Tại sao nải chuối lẻ lại bán giá đắt hơn nải chuối chẵn, chuyên gia hé lộ lý do thật sự

Nhiều người khi mua nải chuối thắp hương thường gặp tình trạng nải chuối lẻ bán đắt hơn nải chuối chẵn, vậy vì sao lại thế?

Chuối là loại quả không thể thiếu để chưng ngày Rắm, mùng 1 hay Lễ tết. Bởi chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần, đầm ấm. Nải chuối ngửa lên giống như bàn tay hứng lấy nắng sương, đọng thành quả ngọt với ý nghĩa may mắn, bao bọc và chở che.
12
Tuy nhiên, không phải nải chuối nào cũng được lựa chọn trên ban thờ để cúng tổ tiên. Những nải chuối quả đều nhau, đẹp và xanh sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu. Hơn thế, một nải chuối có số quả lẻ sẽ được nhiều người lựa chọn đem thờ cúng nhất. Chẳng thế, cứ đến dịp Tết, những nải chuối quả lẻ từ 15-17-19-21… sẽ có giá từ 200 nghìn đồng trở lên ở các chợ. Nải càng nhiều quả và có số quả lẻ sẽ càng đắt.
11
Xong không phải ai cũng biết vì sao nải chuối có quả lẻ lại được nhiều người chọn mua và có giá cao hơn hẳn bình thường.

Chia sẻ về vấn đề này, T.S, chuyên gia phong thủy Nguyễn Ngoan cho biết, chẵn là số âm, lẻ là số dương, số âm không tốt. Hơn nữa trái chuối là số âm nên ta cần số dương. Chính vì thế nên nải chuối có quả lẻ thường bán đắt hơn nải chuối có quả chẵn.

Còn Nhà Nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cũng cho biết thêm, do tư duy người Việt thích sổ lẻ, số lẻ là tượng trưng cho sự sinh sôi nên từ thắp hương, cắm hoa đều chọn số lẻ.
nai-chuoi
“Thắp hương phải kiêng số chẵn, 3 nén hương là thờ Thiên, Địa, Nhân, 5 nén là thờ 5 đức tính của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, hông được. Tư duy thích số lẻ, số lẻ là số của sự sinh sôi”, PGS.TS Thanh Tú cho hay. Tương tự vậy, nải chuối được lựa chọn để thắp hương cũng thường có số quả lẻ.

XEM THÊM

Đĩa trái cây đặt bên trái hay bên phải bàn thờ mới đúng?

Vì sao phải đặt trái cây lên bàn thờ?

Thờ cúng tổ tiên, thần linh là phong tục gắn liền với cuộc sống của nhiều thế hệ người Việt. Việc thờ cúng này mang ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn và cũng gửi gắm những ước mong về cuộc sống yên bình, những điều tốt lành sẽ đến với gia đình.

Vào những ngày Rằm, mùng 1, lễ Tết, giỗ chạp, các gia đình sẽ chuẩn bị đĩa trái cây để dâng lên thần linh, tổ tiên.

Các loại quả được coi là biểu tượng của sự sung túc. Bên trong quả có hạt tượng trưng cho sự sôi, trường tồn.

Mỗi loại quả lại mang đến một ý nghĩa riêng biệt. Thông thường, những loại quả được đặt trên bàn thờ là quả có vừa chín tới, màu sắc đẹp mắt, có hương thơm dịu nhẹ. Tránh đặt những quả có gai nhọn, có mùi khó chịu, những quả bị nát, chín nẫu.

Cách sắp xếp trái cây trên bàn thờ

Thông thường, người ta chọn bày mâm ngũ quả – 5 loại quả trên bàn thờ tương tứng với 5 yếu tố của ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Màu sắc của các loại quả tuân theo ngũ hành ví dụ quả màu đỏ tượng trưng cho may mắn, phú quý; quả màu vàng đại diện cho sự sung túc…

Các loại quả thường được chọn để dâng cúng là dưa hấu, thanh long, táo, đu đủ, sung, dứa, bưởi, cam, phật thủ…

Tùy theo điều kiện mà gia chủ có thể chuẩn bị loại quả cho phù hợp để đặt lên bàn thờ.

Nên đặt trái cây ở vị trí nào trên bàn thờ?

Theo quan niệm dân gian, bát hương sẽ đặt ở ngay giữa bàn thờ tượng tượng trưng cho trung tâm, tinh tú hội tụ. Hai bên bát hương sẽ để đèn dầu hoặc nến tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng.

Mâm quả sẽ được đặt trước, bát hương đặt sau, theo hướng của người cúng nhìn về phía bàn thờ.

Ngoài ra, dân gian còn nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”, tức là bình hoa đặt phía Đông, trái cây đặt phía Tây. Cách sắp xếp này bắt nguồn từ nguyên tắc tự nhiên, mặt trời mọc ở phía Đông, lặn ở phía Tây, cây cối đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ để ở phía Đông, mâm quả để ở phía Tây.

Cách xác định Đông – Tây trên bàn thờ: Hướng từ trong bàn thờ nhìn ra, bên trái (bên tả) của ông bà được coi là phía Đông; bên đối xứng (bên hữu) là phía Tây.

Nếu nhiều hơn một đĩa hoa quả thì gia chủ có thể sắp xếp cho phù hợp, cân đối.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.