Tủ lạnh giúp mọi người bảo quản thực phẩm trong nhiều ngày. Nhưng vì là thiết bị điện và được cắm phích sử dụng xuyên suốt nên dễ gặp vấn đề, phổ biến nhất là tình trạng bị chảy nước, lâu làm lạnh. Lúc này, thay vì gọi thợ đến kiểm tra tốn kém thì mọi người nên tự tìm hiểu nguyên nhân trước, nếu là những lỗi dưới đây thì có thể khắc phục nhanh chóng đấy nhé.
Chảy nước từ ngăn mát
Nhiều người đi chợ mua thực phẩm với số lượng lớn, để ăn dần trong cả tuần. Thế là ngăn mát tủ lạnh “vất vả” khi bảo quản thực phẩm chất chồng. Từ đây vấn đề đã phát sinh, khi vô tình chắn mất đường thông gió của ngăn mát, dẫn đến tình trạng lâu làm lạnh. Chưa kể, nếu như những thực phẩm ấy được rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn nhưng lại không được để ráo trước khi cho vào thì đó cũng là nguyên nhân khiến nước bị rỉ ra, không chỉ làm dơ tủ lạnh, mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
Ảnh minh họa – Nguồn: Phunutoday
Cho nên, cách khắc phục rất giản đơn, mọi người lưu ý để ráo hoặc dùng khăn giấy thấm khô thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Còn ai kỹ hơn thì dùng màng bọc thực phẩm hay cho thực phẩm vào trong túi zip. Bên cạnh đó, mọi người phải sắp xếp thực phẩm gọn gàng, những thứ nào để ở bên ngoài được thì đừng nhồi nhét vào, tránh ngăn mát tủ lạnh bị quá tải.
Chảy nước trong ngăn đông
Nếu mọi người quan sát kỹ, thấy nước chảy ra từ ngăn đông thì lúc này nên mở tủ lạnh ra kiểm tra ngay, coi có phải rằng việc nhồi nhét quá nhiều thực phẩm đã vô tình che mất lỗ thông gió, hệt như tình trạng thường mắc phải ở ngăn mát như vừa nói trên không. Nguyên nhân khác là cũng có thể do mọi người bất cẩn đóng cửa tủ lạnh không kín hay miếng đệm tủ lạnh lâu ngày đã “xuống cấp” không thể bám dính được nữa, khiến hơi lạnh thoát ra, đá bên trong tan chảy Nếu đúng như vậy thì mọi người cần mua miếng đệm khác thay ngay, để đảm bảo cửa tủ lạnh luôn được đóng kín. Đồng thời, mọi người cũng nên đặt thực phẩm trong ngăn đá gọn gàng, lưu ý đừng chất vào quá nhiều, làm phản tác dụng.
Chảy nước ra sàn từ khay nước phía sau tủ
Đôi khi nước chảy ra sàn là do khay nước phía sau tủ lạnh bị nứt hay ống cấp nước bị lỏng, thậm chí bị hỏng. Cho nên, để xác định đúng nguyên nhân thì mọi người phải đến thật gần và kiểm tra cho kỹ. Tuy nhiên, trước khi kiểm tra, mọi người cần dùng tay khô rút phích cắm tủ lạnh, không còn nguồn điện để đảm bảo an toàn. Sau đó, lấy khay nước phía sau tủ lạnh ra để kiểm tra trước, coi có xuất hiện lỗ thủng nào không, đồng thời dễ nhìn ống cấp nước, xem có gì khác thường không. Nếu có thì mọi người cần thay mới, còn trường hợp không phát hiện được gì, mà tủ lạnh vẫn rỉ nước thì buộc lòng phải nhờ đến thợ sửa chữa thôi ạ.
Ảnh minh họa – Nguồn: Phunutoday
Khi tủ lạnh đã hoạt động êm ái trở lại, mọi người cũng cần lưu ý trong việc vệ sinh. Hãy duy trì thói quen kiểm tra toàn bộ tủ lạnh, loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu sắp hư thối ra khỏi các ngăn và dùng khăn sạch lau chùi cả trong lẫn ngoài. Việc này không chỉ đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon, ăn không ảnh hưởng sức khỏe, mà giúp tủ lạnh hoạt động tốt, tiết kiệm điện.
Nên chùi hay rửa sau khi “đi cầu”? Bài học lớn từ Mỹ – đất nước không bao giờ dùng vòi xịt
Người Mỹ không bao giờ dùng vòi xịt toilet khi “đi cầu”, và nhiều người trên thế giới cũng vậy
Vui vẻ mà nói, chuyện “đi cầu” của con người quả là rắc rối. Nó khiến cho nhân loại chia thành nhiều… phe phái khác nhau, từ việc nên ngồi xổm hay ngồi bệt, hoặc nên chùi hay rửa sau khi hành sự, hay là làm cả hai?
Nhưng riêng người Mỹ là rất đoàn kết, ít nhất là trong câu chuyện chùi rửa. Lý do là vì nếu đến Mỹ, bạn sẽ rất hiếm khi nhìn thấy chiếc vòi xịt gắn kèm toilet (còn gọi là bidet). Trong khi nhiều quốc gia như Ý, Hy Lạp và đặc biệt là Nhật Bản rất coi trọng chiếc vòi xịt, thì người Mỹ chỉ trung thành với giấy vệ sinh mà thôi.
Đừng hòng nhìn thấy thứ này khi đến Mỹ
Tuy nhiên, sự trung thành này chưa hẳn đã tốt. Theo một nghiên cứu mới đây, việc sử dụng mình giấy vệ sinh là… siêu bẩn. Thậm chí, nó có thể gây ra một số biến chứng về sức khoẻ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc… nứt hậu môn.
Cụ thể, Rose George – một chuyên gia vệ sinh khá nổi tiếng chia sẻ: “Tôi cảm thấy chuyện hàng triệu người đang vô tư đi lại trong khi “chỗ ấy” siêu bẩn là điều khó chấp nhận.”
“Giấy vệ sinh có thể dùng để chùi, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn phân được.”
Một trong những công cụ được người Mỹ sử dụng để chùi nhiều nhất là khăn giấy ướt (baby wipe). Tưởng như đây là một cách xử lý rất vệ sinh, nhưng theo George thì không hề.
Sử dụng giấy vệ sinh không hề vệ sinh
“Thử đổ một ít chocolate ra sàn gỗ, rồi lau bằng khăn ướt, sau đó lại lau bằng giấy khô. Bạn sẽ thấy chocolate vẫn còn sót lại trong các kẽ hở. Hậu môn có kẽ hở, và bạn hiểu rồi chứ?”
Thêm vào đó, đôi lúc việc chùi bằng giấy hay khăn có thể quá lực, gây nứt hậu môn. Đây là chứng bệnh các đường line ruột bị nứt nẻ do tác động từ bên ngoài, có thể gây chảy máu và đau đớn khó chịu.
Một số trường hợp có thể bị trĩ – trực tràng và hậu môn bị sưng phồng. Chứng bệnh này còn nghiêm trọng hơn, vì đôi lúc nó rất khó chữa.
Thêm vào đó, hành động chùi từ sau lên trước có thể đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu, gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Nhưng điểm mấu chốt ở đây là những hiện tượng này sẽ không xảy ra nếu bạn dùng vòi xịt để rửa một cách cẩn thận. Vậy nên chùi hay nên rửa, bạn có câu trả lời rồi chứ?