Bạn có thể trồng gốc đào của Tết năm nay để năm sau tiếp tục có cây đào chơi Tết mà không tốn tiền mua.
Đất trồng đào
Cây đào thích nhất đất thịt pha sét với độ pH từ 7 đến 8. Nên chọn chỗ cao ráo, có khả năng thoát nước tốt để trồng đào. Nếu bị úng nước, cây đào sẽ không thể sống được. Nếu nhà không có đất vườn để trồng cây, bạn nên chuẩn bị chậu có kích thước lớn, đáy chậu có lỗ thoát nước để cây có đủ không gian phát triển.
Trước khi trồng, nên bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau Tết, hãy đem cây đi trồng càng sớm càng tốt. Thời điểm chậm nhất để trồng đào là khoảng Rằm tháng Giêng.
Khi trồng cây đào vào đất, nhớ lấp đất vừa ngang cổ rễ và nêm nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt. Khi vừa mới trồng cây vào đất, hãy tưới đẫm nước. Sau đó, chỉ cần tưới đủ nước cho cây cho đến thời điểm cây ra lá non.
Cắt tỉa cây đào
Khi trồng cây vào đất (hoặc đổi chậu), nên tỉa cắt cành cây. Lần này, hãy cắt hết các cành già, cành yếu để cành mới phát triển, năm sau cây sẽ cho ra nhiều hoa. Nếu không cắt, năm sau cây sẽ chỉ ra hoa ở phía ngoài đọt cành. Mỗi tháng tỉa bớt một ít cành cho đến thời điểm tháng 6 âm lịch thì dừng lại. Khi cắt cành, bạn nên quan sát, tính toán để tạo hình cho tán cây.
Tưới nước, bón phân
Sau mỗi lần cắt cành, hãy tưới nước phân hữu cơ cho cây. Các tháng đều cần tưới để cây có dinh dưỡng phát triển cành mới. Đến khoảng tháng 8, tháng 9 thì bón thúc để cây ra nhiều hoa và hoa nở to hơn vào dịp cuối năm. Có thể sử dụng phân bắc ủ kỹ, nước tiểu hoặc đạm urê để bón cho cây đào.
Hãm cây
Hãm cây giúp kiểm soát tốc độ sinh trưởng của cây, giúp cây ra hoa đúng như ý muốn.
Thời gian bắt đầu hãm cây là từ giữa đến khoảng cuối tháng 8 âm lịch. Thấy cây khỏe, cành lá xanh tốt thì mới tiến hành hãm cây. Những cây già thì không nên hãm. Ở giai đoạn này, hãy dùng dao khứa một vòng cho đứt phần vỏ, vào tận gỗ ở vùng gần cổ cây. Sau khoảng một tuần, lá đào sẽ chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rũ xuống. Nếu lá chưa có hiện tượng chuyển màu này thì nên làm tiếp một lần nữa. Tiếp tục khứa một vòng khác trên vết cũ. Nếu chưa được thì có thể tiếp tục hãm cây lần 3.
Tuốt lá
Khi đào rụng lá thì nụ hoa sẽ phát triển nhanh. Nếu để đào tự rụng lá thì hoa sẽ nở muộn, vào khoảng cuối tháng Giêng hoặc tháng hai. Vì vậy, để đào nở sớm hơn, đúng dịp Tết thì trước Tết bạn cần phải tiến hành tuốt lá đào.
Thông thường, với đào bích, việc tuốt lá có thể diễn ra trong khoảng mùng 5-20/11 âm lịch, đào bạch thì tuốt lá trước khoảng 15/10 âm lịch. Cây già, yếu thì nên tuốt lá chậm hơn so với những cây to khỏe.
Chú ý, không tuốt quá mạnh tay làm hỏng các mắt hoa ở cuối nách lá. Nên dùng tay bứt từng lá để tránh làm ảnh hưởng đến mầm hoa.
xem thêm;
Vì sao xây nhà to hay nhỏ cũng phải nhớ có bậc tam cấp? Không làm theo vận khí đi xuống
Bậc tam cấp không chỉ tạo kết nối giữa không gian trong và ngoài nhà, mà còn tăng tính thẩm mỹ cho công trình cũng như mang đến vận khí phong thủy tốt cho gia chủ. Bởi thế mà từ xa xưa, thầy phong thủy đã đặc biệt chú ý nhắc nhở về xây bậc tam cấp cho ngôi nhà.
