Thợ làm đậᴜ phụ nhiềᴜ năm hướпg dẫn cách phân biệɫ đậᴜ phụ sạch và chứa ɫhạch cao

0

Đậᴜ phụ là món ăn qᴜen thᴜộc đối với gia đình Việt, cho nên tɾước thông tin đậᴜ phụ được chế biến từ thạch cao, nhiềᴜ bà nội tɾợ không khỏi lo lắng. Vậy làm thế nào để phân biệt ɾõ đậᴜ phụ “sạch” và đậᴜ phụ “thạch cao”?

Một số người có kinh nghiệm làm đậᴜ lâᴜ năm cho biết, để làm đậᴜ phụ không cần phải dùng đến thạch cao, chỉ cần ít giấm nᴜôi hoặc chính nước chᴜa của lần làm đậᴜ phụ tɾước (saᴜ khi lấy phần đậᴜ nành kết tủa để ép thành đậᴜ phụ, sẽ còn phần nước, giữ lại nước này để tɾong khoảng 4-7 ngày sẽ có được nước có vị chᴜa nhẹ).

Theo cách này, 1kg đậᴜ nành thường chỉ làm được khoảng 800g đậᴜ phụ, người bán sẽ không thể có lãi cao. Do vậy, một số nơi thường cho thêm bột năng và một số phụ gia vào, phổ biến nhất là thạch cao xây dựng.

Theo PGS.TS Ngᴜyễn Dᴜy Thịnh (Viện sinh học – ᴄôпg nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thạch cao có tên khoa học là Cacbonat canxi. Đây là một chất phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng vào mục đích kết dính thực phẩm. Tᴜy nhiên, khi sử dụng loại phụ gia này phải tᴜân theo một số qᴜy định nghiêm ngặt, thạch cao cần đảm bảo độ tinh khiết. Người sử dụng phải đăng ký với các cơ qᴜan chức năng, kiểm tɾa giám sáϯ về hàm lượng và chất lượng thạch cao khi đưa vào chế biến thực phẩm.

Tᴜy nhiên, nhiềᴜ người đã lạm dụng thạch cao qᴜá mức để cho vào chế biến thực phẩm, tɾong đó có đậᴜ phụ.

Cách phân biệt đậᴜ phụ chứa thạch cao và đậᴜ phụ sạch

Ông Hoàng Văn Côпg (52 tᴜổi, phường Mai Dịch, Cầᴜ Giầy, Hà Nội) có hơn 7 năm kinh nghiệm làm đậᴜ phụ, chia sẻ với phóng viên báo VietNamNet: “Một miếng đậᴜ phụ ngon bao giờ cũng có màᴜ tɾắng ngà, ɾất mềm mại. Đậᴜ phụ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc tɾưng của đậᴜ nành, giống như khi ăn váng sữa đậᴜ nành còn nóng”.

Ông Côпg chia sẻ, một miếng đậᴜ phụ ngon bao giờ cũng thường có màᴜ tɾắng ngà, ɾất mềm mại

(ảnh: VietNamNet).

Ông Côпg chia sẻ thêm, khi mᴜa đậᴜ phụ, mọi người cần qᴜan sáϯ kỹ về:

– Màᴜ sắc: Phải chú ý đến các mặt của miếng đậᴜ, nếᴜ bìa miếng đậᴜ cứng khi tiếp xúc với không khí sẽ chᴜyển sang màᴜ vàng. Nhìn miếng đậᴜ phụ càng vàng nhiềᴜ thì đậᴜ phụ đó chứa thạch cao càng nhiềᴜ (loại tɾừ tɾường hợp ngâm nghệ).

– Hương vị: Đậᴜ phụ cho nhiềᴜ thạch cao thường có vị hơi chát, nếᴜ cho nhiềᴜ bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Tɾánh chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi qᴜá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia qᴜá nhiềᴜ.

– Độ nặng, dẻo: Đậᴜ phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậᴜ phụ sản xᴜất bằng phương pнáp tɾᴜyền thống. Càng sử dụng nhiềᴜ thạch cao thì đậᴜ càng cứng và nặng tay.

Ngoài ɾa, Chị Ngᴜyễn Thị Ngọc (34 tᴜổi, phường Qᴜan Hoa, Hà Nội) làm đậᴜ được hơn 5 năm cũng chia sẻ thêm, “đậᴜ phụ ngon, không được tɾắng qᴜá, nhìn hai đầᴜ của miếng đậᴜ phụ sẽ cảm giác không kết ᴄнếт, khá mềm, cầm nhẹ, không cẩn thận có thể vỡ. Khi ăn ɾất ngon và béo, vị thơm đặc tɾưng.

Đậᴜ phụ còn ɾất dễ bị nhiễm nấm, khᴜẩn tɾong qᴜá tɾình chế biến và bảo qᴜản. Do đó, tᴜyệt đối không mᴜa miếng đậᴜ phụ có mùi lạ, vị chᴜa, nếᴜ ăn phải miếng đậᴜ như vậy cần bỏ ngay.

Đậᴜ nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn tɾọng vì màᴜ đậᴜ làm tɾᴜyền thống ɾất ít có màᴜ như vậy”.

Để đảm bảo lᴜôn có đậᴜ phụ sạch cho gia đình thưởng thức, hãy tham khảo cách làm của chị Ngᴜyễn Thᴜ Tɾang (Hà Nội) dưới đây nhé!

Chᴜẩn bị:

300g đậᴜ, đem ngâm nở mềm. Tᴜỳ thời tiết, mùa đông thì ngâm nước ấm, hoặc nước thường để qᴜa đêm. Còn mùa hè thì ngâm 3-4 tiếng.

3 lít nước lã

Nước chᴜa: 3 thìa giấm + 300ml nước

Khᴜôn: Có thể mᴜa khᴜôn tự làm đậᴜ hoặc tận dụng khᴜôn làm bánh để làm

Cách làm:

Saᴜ khi ngâm xong đem 300g đậᴜ xay với 3 lít nước.

Cách làm đậu phụ để bán đơn giản nhất cho người mới bắt đầu

Xay cho mịn saᴜ đó bỏ ɾa vắt thật kỹ. Chỗ bã còn lại cho thêm 500ml nước bóp cho ɾa hết sữa còn dư tɾong đậᴜ ɾồi bỏ bã hoàn toàn. Toàn bộ chỗ sữa đó cho vào túi lọc lại, bạn sẽ thấy ɾa thêm tầm một nắm bã nữa. Nếᴜ không lọc, chỗ bã này sẽ lẫn tɾong đậᴜ, ăn không được béo, mềm mịn.

Cho vào nồi đᴜn to lửa, vừa đᴜn vừa khᴜấy. Tới gần sôi hạ lửa nhỏ, vì sôi sữa có bọt tɾào ɾất nhanh, tɾào ɾa ngoài khiến bếp bị bẩn. Hạ lửa liᴜ ɾiᴜ, sôi lăn tăn thêm 3 phút là tắt bếp.

Chᴜẩn bị nước chᴜa: Pha 3 thìa ăn cơm giấm với 300ml nước vào bát tô. Múc từng mᴜỗng nước chᴜa đổ từ từ vào nồi tɾên. Khᴜấy nhẹ cho đềᴜ. Đậy vᴜng, đợi 15 phút. Kiểm tɾa nồi đậᴜ kết tủa hết là được. Nếᴜ còn thấy đục đục của sữa thì cho thêm 1 ít nước chᴜa nữa. Lại khᴜấy nhẹ tay, đậy vᴜng chờ thêm 5 phút là xong.

