Cách bảo quản hành tỏi khô để cả năm không mốc hỏng, mọc mầm

Để hành tỏi không bị mốc hỏng, không mọc mầm, bạn hãy làm theo những cách dưới đây nhé.

Cách bảo quản hành khô

Cách chọn hành khô ngon

Đối với hành khô, hành tím, bạn cần chọn những củ già, chắc, mập, vỏ đều. Không nên lựa những củ mọc mọc mầm. Khi cầm trên tay, hành phải khô ráo, không ngấm nước, không dập nát. Vỏ hành phải thật khô, dễ bóc.

Cách bảo quản hành khô được lâu

Đối với hành tím, bạn có thể chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cần cho vào tủ lạnh.

– Cách 1:

Đầu tiên, hãy chọn ra những củ hành khô, cứng, không bị mềm hoặc bị lõm ở phần cuống.

Loại bỏ bớt phần vỏ thừa của hành bằng cách chà xát chúng giữa hai lòng bàn tay.

Sau đó, cho hành vào túi lưới, túi giấy hoặc rổ… rồi đặt ở nơi khô thoáng. Không nên dùng túi nilon, hộp kín để bảo quản hành vì chúng ngăn cản sự lưu thông khí, khiến hành nhanh thối.

Đặt túi hành ở nơi tối, mát là được. Mỗi tuần kiểm tra túi hành một lần. Loại bỏ những củ có dấu hiệu thối hoặc mọc mầm.
cach-bao-quan-hanh-kho-01
– Cách 2

Để bảo quản lâu hơn, bạn có thể bóc vỏ, thái nhỏ hành và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Nên để hành đã thái trong hộp kín hoặc túi zip để mùi không làm ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
cach-bao-quan-hanh-kho-02
– Cách 3:

Một cách khác để bảo quản hành khô chính là phi thơm chúng.
cach-bao-quan-hanh-kho-03
Hành mua về bóc vỏ, thái mỏng.

Đặt một chiếc nồi hoặc chảo sâu lòng lên bếp. Cho 4-5 giọt nước cốt chanh khi dầu mới đổ vào và chưa sôi. Cho tiếp 1/5 muỗng cafe muối sau khi bỏ chanh lúc dầu chưa nóng.

Đun tới khi dầu sôi, cắm đầu đũa vào thấy sủi tăm cũng được.

Khi phi hành cần nhiều dầu để dành vàng đều. Với 500 gram hành bạn nên dùng 600ml dầu ăn.

Đổ từ từ hành thái mỏng vào chảo dầu. Lưu ý, đổ nhẹ nhàng, không nên cho quá nhiều hành vào cùng lúc vì có thể khiến dầu sôi trào ra ngoài.

Liên tục đảo đều tay để hành chín đều.

Khi thấy hành se lại, có màu hơi vàng là được. Lúc này, bạn nên tắt bếp ngay.

Dùng đũa đảo hành thêm vài lần rồi mới vớt hành ra rổ để ráo dầu.

Bạn sẽ thấy hành vẫn tiếp tục vàng ngay cả khi đã tắt bếp. Dùng đủa đảo nhẹ để phần dầu chảy xuống hết và hành được khô, giòn hơn.

Sau đó, có thể cho hành ra khay có lót giấy thấm dầu để hút hết phần dầu thừa.

Chờ cho hành phi nguội hẳn thì mới cho vào lọ thủy tinh có đậy nắp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Cách bảo quản tỏi khô

Cách chọn tỏi ngon

Nên lựa những củ tỏi tươi, rắn chắc, không bị sâu mọt. Nhánh tỏi phải đầy đặn, không nguyên vẹn. Vỏ tỏi có thể có màu hơi trắng ngà. Tránh chọn những củ tỏi bị nhăn sẽ khó bảo quản được lâu.

Cách bảo quản tỏi

– Cách 1

Cho tỏi vào túi lưới và treo ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn cũng có thể cho tỏi vào túi giấy để bảo quản.
cach-bao-quan-hanh-kho-04
– Cách 2:

Để tiện cho việc sử dụng, bạn có thể bóc vỏ tỏi và xay nhuyễn để dùng dần.

Tỏi sau khi đã bóc vỏ có thể cắt lát hoặc xay nhuyễn tùy sở thích. Với tỏi cắt lát, bạn chỉ cần cho vào hộp hoặc túi zip rồi để trong ngăn đá.
cach-bao-quan-hanh-kho-05
Với loại tỏi xay, bạn nên trộn tỏi với đầu ăn để tạo thành hỗn hợp đặc, đễ bảo quản hơn. Cho hỗn hợp tỏi xay vào khay đá. Dùng màng bọc thực phẩm gói kín lại và để vào ngăn đá. Khi tỏi đông cứng lại, bạn gỡ tỏi ra khỏi khay vào bỏ vào hộp có đậy nắp kín. Bảo quản tỏi xay trong ngăn đá tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy ra 1-2 viên tỏi là được. Không nên để tất cả tỏi xay vào một hộp rồi bỏ vào ngăn đá vì khi đông đá, bạn sẽ rất khó lấy tỏi ra khỏi hộp.