Người xưa quan niệm nhà không có bậc tam cấp ở trước cửa, để sân bằng với nền nhà là một đại kỵ. Chính vì thế cho tới ngày nay những ngôi nhà dù có kiến trúc hiện đại đến đâu vẫn được xây thêm bậc tam cấp.
Bậc tam cấp là gì?
Bậc tam cấp là bậc phân chia giữa khu vực bên trong và bên ngoài nhà, thường được đặt ở vị trí nối liền giữa sân và nhà. Sở dĩ gọi là bậc tam cấp vì người xưa sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra – vào, lên – xuống ngoài sân và trong nhà. Đôi khi, bậc tam cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng, là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên trong gia đình.
Xây bậc tam cấp có tác dụng gì?
Ngoài tính thẩm mỹ thì bậc tam cấp còn là nét phong thủy tài vận của ngôi nhà. Mặc dù không có bậc tam cấp thì chuyện lên xuống đi lại có thể dễ dàng hơn, đặc biệt khi mà cần đẩy xe vào trong nhà. Nhưng đó lại là điều đại kỵ trong phong thủy. Bởi theo quan niệm xưa, ma quỷ không đi được qua bậc này mà chỉ đi dạng lướt thẳng.
Thế nên nếu không xây bậc tam cấp mà để sân bằng với nhà là sẽ tạo thuận lợi cho ma quỷ tràn vào quấy phá môi trường sống làm giảm dương khí khiến gia chủ gặp bệnh tật, bị quấy phá khó ở, gia đình lục đục. Bậc tam cấp là ranh giới phân chia giữa phần ngoài sân và trong nhà. Không có bậc tam cấp tức không có ranh giới rõ ràng.
Tính bậc tam cấp theo phong thủy chính xác
Cách tính bậc tam cấp theo số bậc
Những công trình biệt thự, nhà phố thường xây 3 đến 5 bậc tam cấp. Cách tính bậc tam cấp theo khoảng cách bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.
Bên cạnh yếu tố thuận tiện di chuyển, có một vài ý nghĩa phong thủy khi thiết kế bậc tam cấp. Về cơ bản, “tam cấp” trong bậc tam cấp tuân theo 3 cấp Thiên – Địa – Nhân trong thuyết tam sinh tương ứng. Theo lẽ đó, mọi sự trên đời cần có sự bố trí hợp lý, cần phối hợp để tạo nên sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
Tuy nhiên, bậc tam cấp không nhất thiết phải có 3 bậc, mà có thể là 1 bậc hoặc nhiều hơn 3 bậc, miễn là số lẻ (vì số lẻ đại diện cho phần dương theo thuyết âm dương), và khoảng cách giữa các bậc phải cân bằng với nhau.
Gia chủ cũng có thể xây 5 bậc đại diện cho đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành bao gồm: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Và con số 5 sẽ rơi vào chữ “Sinh” theo quan điểm “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, giúp mang lại những điều may mắn, tốt lành cho chủ nhà.
Cách tính bậc tam cấp theo kích thước
Tùy thuộc vào độ rộng hẹp của nơi xây dựng công trình mà suy ra cách tính bậc tam cấp theo kích thước. Gia chủ có thể tham khảo kích thước bậc tam cấp phổ biến dưới đây:
– Chiều cao của bậc tam cấp thông thường là từ 15-18cm. Ở một số công trình công cộng, đặc biệt như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10-12cm để phù hợp với đặc thù công việc.
– Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thường dao động trong khoảng 20 đến 30cm.
– Chiều dài bậc tam cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.
Kích thước bậc tam cấp cũng sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, bậc tam cấp cần có đủ chiều dài để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây ở 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 đến 3 mặt của sảnh theo yêu cầu kiến trúc của ngôi nhà.
Người xưa thường làm nền cao hơn mặt sân, mặt đường nên nếu không có bậc tam cấp sẽ khó di chuyển vào nhà.
Do đó đến nay bậc tam cấp vẫn là nét phong thủy không thể thiếu trong việc xây dựng nhà cửa ở mặt đất. Gia chủ muốn sức khỏe, muốn tài lộc hanh thông phải chú ý xây bậc tam cấp cho đúng.