Lúc này thᴜ được óc đậᴜ. Cái này bỏ ɾa pha cùng đường làm đồ ᴜống ɾất ngon.

Gói đậᴜ: Chᴜẩn bị khᴜôn khăn như hình. Múc nhẹ nhàng óc đậᴜ vào khăn. Gói gấp kín sao cho nén đậᴜ không bị lòi ɾa là được. Lưᴜ ý, cần chᴜẩn bị khăn to hơn khᴜôn.

Gói từng khᴜôn ɾồi xếp chồng từng khᴜôn lên nhaᴜ. Vừa nén vừa ép lᴜôn. Xong úp ngược khay để nước tự chảy ɾa. Ép khoảng 10 phút là lấy đậᴜ ɾa.

Hướng dẫn cách làm đậu phụ (đậu hũ) tại nhà, ngon bổ rẻ

Đậᴜ còn nóng ɾất mềm nên cần làm nhẹ tay. Bỏ khăn ngay ɾa lúc đậᴜ còn nóng mới ngon. Thả vào âᴜ nước lạnh. Đậᴜ sẽ se mặt và săn lại. Sờ căng chắc ɾất thích. Nếᴜ không, bạn có thể ăn nóng đậᴜ ngay, tùy vào sở thích mỗi gia đình.

Chỉ cần bỏ chút thời gian là bạn có thể làm xong một mẻ đậᴜ phụ vừa ngon, vừa đảm bảo an toàn cho các thành viên tɾong gia đình ɾồi, phải không nào?

Thuốc quý quanh ta: Khi đói làm rau, khi đau làm thuốc – Ai chưa biết thì lưu lại ngay, chắc chắn sẽ dùng ít nhất 1 lần trong đời

0

Xung quanh chúng ta rất nhiều loại rau, cỏ dại nhưng chúng lại là những vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả đấy nhé. Mọi người lưu lại, chắc chắn ai cũng dùng đến ít nhất 1 lần trong đời đấy.

Mọi người thường nghĩ rau thơm chỉ là thứ gia vị “trang điểm” thêm cho bữa ăn nhưng ít ai biết được tác dụng phòng và chữa bệnh của chúng …..
thuoc quy quanh ta1

Húng Quế

Trong cuộc sống đời thường rau thơm vốn bé nhỏ nhưng khi bước vào lĩnh vực Y học dân tộc thì cái bé nhỏ ấy lại trở nên rộng lớn. Ít ai có thể ngờ rằng rau thơm lại có tác dụng phòng và chữa bệnh cho con người. Xin giới thiệu tính dược phong phú của một số loại rau thơm quen thuộc trong cuộc sống để bạn đọc có thể áp dụng khi cần thiết.

BẠC HÀ

Vị cay, mát không độc, vào 2 kinh can và phế, có tác dụng phát tán phong nhiệt, hạ sốt, làm ra mồ hôi, giảm uất, dùng chữa cảm nắng (cảm thử), đau bụng, bụng đầy, tiêu hoá không tốt, nhức đầu, dị ứng nổi mề đay, viêm họng có sốt, đàm vướng cổ, đau họng khản tiếng, thúc sởi mau mọc, làm thuốc sát trùng ngoài da, tai mũi họng, chống viêm.

Chữa cảm mạo, nhức đầu: Lá Bạc hà 6 g, Kinh giới 6 g, Phong phong 5 g, Hành hoa 6 g. Đổ nước sôi vào chờ 29 phút, uống nóng.

Chữa nôn, giúp tiêu hoá tốt: Lá hoặc cả cây Bạc hà (bỏ rễ) 5 g pha vào 200ml nước sôi, uống cách 3 giờ 1 lần.

DIẾP CÁ

Tính hơi lạnh vị cay chua vào phế kinh. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát trùng, trị táo bón, lòi dom trẻ em lên sởi, phổi ung có mủ, đau mắt đỏ hoặc nhiễm trùng gây mủ xanh, viêm ruột, kiết lỵ, kinh nguyệt không đều. Chủ trị của Diếp cá là trĩ hậu môn (đại tiện ra máu) chân tay phù nề do thận hư.

Chữa trẻ em sốt ban sởi mà không xuất hết ban sởi: giã nát Diếp cá vắt nước cốt cho uống, còn xác trộn với ít rượu trắng xoa hai bên cột sống lưng, nốt sởi sẽ mọc nhanh, cơn sốt sẽ giảm dần, trẻ không vật vã kêu khóc nữa.

Trị đau mắt đỏ: giã nhỏ lá Diếp cá ép vào 2 miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ, làm 2 – 3 lần khỏi.

Chữa trĩ, lòi dom: Diếp cá 6 – 12 g, sắc uống thường xuyên đồng thời sắc nước lấy hơi xông, rồi rửa trĩ.

Chữa viêm sưng tai giữa, sưng tắc tia sữa: Diếp cá khô 20 g (tươi 40 g), táo đỏ 10 quả, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Các bệnh khác dùng từ 6 – 12 g sắc uống hoặc dùng dạng bột, viên.

HÀNH HOA

thuoc quy quanh ta2
Ảnh Internet

Tính ấm, vị cay ngọt. Tác dụng giải cảm, sát trùng, thông khí. Hành hoa tươi ăn chữa ho cảm, chữa bụng đầy trướng, khó tiêu.

Chữa trẻ em bí tiểu tiện: Bắt một con nhện to, giã nát với 2 củ Hành hoa rồi đắp lên bụng ở phía dưới rốn khoảng 2cm, chỉ vài phút sau là công hiệu (trẻ đi tiểu được).

HÀNH TA

Tính bình, vị cay có năng lực phát biểu hoà trung, thông dương hoạt huyết, làm ra mồ hôi, lợi tiểu , sát trùng, chữa đau răng, chữa các chứng sốt, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng, kích thích thần kinh, tăng bài tiết dịch tiêu hoá, đề phòng ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp. Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Dùng nước hành nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp và mãn tính và viêm niêm mạc mũi. Vào 2 kinh phế và vị. Mỗi lần có thể dùng 30 – 60 g ở dạng sắc thuốc hoặc giã nát ép nước uống.

Chữa cảm cúm: Ăn bát cháo hành có thêm lá tía tô, hạt tiêu, gừng.

Chữa cảm, đầu nhức, mũi ngạt: Hành 30 g, Đạm đậu sị 15 g, gừng sống 10 g, chè hương 10 g. Nước 300ml, đun sôi, gạn bỏ bã, uống còn nóng, nằm đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

Trẻ con cảm mạo: Hành 60 g, gừng sống 10 g. Hai thứ giã nát cho nước sôi vào, dùng hơi xông miệng mũi trẻ, ngày làm 2 – 3 lần không cần uống.

Chữa mụn nhọt: Hành tươi giã nát trộn với mật đắp lên mụn hễ ngòi ra thì dùng dấm rửa mụn.

Phụ nữ động thai: Hành tươi 60 g, 1 bát nước sắc kỹ lọc bỏ bã uống.

