Đổ nước lạnh vào nồi luộc vịt là dại: Thêm thứ này khử sạch mùi hôi, miếng nào cũng mềm ngọt

Thịt vịt luộc nghe tưởng đơn giản, dễ chế biến nhưng để vịt không bị hôi, mềm ngon ngọt thì không phải ai cũng biết cách. Vậy, luộc vịt cho gì để không bị hôi?

Nguyên liệu

Empty

Cách khử mùi hôi khi sơ chế

Vịt làm sạch sẽ xát chanh, muối, gừng hay giấm, rượu tuỳ ý để khử mùi hôi rửa sạch để ráo.

Phao câu là thủ phạm chính gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc, vì vậy bạn nên cắt bỏ hẳn phần phao câu vì nó vừa hôi lại vừa không có lợi cho sức khỏe.

Một lưu ý nữa là bạn nhớ bóc lấy phần lưỡi bẩn trong mỏ vịt ra.
luoc-vit

Cách luộc vịt không hôi

Empty
Đun nước 1 hay 2 quả dừa tươi non (không dùng dừa già), có thể chế thêm nước để đủ ngập vịt ( không cho quá nhiều nước dừa).

Nước sôi mới bỏ vịt vào (gà luộc lạnh nhưng ngan vịt luộc sôi mới ngon).

Hạ nhỏ lửa hớt hết bọt nếu có. Nướng củ gừng đập dập thả vào cùng chút gia vị (hoặc nhánh sả cũng được), lấy thìa nạo cả cùi dừa cho vào cùng vịt.

Đậy vung đun chừng 5-10 phút tuỳ vịt to nhỏ. Sau đó bổ đôi mướp hương thả vào (1 hay 2 quả tuỳ lượng vịt) đun thêm 5 phút nữa tắt bếp.

Ngâm vịt trong nồi chừng 15-20 phút thì vớt.

Nước luộc có thể hớt bớt váng mỡ (nếu ai không thích ăn nước béo) thả vài củ khoai sọ nấu mềm rồi vớt mướp bỏ đi, thả nắm rau muống + rau ngổ vào dùng nóng ( rau muống hút bớt mỡ vịt nên nếu không hớt mỡ đi ăn cũng không bị quá ngấy).

Để thử xem vịt đã chín kỹ chưa, bạn dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào thịt vịt, nếu không có nước hồng chảy ra là vịt đã chín, chỉ cần tắt bếp và chặt miếng vừa ăn bày ra đũa là xong.

Trên đây là những thông tin giải đáp về băn khoăn “Luộc vịt cho gì để không bị hôi?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn.