó lấy khăn trùm kín đầu và thực hiện xông đầu và mặt khoảng 15 phút. Trong khi xông nên hít thở từ từ thật sâu để có thể đưa tinh dầu của cây cứt lợn vào sâu vào các hốc xoang giúp tiêu diệt ổ viêm và làm thông tắc nghẽn, giảm ho.

Chữa rong kinh

Lấy một nắm (50 gam) lá và hoa cây cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát cho thêm vào một ít nước ấm, vắt lấy nước uống vào buổi sáng, sau bữa ăn sáng. Ngày uống 1 lần và uống liên tục trong 4 ngày sẽ rất hiệu quả.