HÀNH TÂY

Tác dụng: Chữa ho trừ đờm, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chống phong thấp mạnh, trị phù thũng, cổ trướng, bệnh đái đường, giúp ngủ ngon, làm tiêu nhanh các chất bột, trừ giun đũa, trừ ho chống béo phì, xơ cứng động mạnh, kích dục, chống muỗi dĩn. Dùng ngoài trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, chân nứt nẻ, mụn cóc, vết thương đau nửa đâu, đau thần kinh ngoại biên. Dùng hành sống mạnh hơn. Có thể dùng cồn thuốc tươi: nước ép Củ hành tươi 1 phần, cồn 90 độ 1 phần hoà chung. Dùng dần, ngày uống 15 – 20 g sau khi ăn. Hoặc dùng dạng rượu vang: Hành tươi 200 g ép lấy nước, mật ong 100 g, rượu vang hoặc rượu nhẹ 12 – 14 độ vừa đủ 1 lít, hoà đều, dùng dần. Ngày uống 2 lần vào sáng, tối sau bữa ăn. Mỗi lần uống 30 – 60 g.

HẸ
thuoc quy quanh ta3

Rau Hẹ

Tính ấm, vị cay ngọt vào hai kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, ấm lưng gối, chữa tiểu tiện nhiều lần do thận hư, tiểu xẻn vặt, đái són, mộng tinh, bạch trọc.

Lá và củ dùng chữa ho trẻ em (Lá hẹ hấp với đường hay đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ). Còn dùng chữa các bệnh kiết lỵ ra máu, giúp tiêu hoá, tốt gan thận (di mộng tinh, đi tiểu nhiều lần). Liều dùng hàng ngày: từ 20 – 30 g. Sắc nước hẹ uống chữa giun kim. Hạt hẹ dùng chữa di mộng tinh, tiểu tiện ra máu, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư. Liều dùng ngày từ 6 – 12 g. Hẹ dùng phòng chữa các bệnh sau:

– Liệt dương: Gốc hẹ 200 g, Hồ đào 50 g sắc uống.

– Hạ cơn suyễn: sắc một nắm lá Hẹ uống.

– Đái đường: Nấu canh lá Hẹ ăn

– Lòi dom: Lá hẹ xào nóng chườm

– Dạ dày bị lạnh nôn: Hẹ giã vắt nước thêm nước gừng và sữa, uống,

– Bụng đầy anh ách: Rễ hẹ, Vỏ vối, Chỉ thực lượng bằng nhau, sắc uống.

– Sườn đau tức: Hẹ giã nát chưng với dấm, chườm.

– Đổ mồ hôi giữa ngực, vì lo nghĩ nhiều: Dùng 49 gốc hẹ sắc uống.

– Tai chảy mủ, côn trùng chui vào tai: giã Hẹ vắt nước nhỏ vào tai .

– Phạm phòng : Hẹ, Phân chuột, Dành dành, lượng bằng nhau, sắc uống.

– Trẻ sơ sinh: Giã rễ Hẹ vắt nước, nhỏ vào miệng cháu mấy giọt cho nôn hết chất dãi đục, phòng được các bệnh cho trẻ.

RAU HÚNG QUẾ

Tính ấm, vị cay. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, giảm đau, tán huyết ứ sưng đau. Dùng cả cây, lá chữa cảm cúm, ho. Dùng hoa có lợi tiêu hoá, chữa bệnh thần kinh trẻ em mất ngủ, người lớn đau đầu chóng mặt, đau bụng, ho viêm họng và ho gà. Chữa đau có nguồn gốc thần kinh hay dạ dày, làm tiết sữa các bà mẹ mới đẻ thiếu sữa, chữa bệnh về răng miệng. Ngày dùng 20 – 40 nhúm lá và hoa khô trong 1 lít nước, hãm uống 2 – 3 ly để chữa đau đầu, ho, viêm họng hay lo âu. Sắc uống chữa ít sữa, sắc đặc súc miệng chữa bệnh răng miệng.

Nếu hàng ngày ăn rau Húng quế sẽ ngừa được cảm cúm hoặc đau nhức chân tay. Lá Húng quế khô sắc nước uống chữa mẩn ngứa rất tốt (nếu kết hợp tắm nước lá khế đun sôi để nguội càng tốt).

HÚNG CHANH

Tính ấm vị cay thơm, có tác dụng kháng sinh mạnh với một số vi trùng, phát tán phong hàn, tiêu đàm tiêu độc trừ phong. Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, chữa cảm cúm, ho đau họng. Bị kiến độc đốt, rết, bọ cạp đốt thì giã nát Húng chanh đắp lên vết đốt sẽ giảm đau nhức.

– Chữa cảm cúm thì dùng lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.

– Chữa ho viêm họng khan tiếng: Lá tươi rửa sạch, ngậm với tí muối, nuốt nước dần dần, hoặc giã nhỏ 1 nắm vắt nước uống làm 2 lần trong ngày. Với trẻ con thì thêm tí đường, đem hấp cơm cho uống 2 lần trong ngày (Húng chanh còn gọi rau lá tần dày lá).

KINH GIỚI

Vị cay tính ấm vào hai kinh can và phế. Có tác dụng phát biểu, khử phong, thông huyết mạnh, trị yết hầu, thanh nhiệt làm tan máu ứ bầm, hết sưng đau. Dùng chữa ngoại cảm sốt đầu nhức mắt hoa, hầu họng sưng đau, nôn mửa, đẻ xong bị huyết vậng. Sao cháy đen tồn tính, uống có tác dụng chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, kiết lỵ. Liều dùng hàng ngày từ 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

RAU MÙI (Ngò)

Vị cay thơm, tính ấm. Công năng giải độc, khử phong trừ thấp, phát tán phong hàn, thông khí uất kích thích tiêu hoá chống rối loạn tiêu hoá. Ăn lá tươi chữa cảm cúm, tiêu chảy hoặc bị đay bụng (do ăn thức ăn ôi thiu).

Thúc đậu sởi chóng mọc: Hạt mùi giã nhỏ hoà rượu phun thì đậu sởi mọc ngay.

Trị ho, mẹ ít sữa, làm tiêu hoá tốt: Mỗi ngày dùng 4 – 10 g hạt Mùi hoặc 10 – 20 g cây tươi sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

RAU NGỔ

Vị cay thơm tính mát, có tác dụng tiêu thực, cầm máu. Nhân dân thường hái lá rau Ngổ non ăn sống, làm gia vị. Làm thuốc trong trường hợp ăn uống không tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết băng huyết. Dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm sưng tấy.

Ngày dùng 10 – 20 g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng.

NGÒ TÀU (NGÒ TÂY)

Vị cay thơm, tính ấm. Có tác dụng thông khí trừ hàn, tiêu thực giải cảm. Phụ nữ thường dùng Ngò tàu nấu chung với bồ kết để gội đầu. Dùng làm thuốc chữa đầy hơi, ăn uống kém tiêu, cảm mạo sốt. Ngày dùng 10 – 16 g dưới dạng thuốc hãm nước sôi uống nhiều lần trong ngày.

Chữa cảm mạo, ăn uống không tiêu: Ngò tàu khô 10 g (tươi 20 g), Cam thảo nam 6 g, nước 300ml, đun sôi trong 15 phút, chia 3 lần uống nóng trong ngày.

RAU RĂM
thuoc quy quanh ta4

Rau Răm

Vị cay tính ấm, có tác dụng tiêu thực kích thích tiêu hoá, làm dịu khoái cảm, người đi tu thường dùng để giảm cơn bốc dục, chữa rắn cắn. Mỗi ngày dùng 15 – 20 g cả thân và lá tươi.

Chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn phải sơ cứu ngay: dùng khoảng 20 – 25 ngọn rau Răm giã nát vắt nước cốt uống còn bã đắp vết rắn cắn và phải buộc chặt (làm garô) phía trên vết rắn cắn không cho nọc rắn độc chạy về tim. Uống và đắp nhiều lần. Nếu là rắn độc thì sơ cứu xong đưa đi bệnh viện ngay.

TÍA TÔ

Vị cay tính ấm phát tán phong hàn, giải độc, tiêu tích hạ khí, vào 2 kinh phế và tỳ. Thường dùng để chữa bệnh cảm cúm, nhức đầu, ho, sốt, buồn nôn, làm ra mồ hôi, tiêu đàm, chữa động thai gây oẹ mửa, chống dị ứng ngộ độc do ăn uống (cá cua sò hến).

Chữa cảm sốt đau đầu đau khớp xương: lá Tía tô, Nhân sâm, Trần bì, Chỉ xác, Cát cánh, Cam thảo, Mộc hương, Bán hạ, Tiền hồ, Gừng khô. Mỗi vị 2 g, Nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Ăn cua cá… trúng độc có đau bụng: lá Tía tô 10 g, gừng sống 8 g, Cam thảo sống 4 g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, khi còn nóng. Nếu không có đau bụng thì chỉ giã lá Tía tô vắt nước uống hoặc dùng lá khô 10 g sắc uống.

Trị mụn cóc (mục ghẹ): Mọc ở tay chân, sau gáy. Mụn nhỏ hơi đau: lá Tía tô rửa sạch, để khô, đặt lên mụn, chà xát nhiều lần đến khi lá nát, hết nước thì bỏ ra.

Theo Thuocquy

Tổ Tiên dạy: “Bếp không giữ 3 hướng, giường không đặt 3 nơi”, đó là nơi nào?

0

Người xưa cho rằng vị trí đặt bếp, đặt giường rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tài vận của mỗi gia đình.

1. “Bếp không giữ 3 hướng”

Bếp không hướng về Phía Nam

Việc hướng bếp về hướng Nam, đồng nghĩa với sự cộng hưởng của ngọn lửa, tượng trưng cho yếu tố Hỏa. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể tạo ra năng lượng nóng mạnh, gây ra các xung đột tâm lý trong gia đình.

Môi trường này có thể khiến các thành viên dễ cáu kỉnh và tranh cãi. Trong tâm lý xã hội cổ đại, sự hòa thuận gia đình được coi trọng và tránh sự mạnh mẽ của yếu tố Hỏa tại hướng Nam có thể cải thiện quan hệ gia đình và duy trì sự ổn định tinh thần.
nha-bep-1-ngoisaovn-w700-h438

Bếp không hướng về Tây Bắc

Trong phong thủy, hướng Tây Bắc là biểu tượng của “Thiên Môn,” là nơi năng lượng vũ trụ thoát ra, đồng thời tạo nên cuộc đối đầu với ngọn lửa của bếp. Sự xung đột này có thể ảnh hưởng đến cân bằng vũ trụ trong gia đình, đe dọa đến số mệnh và sự ổn định của các thành viên. Trong xã hội cổ đại, người nam thường đảm nhận các trách nhiệm quan trọng, bao gồm sự nghiệp và hỗ trợ kinh tế. Hướng ngọn lửa từ bếp trực tiếp về Tây Bắc có thể làm mất cân bằng năng lượng, đặt ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự thành công của nam giới trong gia đình.

Bếp không đối diện với nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường được xem là nơi bẩn nhất trong nhà, trong khi đó, bếp lại là nơi tạo ra những món ăn ngon miệng. Nếu hướng bếp đối diện với nhà vệ sinh, nhiều vấn đề có thể phát sinh. Mùi hôi thối từ nhà vệ sinh có thể lan tỏa, tạo cảm giác không thoải mái và ảnh hưởng đến trải nghiệm nấu ăn. Việc đặt những khu vực quan trọng như bếp và nhà vệ sinh đối diện nhau cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và mùi hôi lẫn lộn, ảnh hưởng đến vệ sinh và sức khỏe của gia đình.

Mặc dù cuộc sống hiện đại đã chuyển đổi nhiều, sự cân nhắc về phong thủy vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế và bài trí không gian sống. Tôn trọng những kiến thức truyền thống này có thể giúp tạo ra một môi trường sống hài hòa và cân bằng, đồng thời bảo vệ hạnh phúc và sức khỏe cho gia đình.

2. “Giường ngủ không đặt 3 nơi”

Đầu giường tránh cửa phòng

Đặt giường ngủ sao cho đầu giường không hướng ra cửa phòng là một nguyên tắc quan trọng trong phong thủy phòng ngủ, giúp tránh những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nếu đầu giường đối diện với cửa, có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, thậm chí là những cơn ác mộng không mong muốn.

Cửa đối diện vị trí giữa giường (tức là ngang với bụng người nằm) có thể gây ra vấn đề về đường tiêu hóa. Trong khi đó, cửa đối diện phần chân giường có thể liên quan đến các vấn đề xương khớp và chân. Vì vậy, khi sắp xếp giường ngủ, tránh đặt đầu giường đối diện cửa để bảo vệ sức khỏe.
huong-giuong-ngu
Tránh đặt giường dưới xà ngang

Nguyên tắc này xuất phát từ kiến trúc nhà cổ, với xà ngang là một phần cứng cáp chịu lực trên trần nhà, tạo cảm giác nặng nề và áp đặt. Đặt giường dưới xà ngang có thể tạo cảm giác kín kịch, áp buộc và vô lực cho người nằm dưới. Sự không thoải mái này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và gây khó chịu, thậm chí làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.

Tránh đầu giường hướng ra cửa sổ

Cửa sổ, theo quan niệm phong thủy, là nơi có sự lưu thông không khí. Đặt đầu giường hướng về cửa sổ có thể làm mất khí lực của gia chủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe. Luồng khí xấu từ bên ngoài có thể tiếp xúc trực tiếp với vùng thái dương của bạn, tạo ra tác động không tốt. Ngoài ra, những yếu tố ngoại vi như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, và mùi không dễ chịu cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Vì vậy, nên tránh đặt đầu giường hướng ra cửa sổ để duy trì một môi trường ngủ tốt nhất.

Nấu canh xương bị đục: Hòa ngay thứ này vào nước trong veo, thơm ngon, ngọt lịm không cần mì chính

0

Với công thức nấu canh xương dưới đây bạn sẽ có một món canh thơm ngon, hết đục ai ăn rồi cũng thích mê.

Cách trị nước hầm xương bị đục

Khi bạn hầm canh xương không may bị đục thì bạn có thể lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại. Với cách làm này món canh xương của bạn sẽ trong veo thơm ngon, ngọt lịm ai ăn rồi cũng thích mê.

– Nếu như bạn nấu nước xương bò không may bị đục bạn có thể cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.

– Còn trong trường hợp bạn ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn và ngọt nước hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
cach ham nuoc xuong trong veo

– Ngoài ra, thì bạn cũng có thể băm thịt, trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.

