Rán nem phải biết 4 mẹo này thì vỏ vàng ruộm, giòn tan, tha hồ cấp đông ăn dần

0

Nem rán là món ăn quen thuộc, dễ làm. Vào dịp Tết, các gia đình thường chuẩn bị một ít nem gói sẵn để cấp đông ăn dần.

Nem là món ăn dân dã, quen thuộc với các gia đình. Cách làm nem rất đơn giản. Tùy theo sở thích mà nguyên liệu có thể thay đổi. Bạn cũng có thể gói nem sẵn và cấp đông trong tủ lạnh để dùng dần.

Để nem rán được vàng giòn, cấp đông trong tủ lạnh đem ra rán vẫn tươi ngon như mới, bạn hãy tham khảo ngay những mẹo nhỏ dưới đây.

Lưu ý khi làm nhân nem

Nhân nem thường có thịt băm, miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, hành tây, rau thơm, gia vị… Tùy theo sở thích, bạn có thể gia giảm các loại nguyên liệu làm nhân nem khác nhau ví dụ có thể thêm tôm, cua, bề bề… để làm nem hải sản; sử dụng đậu phụ, các loại nấm thay cho thịt băm để làm nem chay.
meo-ran-nem-02
Phần thịt nên ướp với một chút hạt nêm, nắm, tiêu, dầu ăn cho ngấm gia vị.

Phần rau củ rửa sạch, thái nhỏ. Có thể chần sơ qua nước sôi rồi vắt ráo nước hoặc ngâm với một chút muối rồi vắt bớt nước. Cách này sẽ giúp giảm lượng nước trong rau củ, tránh tình trạng rau củ bị ra nước làm nhân nem bị mềm, ỉu.

Phần miến đem ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ cho mềm rồi cắt nhỏ. Không nên ngâm miến trong nước lạnh vì như vậy miến sẽ bị cứng cũng không sử dụng nước sôi vì miến sẽ bị mềm quá và bị nhũn.

Khi chuẩn bị gói nem thì mới cho nhân thịt, rau củ vào trộn cùng nhau. Thêm trứng để tạo độ kết dính. Không cho quá nhiều trứng khiến nhân nem bị chảy nước, làm nem bị bục, ỉu khi rán.

Gói nem vừa tay
meo-ran-nem-01
Có nhiều loại bánh đa/bánh tráng để gói nem khác nhau. Thông thường, để nem giòn lâu, có màu đẹp, bạn có thể chọn vỏ rế, vỏ đậu xanh, ram.

Khi gói nem, bạn hãy đặt bánh đa nem lên mặt phẳng, lót thêm 1/2 hoặc 1/2 miếng bánh đa nem lên trên rồi mới cho nhân vào để tránh tình trạng bục vỏ khi rán.

Nên gói nem vừa tay, không quá chặt để khi rán phần nhân bên trong có không gian nở ra, không làm bục vỏ nem.

Tạo màu và tăng độ giòn cho nem

Để tạo màu và tăng độ giòn cho nem, bạn có thể phết nước giấm hoặc nước chanh pha chút đường lên cuộn nen. Ngoài ra, phết một chút bia lên cuộn nem mới gói cũng giúp nem rán giòn rụm và thơm ngon hơn.

Mẹo rán nem vàng giòn
meo-ran-nem-03
– Rán 2 lần

Để nem có lớp vỏ vàng ruộm, giòn rụm, bạn nên rán 2 lần. Ở lần 1, hãy rán nem ở lửa vừa, trở đều các mặt cho phần vỏ nem se lại.

Nem chín khoảng 70% thì vớt ra để cho nguội và ráo dầu. Sau bước này, bạn có thể đem nem đi cấp đông. Có thể gói nem trong từng lớp giấy nến cho dễ tách khi rã đông.

Trước khi ăn thì rán nem lần 2. Ban đầu để lửa vừa. Khi thấy vỏ nem chuyển màu vàng nâu thì tăng nhiệt để nem không bị ngấm dầu và giúp lớp vỏ giòn hơn.

– Rán ngập dầu

Bạn có thể sử dụng chảo sâu lòng, đổ nhiều dầu cho đủ ngập chiếc nem để nem chín đều các mặt và có màu vàng đẹp mắt hơn.

