Ngải cứu là thứ rau rất tốt cho sức khỏe, chúng còn là một vị thuốc quý. Đặc biệt khi kết hợp nấu cùng
Ngải cứu là một loại thảo mộc quen thuộc, vừa làm rau ăn vừa làm thuốc. Ngải cứu ở Việt Nam xuất hiện ở hàng rau như một loại rau ăn lẩu, rau nấu canh. Ngải cứu cũng xuất hiện ở hàng thuốc Nam như một vị thuốc Đông y nổi tiếng.
Trong Đông y, ngải cứu là vị thuốc có hương thơm, vị đắng, tính ấm, đi vào kinh tỳ, can, thận. Rau ngải cứu có thể kết hợp với trứng làm món trứng tráng ngải cứu, ngải cứu cho vào nấu canh với thịt gà hoặc nấu canh cá diếc làm thành món canh bổ dưỡng, ngải cứu hầm cùng gà ác, trứng lộn…
Công dụng của ngải cứu
Trong thân và lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 – 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene… Nhờ hoạt chất này mà ngải cứu giúp giảm cơn đau, lưu thông máu huyết, tăng tuần hoàn. Ngải cứu cũng có công dụng giúp nhuận tràng, lợi tiểu. Ngải cứu được dùng để giúp an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu… Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón…
Ngải cứu hỗ trợ hệ tiêu hoá: Một trong những công dụng hàng đầu của ngải cứu là hỗ trợ tiêu hóa giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa từ gan, mật, đường ruột. Khi ăn ngải cứu, sẽ có công dụng lợi mật nên giúp tăng cường chức năng tiêu hoa,s hỗ trợ chức năng gan, giúp tiêu hóa tốt. Vì thế ăn ngải cứu còn trị táo bón, khó tiêu. Bạn có thể cho ngải cứu rửa sạch hầm với cá diếc để tạo thành canh ngải cứu cá diếc.
Điều hòa kinh nguyệt: Ngải cứu là vị thuốc giúp trị bế kinh, tắc kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngải cứu trị chứng tay chân lạnh ở nữ giới. Bạn có thể phơi khô ngải cứu, hãm nước như pha trà. Uông nước trà ngải cứu giúp ấm tử cung, cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Trừ cảm lạnh, giúp làm đẹp da: Lá ngải cứu giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương trong cơ thể trừ cảm lạnh. Dùng ngải cứu nấu nước ngâm chân giúp đả thông kinh mạch. Bạn hãy dùng lá ngải cứu nấu nước rồi ngâm chân, giúp đả thông kinh mạch. Ngâm chân nước lá ngải cứu nóng còn giúp đẩy khí lạnh trong người, giúp da dẻ hồng hào đẹp hơn. Bạn cũng có thể dùng nước lá ngải cứu rửa mặt.
Trị đau xương khớp: Rau ngải cứu giúp giảm cơn đau nhức xương khớp nhất alf với phụ nữ sau sinh. Cách dùng: Nấu nước lá ngải cứu dùng để tắm, có thể dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm hoặc ngâm chân. Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.
Trị gàu, giảm ngứa đầu, giúp ngủ ngon: Rau ngải cứu có tính kháng viêm, nên có thể giúp trị ngứa đầu. Gội đầu với nước ngải cứu giúp làm sạch da, trị gàu và đẹp tóc. Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa. Gội đầu ngải cứu cũng giúp cho tuần hoàn lưu thông thư giãn giảm đau đầu giúp ngủ ngon hơn.
Điều trị nấm da chân, phù nề: Lá ngải cứu có tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.
Ngải cứu giúp cầm máu: Ngải cứu thường được dùng trị vết thương ngoài da, trị nôn ói ra máu. Cách dùng là lấy ngải cứu rửa sạch và giã nát rồi đắp vào da.
Chữa chứng suy nhược cơ thể: Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Có thể dùng ngải cứu nấu với hạt sen, táo đỏ và gà ác, hầm kỹ giúp làm món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày. Dùng canh cá diếc nấu ngải cứu cũng giúp tăng cường dinh dưỡng, trị mệt mỏi suy nhược.
Giúp máu lưu thông, trị hoa mắt tiền đình: Với những người thường xuyên bị chóng mắt chóng mặt, máu tuần hoàn kém, máu khó lên não, hay bị tiền đình cũng có thể dùng trứng rán ngải cứu, hoặc nấu canh ngải cứu giúp cải thiện.
Lưu ý khi dùng ngải cứu để an toàn
Ngải cứu có 2 loại ngải cứu trắng và tím nhưng loại ngải cứu trắng được trồng phổ biến hơn. Bạn có thể dùng cả hai loại này nhưng ngải cứu trắng thường dễ ăn hơn vì vị ít đắng hơn. Nên kết hợp linh hoạt cách ăn ngải cứu, thay vì thường xuyên ăn trứng tráng ngải cứu, bởi ăn nhiều trứng quá lại không tốt cho sức khỏe. Bạn cũng có thể dùng ngải cứu nấu canh thịt băm, ngải cứu nấu canh xương gà, ngải cứu nhúng vào nước lẩu…
Ngải cứu sắc hoặc hãm trà uống thì chỉ nên dùng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Một số đối tượng nên hạn chế dùng vừa phải ngải cứu là người bệnh thận, người viêm gan, phụ nữ mang thai những tháng đầu, người đang bị rối loạn ruột cấp tính.