Cách để nấu canh xương thơm ngon

Khi hầm xương tùy vào từng món ăn cụ thể mà bạn sẽ lựa chọn loai xương ninh cho phù hợp. Nhưng dù là món canh xương gì bò, gà hay lợn, dê… bạn cũng cần phải lựa chọn những loại xương tươi ngon mới giết mổ thì nước hầm xương mới ngon được. Ngoài ra, khi chọn nguyên liệu bạn cần chú ý chọn được phần xương ngon. Nếu thấy thịt có màu hồng nhạt, nhấn vào có độ đàn hồi và không bị nhớt thì đấy chính là phần xương ngon.

Ngược lại, nếu thấy thịt có màu đỏ đậm, nhớt và không đàn hồi thì đấy là thịt đã để lâu ngày, bạn chớ dại mua kẻo rước bệnh vào người nên tránh xa những loại xương như vậy.
ham-xuong-ngon-trong-veoBên cạnh đó, có một công thức nấu nước hầm xương thơm ngon, ngọt nước đó là khi nấu bạn cho toàn bộ phần xương và một củ hành tím đã nướng, kèm thêm 1 thìa cafe muối vào nồi, sau đấy cho phần nước thích hợp vào ngập xương và đun với lửa lớn. Khi nước trong nồi sôi thì hạ nhỏ lửa.

Trong quá trình hầm xương bạn nên lưu ý là cần phải đun với lửa nhỏ sẽ giúp nước ngọt trong xương tiết ra từ từ, nước dùng vì thế mà đậm đà, hấp dẫn hơn. Đồng thời, để món xương trong veo ngọt nước thì trong khi hầm xương, bạn cũng đừng quên hớt bọt thường xuyên để nước dùng trong vắt.

Đặc biệt, muốn xương nhanh nhừ bạn đừng quên cho khoảng nửa quả đu đủ xanh vào hầm cùng. Đu đủ sẽ giúp xương nhanh mềm, nước dùng ngọt và hấp dẫn hơn.

Đừng uống nước đá, có 3 loại nước giải nhiệt, mát gan tốt nhất ngày nắng nóng bà con nên biết

0

Đang ở trong những ngày nắng nóng cao điểm. Đi đâu, làm gì ai cũng kêu nóng, có người còn sợ ra ngoài, không làm được gì vì chỉ muốn ở trong phòng điều hòa cho mát.

Ngoài việc dùng điều hòa hay quạt để làm mát thì mọi người nên nhớ rằng cơ thể rất cần được hạ nhiệt từ bên trong bằng các loại nước giải khát lành mạnh. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng thường ai cũng ăn uống kém, nếu không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì sức khỏe rất dễ đi xuống, khiến người có thể suy nhược, mắc nhiều bệnh.

Mình vừa lên báo thấy có nhiều thông tin về các loại nước nên uống trong ngày nắng nóng, mình thấy có 3 loại nước vừa tốt vừa dễ uống lại không tốn kém nên chia sẻ lại ở đây cho mọi người cùng biết nhé!

hình ảnh

Thứ nhất, nước đỗ đen rang

Nước đỗ đen rang rất dễ uống, mùi hương thơm dễ dễ chịu. Các bạn có thể duy trì uống nước đỗ đen rang liên tục trong 15 ngày để nhận thức sự thay đổi rõ rệt của cơ thể. Theo các chuyên gia, uống nước đậu đen rang có rất nhiều tác dụng tuyệt vời, mát gan, giải nhiệt, giải độc, bổ thận, lợi tiểu, giúp trẻ hóa làn da và giảm cân hiệu quả. Axit amin và khoáng chất trong đậu đen là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột. Thường xuyên uống nước đậu đen giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Theo Đông y, đậu đen tác dụng giải nhiệt và thải độc giúp thanh lọc cơ thể,  giúp da tươi sáng, mịn mượt và giảm hẳn mụn trứng cá.

Tuy nhiên bạn chỉ nên uống nước đỗ đen rang điều độ, với những người có bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Thành phần dinh dưỡng của một nửa cốc (86g) đậu đen nấu chín chứa bao gồm:

Năng lượng: 114 kilocalories

Chất đạm: 7,62 g

Chất béo: 0,46 g

Carbohydrate: 20,39 g

Chất xơ: 7,5 g

Đường: 0,28 g

Canxi: 23 mg

Sắt: 1,81 mg

Magiê: 60 mg

Phốt pho: 120 mg

Kali: 305 mg

Natri: 1 mg

Kẽm: 0,96 mg

Thiamin: 0,21 mg

Niacin: 0,434 mg

Folate: 128 msg

Vitamin K: 2,8 mg

hình ảnh

Thứ hai là nước dừa

Nước dừa nổi tiếng có khả năng bù điện giải, chống mất nước cực tốt nên sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những ngày nắng nóng.

Nước dừa có tính mát, vị ngọt dịu không chỉ giúp giải khát mà còn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Nhờ có nguồn kali và các khoáng chất khác nên nước dừa có khả năng giúp điều hòa và bổ sung lượng nước cho cơ thể vào những ngày nắng nóng. Chúng ta cũng thường nghe thấy việc dùng nước dừa để điều trị những triệu chứng mất nước mỗi khi bạn bị bệnh lỵ, dịch tả, tiêu chảy, cúm và sự cân bằng điện phân, tất cả là vì lý do này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa có tác dụng rất hiệu quả trong việc kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa. Uống một cốc nước dừa mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ bất thường của hệ tiêu hóa, loại bỏ nhiệt miệng và giúp giảm nguy cơ bị mất nước.

Nước dừa cũng thường được sử dụng để điều chỉnh huyết áp, lượng đường trong máu, hàm lượng cholesterol. Uống nước dừa cũng giúp nâng cao mức năng lượng và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể người.

Hơn thế nữa, nước dừa còn được chứng minh là giúp làm đẹp da, nếu uống đúng cách còn có thể giảm cân.

Thứ 3 là nước ép trái cây tươi

Khỏi cần chứng minh thì ai cũng biết trái cây tươi chính là một loại thực phẩm lành mạnh nhất thế giới. Vào những ngày nắng nóng, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, có thể cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại nước trái cây tươi.

Uống nước ép trái cây không chỉ giúp bổ dung dinh dưỡng, giải nhiệt trong ngày nắng nóng mà còn có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Ví dụ như nước ép cam nếu được uống mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ giúp phòng ngừa sỏi thận, nước ép cà chua giúp phòng ngừa ung thư, nước ép việt quất phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Trong nhiều loại nước ép trái cây còn chứa nhiều hormone melatonin giúp làm giảm căng thẳng đồng thời hỗ trợ cơ thể khôi phục đồng hồ sinh học. Vì thế khi uống những loại này bạn sẽ dễ có được giấc ngủ ngon để đảm bảo sức khỏe và hoạt động thường ngày.

Chú ý, dù có nhiều loại nước tốt cho sức khỏe ngày nắng nóng nhưng cũng không nên dùng thay nước lọc. Chỉ nên coi là thức uống bổ sung để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể. Chúng ta vẫn nên bổ sung nước lọc để đảm bảo sức khỏe và tránh uống quá nhiều 1 loại nước nào đó sẽ gây ra tác dụng phụ nhé!

Quần áo giặt máy lấy ra nhăn như giẻ lau: Trước khi giặt làm bước này để đồ phẳng phiu, không mất công là

0

Giặt quần áo bằng máy sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian công sức. Tuy nhiên nhiều bà nội trợ gặp phải tình trạng quần áo bị nhăn nhúm sau khi giặt. Vậy làm cách nào để khắc phục?

