Chỉ cần quan sát một điểm này trên mai cua là biết ngay cua có ngon và ngập thịt hay không!
Hóa ra không cần phải nhờ đến người có kinh nghiệm, chỉ cần quan sát một điểm này trên mai cua là biết ngay cua có ngon và ngập thịt hay không!
Cua biển là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích vì thơm ngon, thịt ngọt lại giàu dinh dưỡng. Đây là nguyên liệu yêu thích của các tín đồ hải sản. Hơn thế, nhất là đi biển chơi thì không thể không mua cua.
Tuy nhiên, nếu không biết cách, rất có thể bạn sẽ phải mua trúng những con cua ọp, nhiều nước, không hề chắc thịt. Khi về hấp, thịt cua teo đi rất nhiều chứ không đầy ắp như tưởng tượng. Thậm chí là mua phải cua không còn tươi, đã đánh bắt nhiều ngày. Những con cua này thịt không ngon, mà còn ngót đi nhiều.
Vì thế, để nhận biết được cua có ngon, nhiều thịt hay không chị chỉ cần nhìn vào mai cua là thấy rõ.
– Mai cua: Hãy để ý trên mai cua sẽ xuất hiện những đường vân, mai có nhiều chỗ hơi lồi lên là cua đã nhiều tuổi, thịt ngon. Thân cua này có màu hơi vàng. Ngoài ra, nếu còn chưa tin tưởng, bạn có thể ấn vào mai và thân cua, thấy rắn chắc là được.
Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn vào mai thấy mềm, xốp, thậm chí là có thể làm vỡ được mai là cua không chắc thịt.
Quan sát trên mai cua có những đường vân, mai có nhiều chỗ hơi lồi lên là cua đã nhiều tuổi, thịt ngon
Bên cạnh đó, cũng có nhiều cách khác để chọn cua vô cùng đơn giản.
– Yếm cua: Khi nhìn thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt. Đặc biệt, theo kinh nghiệm của những người buôn cua, nên chọn những con cua có yếm nhỏ, hình tam giác. Vì đây là cua đực nên nhiều thịt chứ không bị gầy, ọp, nhiều nước.
– Linh hoạt: Nên chọn con thật tươi, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt; gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.
– Càng cua: Chọn những con cua có phần ở giữa các khớp chân có màu hồng đỏ hoặc hồng sẫm. Vì đây là những con cua còn tươi, vừa được bắt lên nên nhiều thịt.
– Da lụa: Chỉ nên chọn những con cua có lớp da lụa bóng, không bị nhăn nheo. Bởi đó mới là con cua mập, nhiều thịt, tươi ngon. Ngược lại, lớp non xuất hiện vết nhăn nheo chứng tỏ cua được bắt lâu, bị trói suốt một thời gian dài nên không còn nhiều thịt.
Mua cua biển luôn thấy có dây buộc, chị em ngớ người khi biết mục đích đằng sau
Việc buộc dây ở càng ngăn cua kẹp tay hay rụng càng không hiếm, nhưng cũng có nhiều người bán đã lợi dụng điều này để trục lợi.
Cua là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, giá của của thực phẩm này cũng không hề rẻ, vì thế người tiêu dùng thường rất cẩn thận khi chọn để tránh “tiền mất tật mang”. Một hình ảnh thường thấy khi đi mua cua ở các cửa hàng và siêu thị là chân cua luôn được buộc dây. Ngoài việc để tránh cua bò mất thì người bán có thể có những mục đích khác mà ít người ngờ đến.
Cua biển bán ở cửa hàng và siêu thị luôn được buộc dây
Tránh bị rụng càng
Buộc dây vào cua chính là cách để người bán có thể ngăn việc càng cua bị gãy. Cua bị rụng càng có nghĩa là hình thức bên ngoài giảm, người mua không chọn dù giá rẻ bao nhiêu đi chăng nữa vì họ cho rằng đó là những con cua không còn tươi. Chưa kể trong quá trình vận chuyển, sự va chạm giữa các con cua nhiều, nếu có dây buộc thì nguy cơ càng bị gãy, rụng giảm đáng kể.
Ăn gian trọng lượng
Những con cua được buộc dây khi bày bán là hình ảnh không hề hiếm gặp. Đây là cách để tránh cho cua bò ra ngoài, nhưng cũng có người bán vô lương tâm sẵn sàng trục lợi thông qua các sợi dây này. Thực tế, đã có không ít trường hợp khách hàng ngớ người sau khi mở sợi dây ra khỏi con cua. Có những sợi dây dài hàng mét được quấn chặt thành nhiều lớp nên khi mua không ai phát hiện được, chỉ khi về mở ra mới tá hỏa.
Nhiều người bán trục lợi thông qua việc buộc dây cho cua
Thậm chí vì lợi nhuận, có những người bán còn quấn bằng dây vải và nhúng nước, bùn, đất… vào cua. Cách này khiến cho trọng lượng của cua tăng lên đáng kể, cũng có nghĩa là người bán thu lợi nhuận nhiều hơn. Nếu người mua không để ý sẽ dễ dàng rơi vào “bẫy” của người bán và “rước cục tức” vào người. Bạn cứ thử nghĩ cua nặng 8 lạng mà thêm 5 lạng tiền dây thì chắc chắn chẳng ai vui nổi, vì trọng lượng dây tính vào giá mua cua cũng gần mua được thêm một con cua nữa.
Cách đây mấy năm, chàng trai tên Trần Hữu Trọng đã than thở trên MXH về việc dây buộc cua to dày đến nỗi, đem trải ra thì trông y như… thảm đỏ. Trọng cho biết mẹ mình mua 1 con mua ở chợ nặng 9 lạng tưởng về được bữa ngập răng, ai dè tháo dây ra cân lại mất 4 lạng. “Bán cua mà làm thế này thì không khác gì lừa đảo. Cua đắt đỏ, khoảng 500.000 đồng/kg mà dây buộc đã nặng 1 nửa, khác gì bỏ tiền ra mua rác về nhà?”, bạn Trọng bức xúc.
An toàn cho khách
Những sợi dây buộc cũng là cách giúp an toàn cho khách. Ai cũng biết rằng cua có càng rất khỏe, phần càng có thể kẹp vào tay. Nhiều người từng kêu trời vì càng cua kẹp. Người bán buộc càng cua cũng là cách để tránh cho người bán khi chọn mua bị càng kẹp. Thậm chí nhiều người khi chọn cua cũng sợ bị kẹp nên nếu khách nhìn thấy những con cua trần, không buộc dây thì khách có thể không chọn mua nữa mà sang hàng khác.
Che đậy cua không còn tươi
Khách hàng đều chọn cua cẩn thận khi mua song cũng có người thiếu kinh nghiệm mà “sập bẫy” người bán. Một số chủ hàng sẽ trộn những con cua óp, không còn tươi lẫn với các con cua tươi ngon. Cho nên, họ buộc dây rất kỹ và chọn dây vải dày khiến cho nhiều phần trên con cua bị che mất. Người mua không quan sát, chọn và nhìn kỹ thì không biết được những con cua ươn hay gần hỏng.
Một số cách chọn mua cua
– Cầm cua trên tay, nếu không có mùi hôi, tanh có nghĩa là cua còn tươi. Nếu cua đã có mùi hôi, tanh có nghĩa cua đã chết lâu.
– Cầm cua trên tay mà càng còn vận động nhanh, khỏe có nghĩa là cua còn tươi.
– Không mua các con cua bị rụng càng, chân.
– Nhấn vào phần yếm, nếu cảm thấy cứng tay là chắc, còn nếu mềm thì có nghĩa không ngon.
Theo Khám phá