Giai đoạn từ 46 – 55 là khoảng thời gian có nhiều rủi ro trong cuộc đời. Vì thế, có rất nhiều người mất ở giai đoạn này. Nước ngoài có ngôi sao nhạc rock Michael Jackson, chủ tịch Nintendo Satoshi Iwata. Ở Việt Nam thì có hoa hậu Thu Thủy, nghệ sĩ Anh Vũ và rất nhiều người khác nữa cũng mất trong giai đoạn này.
Vậy cho nên, từ 46 – 55 tuổi là thời điểm mà người ta mệnh danh là giai đoạn dễ ra đi đột ngột nhất. Thế thì tại sao giai đoạn này lại có nhiều rủi ro như vậy?
Mình đọc được thông tin này trên báo rồi, cụ thể thì sẽ chia sẻ ở bên dưới. Mọi người cùng theo dõi để biết nhé.
Phát hiện có điểm bất thường thì nên đi khám nhé mọi người. Ảnh minh họa, nguồn: xinhuanet
Vì sao giai đoạn từ 46 – 55 lại là giai đoạn rủi ro, dễ ‘ra đi’ đột ngột?
Theo các chuyên gia, chu kỳ sống của con người được chia thành nhiều giai đoạn gồm:
+ 0 – 35 tuổi: Đây là giai đoạn hoạt động mạnh mẽ nhất của cuộc đời. Các mô và cơ quan trong cơ thể phát triển từ đầu đến hoàn thiện, xu hướng chung của các chức năng về mọi mặt là tích cực. Vậy nên nó còn được gọi là giai đoạn khỏe mạnh.
+ Từ 36 – 45: Ở giai đoạn này, chức năng sinh lý của cơ thể bắt đầu từ trên đỉnh và giảm dần xuống. Một số cơ quan bắt đầu suy giảm và dẫn tới các bệnh lý. Chẳng hạn như xơ cứng động mạch bắt đầu hình thành, triệu chứng tiểu đường cũng bắt đầu xuất hiện… Do đó, người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn hình thành bệnh lý.
+ Từ 46 – 55: Đây là giai đoạn nguy hiểm đến sự sống. Hầu hết các bệnh đều bùng phát trong thời điểm này. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm tới sự sống như mạch vành, tiểu đường, khối u. Rất nhiều người đoản thọ đều mất ở trong giai đoạn này. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định giai đoạn này là ‘vùng đầm lầy’ trong hành trình của cuộc đời.
+ Từ 56 – 65 tuổi: Đây là giai đoạn chuyển tiếp an toàn. Sau 65, nếu không có sự thay đổi hữu cơ rõ rệt thì đó là thời kỳ tương đối an toàn.
Nói về lý do giai đoạn 46 – 55 được gọi là giai đoạn đặc biệt, có nhiều người mất, các chuyên gia chia sẻ: Những người ở độ tuổi này có gánh nặng công việc và không muốn bị tụt hậu. Bên cạnh đó, gánh nặng về gia đình, con cái, tinh thần, tài chính… của họ là rất nhiều. Do đó, họ buộc phải ‘nai lưng’ ra làm thêm khiến cơ thể không được nghỉ ngơi. Tình trạng này duy trì trong thời gian dài khiến cơ thể bị quá sức, không được phục hồi. Từ đó, làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý.
Chưa kể, ở độ tuổi này rất nhiều người còn lười vận động mà sa đà vào các cuộc nhậu, giao lưu cá nhân, hút thuốc… mà quên đi việc chăm sóc sức khỏe hay đi khám sức khỏe. Hệ quả là mầm bệnh hình thành trong cơ thể mà không phát hiện ra. Đến lúc nhận thấy bất thường thì cũng đã muộn, mất cơ hội điều trị rồi