Máy giặt giờ đã trở thành vật dụng quá quen thuộc trong gia đình. Nó mang lại tiện ích rất lớn, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, giải phóng sức lao động của con người.

Tuy nhiên, việc giặt máy cũng có một số hạn chế, đặc biệt là việc quần áo bị nhăn sau khi giặt.
Để khắc phục vấn đề này, chị em có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.

Phân loại quần áo theo chất liệu vải trước khi giặt

Nhiều người có thói quen tiện tay bỏ tất cả quần áo vào máy, không phân loại trước khi giặt. Tuy nhiên, một số loại quần áo làm từ vải cotton, tơ tằm thường dễ nhăn khi giặt máy.

Những quần áo có độ có giãn lớn có thể chịu được sức mạnh và tốc độ quay của lồng giặt nên không để lại nhiều nếp nhăn. Những chất liệu như jeans, kaki khi giặt máy cũng rất dễ nhăn.
meo-giat-quan-ao-khong-bi-nhan-01

Do đó, bạn không nên giặt chung đồ thun mềm với vải jeans nếu không muốn chúng bị quấn chặt vào nhau và trở nên nhăn nhúm hơn.

Tốt nhất là nên phân loại quần áo theo chất liệu, màu sắc trước khi giặt.

Sử dụng chai nhựa để giảm tình trạng quần áo bị nhăn
meo-giat-quan-ao-khong-bi-nhan-02
Trước khi giặt quần áo, bạn có thể cho hai chai nước giải khát rỗng vào máy giặt. Lúc giặt, các chai nhựa có thể thay đổi hướng của dòng nước, tăng sức quay của nước và giúp quần áo không bị quấn vào nhau.

Điều chỉnh tốc độ vắt cho thích hợp

Máy giặt có nhiều chế độ giặt riêng. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh tốc độ vắt cho phù hợp với các loại quần áo.
meo-giat-quan-ao-khong-bi-nhan-03
Chế độ giặt nhẹ có thể phụ hợp với các loại quần áo làm bằng các chất liệu mỏng nhẹ, quần áo trẻ em.

Chế độ giặt tiêu chuẩn phù hợp với quần áo thông thường như đồ ngủ, quần áo đi làm thường ngày.

Chế độ giặt mạnh sẽ phù hợp với những loại quần áo làm từ chất liệu dày, cứng.

Khi giặt quần áo dễ nhăn, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, tốc độ vắt thấp để tránh tình trạng đồ bị vặn xoắn vào nhau gây nhăn nhúm.

Dùng túi giặt
meo-giat-quan-ao-khong-bi-nhan-04
Túi giặt thường được làm từ các loại vải lưới mỏng, với nhiều lỗ thoát nước. Khi giặt, bạn nên cho quần áo vào túi giặt, đặc biệt những món đồ dễ nhăn để chúng không bị quấn vào nhau. Việc dùng túi giặt cũng giúp hạn chế hư tổn quần áo khi giặt bằng máy.

Túi giặt sẽ phù hợp với những loại quần áo làm bằng chất liệu mỏng nhẹ. Các loại quần jeans, kaki… không nên bỏ vào túi giặt vì chúng quá dày, máy giặt sẽ không thể làm sạch được từng lớp vải.

Phơi ngay sau khi giặt
Empty
Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ngay lập tức để tránh hình thành nếp nhăn trên quần áo. Ngoài ra, phơi quần áo khi còn ướt sẽ giúp kéo phẳng các nếp nhăn. Sau khi phơi khô, quần áo sẽ ít nhăn hơn.

Khi phơi, bạn hãy giũ thật mạnh để quần áo phẳng phiu. Nên giải quần áo ra rồi dùng tay miết để các nếp nhăn giảm đi.

Dùng giấm làm phẳng quần áo

Bạn có thể sử dụng giấm pha loãng để làm phẳng quần áo. Pha giấm với nước theo tỷ lệ 1:3 rồi cho vào bình xịt. Xịt hỗn hợp này lên vị trí quần áo bị nhăn và phơi ở nơi khô thoáng cho khô. Bạn sẽ thấy không còn vết nhăn.

Chọn xoài cứ nhìn vào điểm này ’10 quả như 1′,chín tự nhiên, không sợ thuốc

0
C

Khi đi mua xoài, chúng ta phải tìm hiểu 5 mẹo sau đây thì mới có thể chọn được xoài chín tự nhiên.

Đầu tiên, hãy nhìn vào vỏ
Khi đi mua một thứ gì đó, bạn phải kiểm tra xem nó có tươi không, vỏ có bị hư hại gì không và khi đi mua xoài cũng vậy.

Chúng ta cần xem trên vỏ xoài có những chấm đen nhỏ hoặc những vết thối. Nếu có thì không nên mua nhé.

quả xoài, cách chọn xoài, mẹo vặt gia đình

quả xoài, cách chọn xoài, mẹo vặt gia đình

Thứ hai, hãy nhìn vào cuống
Phần cuống của xoài có thể phản ánh một cách trực quan rằng xoài còn tươi hay không, nếu là xoài mới hái thì cuống còn tươi và có phần lồi ra.

Nếu cuống của nó đã rụng thì có nghĩa không còn tươi, có thể đã được hái từ lâu, mọi người không nên mua. Còn nếu muốn mua loại xoài này, bạn phải ăn kịp thời, nếu không rất nhanh hư hỏng.

quả xoài, cách chọn xoài, mẹo vặt gia đình

Thứ ba, nhìn vào hình thức bên ngoài

Nhìn chung hình dáng của xoài sẽ có hai dạng là tròn và thon, muốn chọn xoài ngọt ta có thể chọn xoài thon hơn.

Xoài thon dài có cuống nhỏ, vỏ mỏng hơn nên phần cùi dày và ngọt hơn loại khác. Đối với xoài có hình dạng tròn, hạt bên trong sẽ to và cùi cũng ít hơn.

quả xoài, cách chọn xoài, mẹo vặt gia đình

Thứ tư, ngửi nó

Bản thân xoài đã có một mùi thơm đặc biệt, chúng ta có thể ngửi để phân biệt là ngon hay dở. Nếu xoài bị dính kích thích hoặc các chất làm chín khác, hương vị xoài sẽ không đậm đà, có mùi thuốc trừ sâu. Nếu để chín tự nhiên sẽ có mùi thơm hơn.

quả xoài, cách chọn xoài, mẹo vặt gia đình

Thứ năm, nhấn

Xoài chín sờ vào sẽ mềm, còn chín quá thì sẽ bị xẹp. Nếu khi bạn nhấn vào mà thấy cứng thì có nghĩa là chưa chín hoàn toàn và có vị chua.

Nếu chọn thì tốt nhất nên nhấn thấy mềm một chút nhưng không quá xẹp, đây là xoài chín tự nhiên, ăn sẽ ngon hơn.
quả xoài, cách chọn xoài, mẹo vặt gia đình

Bức thư tuyệt m ệnh của một bà mẹ 80 tuổi ở Trung Quốc với tiêu đề “Cảm ơn vì đã chăm sóc mẹ nhưng mẹ hối hận khi đã sinh ra các con

0

 Bức thư tuyệt m ệnh của một bà mẹ 80 tuổi ở Trung Quốc với tiêu đề “Cảm ơn vì đã chăm sóc mẹ nhưng mẹ hối hận khi đã sinh ra các con” khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Bức thư của người mẹ già: “Cảm ơn các con đã chăm sóc mẹ, nhưng mẹ hối hận vì đã sinh ra các con”

“Các con trai của mẹ,Hôm nay là ngày 6/6, mẹ đã qua tuổi 80, điều này cũng có nghĩa là mẹ đã sống được 80 năm trên đời rồi.

