Người Nhật nổi tiếng về sự chăm chỉ, thông minh và cực kỳ tiết kiệm. Có những sáng kiến của họ khiến rất nhiều nước phải thán phục. Không những thế, mới đây trên mạng xã hội em còn thấy người Nhật Bản có cách bảo quản cơm nguội để được cả tháng trời mà vẫn tơi xốp, mềm ngon các mẹ ạ. Ban đầu nghe có vẻ hơi vô lý vì bình thường em cũng hay bảo quản cơm nguội nhưng cứ bỏ vào ngăn mát tủ lạnh là cơm rất hay bị khô, rời rạc, ăn không còn ngon nữa. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu kỹ thì em phải công nhận là đúng thật.
Cụ thể, một người đã ông đã chia sẻ video Tiktok; trong đó nói cách người vợ Nhật Bản bảo quản cơm thừa: Tại Nhật, người ta cho cơm thừa vào túi bóng rồi bỏ vào ngăn đá. Họ bảo quản vài ngày, vài tuần, thậm chí là một vài tháng.
Bằng cách làm này, họ cho cơm vào màng bọc thực phẩm hoặc túi ni lông; sau đó ép hết không khí ra ngoài rồi bảo quản ở ngăn đá. Như vậy, cơm sẽ không bị tiếp xúc với vi khuẩn; không bị mất đi nhiều độ ẩm, chất dinh dưỡng; khi hấp lại vẫn cứ mềm ngon.
Các bước bảo quản cơm (Nguồn: Gia đình và Xã hội)
Ngoài ra, trên trang Twitter của Liên đoàn Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia Nhật Bản còn chia sẻ 3 bước bảo quản cơm đúng nhất:
Bước 1: Lấy cơm thừa cần bảo quản ra và đợi cho nguội.
Bước 2: Chia cơm thành các phần nhỏ rồi gói lại bằng màng bọc thực phẩm.
Bước 3: Đặt từng gói cơm lên khay inox rồi đặt ngăn đá tủ lạnh.
Dù đã có cách bảo quản phần cơm thừa rồi nhưng các mẹ vẫn chỉ nên nấu đủ lượng cơm ăn từng bữa cho gia đình thôi nha; không nên để thừa vì nếu mang bỏ thì phí còn bảo quản lại mất công làm thêm vài thao tác. Thêm nữa, cơm nóng vừa nấu xong bao giờ ăn cũng ngon, dẻo thơm và giàu chất dinh dưỡng nhất.
(Hình miinh họa – Nguồn: cooky.vn)
Các mẹ cũng có thể tham khảo những lưu ý để nấu được một nồi cơm ngon của người Nhật như sau:
– Bảo quản gạo ở dưới 20 độ C, nếu trên mức nhiệt này gạo rất dễ bị mốc hoặc mọt.
– Mỗi lần chỉ nên mua khoảng 5kg gạo, không để ăn quá lâu.
– Nên mua gạo tươi mới xát về, bỏ vào chai nhựa trong loại 1.5 lít rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Khi vo gạo, chỉ nên vo nhẹ để tránh làm mất đi lớp màng và chất dinh dưỡng của gạo.