Trải qua một thời gian dài như vậy, mẹ sinh 4 đứa con và nuôi thêm 8 đứa cháu tất thảy. Tức là trong suốt cuộc đời mình, mẹ đã nuôi 12 người, cả con lẫn cháu. Vì vậy mà mẹ nghĩ rằng mẹ đủ từng trải và đủ tiếp xúc để có thể hiểu rõ về những đứa con của mình.

Đặc biệt là từ vài năm trước, sau khi cha các con qua đời, mẹ cảm thấy một cách rõ ràng rằng các con ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn với mẹ. Nhưng lúc đó, mẹ đã thực sự hy vọng rằng các con có thể đưa mẹ về nhà, mẹ muốn sống với các con và mẹ có thể làm bất cứ điều gì để được như thế.

Mẹ cứ mong chờ nhưng 2 tháng đã trôi qua mà không một ai trong số các con đón mẹ về. Trái tim của mẹ lạnh lẽo như đóng băng vì mẹ biết các con sẽ không bao giờ có ý định đó.

Cũng may là khi ấy các con đối xử với mẹ không tệ. 4 người các con đã chia nhau, mỗi người 1 tuần ở lại với mẹ, nên mẹ không còn sợ hãi khi màn đêm buông xuống nữa.

Thực ra, ai cũng vậy thôi, sống đến ngần này tuổi rồi, điều đáng sợ nhất là gì? Đó chẳng có gì khác ngoài nỗi cô đơn. 

Mẹ biết, các con đã dành 1 năm 9 tháng để chăm sóc mẹ, khoảng thời gian đó tương đương với 630 ngày. Là một người mẹ, mẹ cảm ơn các con vì hành động đó. 

Thế nhưng sau đó, các con gặp mẹ với gương mặt ngày càng cau có. Khi đến, các con không chào hỏi gì và lúc đi cũng chẳng nói với mẹ một câu nào. Nó giống như là các con đang vào khách sạn và đi lướt qua một bà già xa lạ vậy. 

Mẹ không muốn xúc phạm bất kỳ ai trong số các con. Mẹ không ăn của các con một bữa ăn nào, cũng khô‌ּng mặ‌ּc quần áo của các con và càng không tiêu tốn 1 đồng nào của các con. Nhưng các con luôn cho mẹ cảm giác, việc các con đến thăm mẹ giống như là một món nợ, một gánh nặng phải trả.

Ngay cả khi mẹ đã chẳng còn minh mẫn thì mỗi tối, các con vẫn bỏ về nhà mình, không một ai ở lại với mẹ. Chính điều đó đã khiến cho mẹ cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. 

(Ảnh minh họa)

Sau khi cha các con qua đời, các con đã ở cạnh mẹ 1 năm 9 tháng. Mẹ biết ơn vì điều này nhưng ở phần còn lại của cuộc đời, mẹ sẽ đi một mình.

Trong hơn 2 năm qua, mẹ đã phải vật lộn với nỗi cô đơn. Vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của mẹ, các con đã đến và đều chúc mẹ “Sống lâu trăm tuổi!”, nhưng lúc đó mẹ chỉ cười và nghĩ, sống trăm tuổi thật vô dụng. 

Và gần đây, bệnh tim của mẹ ngày càng nặng hơn. Mẹ không nói điều đó với các con và mẹ không biết phải nói gì. Mẹ mong rằng bệnh tật sẽ mang mẹ đi gặp cha các con sớm hơn, nếu được như vậy thì mẹ sẽ biết ơn cuộc đời này rất nhiều. 

Mấy ngày trước, mẹ mơ thấy cha các con. Ông ấy nhìn mẹ cười và nói: “Bà đi với tôi nhé! Bà sẽ không còn cảm thấy cô đơn nữa”. 

Tỉnh dậy, mẹ nhìn thấy những ngôi sao bên ngoài cửa sổ, thấy mặt trăng tròn và lớn. Mẹ đã mơ thấy cha các con, mơ thấy rằng ông ấy sẽ đón mẹ đi vào một đêm tuyệt đẹp như thế. Trong suốt cuộc đời mình, mẹ biết ơn tình yêu của ông ấy dành cho mẹ và biết ơn sự chăm sóc của các con trong 630 ngày vừa qua. 

bệnh tim của mẹ mỗi ngày một nặng nên mẹ hiểu rằng mình không còn nhiều thời gian nữa. Thế nên mẹ đã viết bức thư này, bởi duyên phận của mẹ con mình cũng chẳng còn bao nhiêu.

Tóc mẹ đã bạc hết rồi, mẹ có thể thề với mái tóc của mình rằng, mẹ thực sự trân trọng những gì các con đã làm cho mẹ. Ngoài câu này ra, mẹ còn muốn nói thêm rằng: “Mẹ rất hối hận khi đẻ ra các con. Nếu có kiếp sau, mẹ không muốn các con là con của mẹ nữa.”

Nhưng với tư cách là một người mẹ, mẹ vẫn hi vọng rằng cả 4 người các con sẽ hạnh phúc trong những năm tháng sau này, sẽ không bị 8 đứa con của mình bỏ rơi.

Sau lá thư này, mẹ muốn dừng lại tất cả…”

Cuối cùng, một vài ngày sau, người ta phát hiện bà mẹ 80 tuổi đã nh ắm m ắt xuôi tay với gương mặt vô cùng bình yên trên chiếc giường của mình, trong tay là bức ảnh duy nhất của bà và chồng.

7 loại trái cây Trung Quốc nhập về Việt Nam nhiều nhất, chị em chú ý để tránh mua nhầm

0

Nho, táo, lê… là những loại trái cây rất hay được nhập từ Trung Quốc. Chúng được bán tràn lan ở các chợ truyền thống lẫn chợ mạng. Nếu không để ý kỹ, chị em rất dễ mua nhầm.

Hồng táo

loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-01
Vài năm trở lại đây, hồng táo (có chỗ gọi là táo tàu tươi) được nhập vào Việt Nam và được bày bán rất nhiều ở các chợ truyền thống lẫn chợ “mạng”.Đây là loại táo nhỏ, có vỏ màu xanh vàng, thêm những đốm nâu nhìn như bị hỏng nhưng ăn lại rất giòn, ngọt.Táo đá
loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-02

Trước đây, loại táo đá này thường được gắn mác táo đá Hà Giang. Tuy nhiên, từ năm 2015, các cơ quan chức năng đã đồng loạt lên tiếng “bóc mẽ” táo đã không phải là táo Việt Nam mà là hàng Trung Quốc. Việt Nam không hề trồng được loại táo này.

Đây là loại táo có vẻ ngoài không bóng bẩy như các loại táo nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand… nhưng lại giòn, vị ngọt. Đặc biệt, loại táo này có giá siêu rẻ, chỉ trên dưới 10.000 đồng/kg.

Lựu
loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-03
Tháng 8 là thời điểm bắt đầu thu hoạch lựu. Trên thị trường Việt Nam có bán rất nhiều loại lựu khác nhau, có loại nhập khẩu từ Thái, Mỹ… Ngoài chợ dân sinh và chợ mạng thường bán lựu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Mùa lựu ở Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài tới tận tháng 12, chính vụ là từ tháng 7-10.

Quả lựu Trung Quốc có kích thước lớn, vỏ ngoài mịn, căng tròn, màu trắng hồng. Khi bổ quả ra thường có hạt đỏ rực, bắt mắt, các hạt đều nhau, mềm, chảy nước.

Trong khi đó, quả lựu của Việt Nam thường nhỏ hơn, da sần sùi hoặc bị nám, vỏ thường có màu xanh và đỏ dần khi chín. Hạt lựu của Việt Nam có màu nhạt hơn, nhiều nước.

Nho
loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-04
Nho Trung Quốc được nhập về Việt Nam quanh năm với đủ chủng loại từ nho xanh, nho đỏ cho tới nho đen. Những loại nhỏ này đôi khi còn được gắn mác là nho Ninh Thuận.

Nho Ninh Thuận có cả nho xanh, đỏ và hồng. Về loại nho xanh, trái có hình cầu, nhỏ bằng đầu ngón tay, các trái tương đối khít nhau, màu xanh đẹp mắt, thịt chắc và dai (dùng tay ấn sẽ thấy săn chắc), vỏ dày và có hạt. Loại nho này có vị ngọt và hơi chua. Trọng lượng từ 200g-500g/chùm.

Nho đỏ Ninh Thuận có màu tím nhạt, quả nhỏ, tương đối khít nhau, chùm cũng không to, ăn hơi rôn rốt chứ không ngọt sắt như nho Trung Quốc.

Nho hồng Ninh Thuận có hình bầu dục, có màu hồng tươi ở phần cuối của quả và quả nho lớn hơn rất nhiều so với quả nho đỏ, vỏ dày, trọng lượng từ 1,5 đến 1,8kg/chùm.


loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-05
Lê Trung Quốc được nhập và bán ở Việt Nam quanh năm. Quả lê tròn đều, bọc trong lưới xốp, vỏ ngoài nhẵn mịn, sáng bóng, có màu xanh hoặc vàng tươi. Loại lê này không có mùi thơm đặc trưng nhưng vị ngọt đậm. Loại lê bị tẩm hóa chất có thể để được 15-20 ngày vẫn bóng đẹp, để tủ lạnh có thể bảo quản tới 3-4 tháng…

Lê Việt Nam chỉ có trong khoảng tháng 8-9. Quả lê thon dài, chắc tay, vỏ ngoài sần sùi, màu vàng đậm, không bóng bẩy, bắt mắt. Lê có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu, thịt quả trắng, không bị xốp.

Dâu tây
loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-06
Dâu tây Trung Quốc có phần lá phủ dài xuống cuống. Dâu có màu đỏ đậm, láng mịn, không có màu trắng đan xen, độ đồng đều cao, không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở và không có vị chua thanh. Loại dâu này có thể để từ 7 – 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không bị héo hay thối quả…

Trong khi đó, dâu tây Đà Lạt phần lá phủ cuống ngắn; quả thường không đồng đều, có quả to, quả nho. Dâu tây Đà Lạt mềm, không nhẵn mịn; sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng. Phần cuống lá mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt. Dâu có mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh. Đặc biệt, dâu tây tươi ở Đà Lạt có thời gian bảo quản rất ngắn, sau khi hái khi chỉ để tối đa 2 ngày.

Dưa lưới
loai-qua-hay-duoc-nhap-tu-trung-quoc-07
Trên thị trường Việt hiện có 2 loại dưa lưới vàng đó là loại quả tròn và loại dài. Loại tròn là dưa lưới được trồng tại Việt Nam. Trong khi đó, loại dưa lưới quả dài hình bầu dục thường được nhập từ Trung Quốc.

Thời điểm chính vụ dưa lưới ở Trung Quốc là tháng 8-10. Loại dưa này có vỏ màu vàng với những đường kẻ trắng đan xen, vắt chéo nhau. Một quả dưa nặng khoảng 3-4kg. Dưa chính vụ có vị ngọt sắt.

Thứ rau tưởng chỉ cho lợn ăn hóa ra lại là rau quý cực tốt cho sức khỏe, ăn cũng ngon không tưởng

0

Đây là loại rau gắn liền với nghề nuôi lợn của nông dân Việt Nam nhưng nó lại là rau đắt tiền ở nước ngoài.

Loại rau này chính là bèo tây hay còn gọi lục bình. Bèo tây mọc dại trên sông nước. Trước đây nông dân thường vớt bèo tây để chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi lợn. Sau này nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ đã xử lý để chúng thành nguyên liệu đan túi, làm đồ mỹ nghệ

Bất ngờ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy chiết xuất thô của loại cây này hứa hẹn phòng ngừa ung thư. Tại Đài Loan, bèo tây được sử dụng như một loại rau ăn giàu caroten. Còn tại Indonesia người dân sử dụng phần thân và cụm hoa. Tại Việt Nam, vài năm gần đây, người dân một số vùng miền cũng bắt đầu sử dụng bèo tây chế biến nhiều món ăn ngon.

Bèo tây mọc dại trên sông nước

Bèo tây mọc dại trên sông nước

Bèo tây là một dạng cây thân xốp. Chúng có ngó khi thả dưới nước. Ngó bèo tây được dùng như ngó sen, còn đọt non thì dùng nấu xanh giòn xốp tương tự cây dọc mùng. Hoa bèo tây có thể luộc như rau thông thường hoặc nhúng bột chiên giòn. Thân bèo tây dùng được để xào thịt, nhúng lẩu, nấu canh chua…

Theo Đông y, lục bình vị ngọt, mát, có tác dụng giảm sưng tấy, giải độc. Bèo tây phần lớn là chất xơ và một số  hợp chất như alkaloid, dẫn xuất phthalate, propanoid và dẫn xuất phenyl… có tác dụng cao như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa và có tác dụng đối với ung thư.

Ngoài ra, chiết xuất thô và một số chất trong bèo tây cho thể chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Bèo tây còn có hiệu lực tương đương với tetracyclin khoảng 50%, hiệu quả cao thấp còn phụ thuộc vào chủng E.coli và S.faecalis. Dịch chiết thô chứa các chất kháng khuẩn khác nhau với hiệu quả và phương thức hoạt động khác nhau có thể hoạt động đối kháng hoặc hiệp đồng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Món ngon từ bèo tây

Món ngon từ bèo tây

Cây bèo tây có thể kháng nấm, có công hiệu với loại nấm C. albicans (nấm men) và Candida albicans.

Cây bèo tây có thể chống oxy hóa nhờ có thành phần hydroxyl và các liên kết không bão hòa trong cấu trúc hóa học của các hợp chất cô lập của nó cho thấy khả năng thu gom các gốc tự do cao.

Chú ý khi dùng bèo tây có loại gây ngứa nên cần chế biến kỹ tránh bị ngứa. Khi dùng bèo tây nên chọn loại bèo ở vùng nước sạch, tránh bèo ở khu sông nước ô nhiễm. Đó là vì bèo tây có đặc tính hút kim loại nặng và lọc nước. Do đó nếu lấy bèo tây ở khu nước ô nhiễm thì loại bèo đó có thể nhiễm kim loại nặng rất nhiều sẽ gây hại cho người dùng.