– Thêm nước cốt chanh

Sau khi cho dầu vào chảo, bạn có thể thêm vài giọt nước cốt chanh. Làm cách này, khi rán nem sẽ không bị bắn dầu và nem cũng vàng giòn hơn.

Hạt mít bị vứt bỏ lại được bán giá đắt đỏ ở Nhật vì “bổ như thuốc”

0

Ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt bỏ sau khi bổ, nhưng ít ai ngờ tại Nhật Bản chúng được bán với giá rất cao.

Bộ phận của quả mít được bán giá đắt tại Nhật

Mít là loại trái cây nhiều người yêu thích. Thứ quả đặc biệt này không chỉ thơm ngon mà còn nổi tiếng chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong quả mít, ngoài phần múi ra thì phần hạt mít, lá mít cũng có công dụng chữa bệnh.

Ở Việt Nam, hạt mít thường bị vứt bỏ sau khi bổ, nhưng ít ai ngờ tại Nhật Bản chúng được bán với giá rất cao. Trong các siêu thị Nhật, bạn sẽ phải trả 200 nghìn đồng cho 1kg hạt mít. Lý do không chỉ bởi chi phí xuất sang Nhật đắt đỏ mà còn bởi nguồn giá trị về dinh dưỡng mà chúng đem lại.

Hạt mít bị vứt bỏ lại được bán giá đắt đỏ ở Nhật vì bổ như thuốc - 1

Hạt mít được người Nhật yêu thích vì vừa ngon vừa có công dụng chữa bệnh (Ảnh minh họa: Getty).

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Loại hạt này có thể phơi khô để làm lương thực dự trữ.

Theo y học hiện đại, hạt mít chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C và E, carotenoid và các polyphenol. Những chất này giúp ngăn chặn sự tàn phá tế bào do gốc tự do gây ra, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và quá trình lão hóa.

Bên cạnh đó, hạt mít cũng giàu kali, một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của tim mạch. Kali giúp ổn định huyết áp và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch như cao huyết áp và bệnh tim.

Hạt mít còn là một nguồn phong phú chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ giúp cải thiện chuyển hóa chất béo, duy trì sự cân bằng đường huyết, và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Ăn hạt mít, cơ thể nhận về những “món quà” nào?

Trị đầy bụng

Cách làm: Mang hạt mít lượng đủ dùng đi luộc hoặc rang/nướng. Ăn sẽ có tác dụng trị bệnh.

Mờ nếp nhăn

Cách làm: Ngoài việc ăn hạt mít như một món ăn vặt, chị em có thể dùng bột hạt mít để đắp mặt nạ. Bạn hãy lấy hạt mít mang đi xay nhuyễn cùng sữa. Sau khi để lạnh có thể mang hỗn hợp này đắp lên mặt. Dùng đều đặn sẽ có công dụng mờ nếp nhăn.
Hạt mít bị vứt bỏ lại được bán giá đắt đỏ ở Nhật vì bổ như thuốc - 2

Ngoài việc ăn hạt mít như một món ăn vặt, chị em có thể dùng bột hạt mít để đắp mặt nạ (Ảnh: Getty).
Trị tiêu chảy

Cách làm: Chuẩn bị 20g hạt mít sao vàng, 12g mộc hương. Mang nguyên liệu đi sắc uống 1 thang/ngày.

Chống bệnh thiếu máu

Cách làm: Ăn hạt mít 1-2 lần/tuần để bồi bổ sắt, bởi hạt mít là một thực phẩm giàu sắt. Không những vậy, hạt mít còn làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, do đó tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

Hỗ trợ giảm cân

Cách làm: Chị em có thể ăn hạt mít dưới dạng đồ ăn vặt, do hạt mít cung cấp nhiều chất xơ lại ít calo nên có thể trở thành món ăn chống đói phù hợp cho người muốn giảm cân.

Hạt mít bị vứt bỏ lại được bán giá đắt đỏ ở Nhật vì bổ như thuốc - 3

Hạt mít có thể được sử dụng dưới dạng đồ ăn vặt (Ảnh: Getty).

Lưu ý khi ăn hạt mít

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, dù hạt mít giàu chất xơ nhưng cũng có chứa hàm lượng tinh bột, do đó không nên ăn quá nhiều. Nếu muốn sử dụng hạt mít để điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Hạt mít thường được ăn dưới dạng hạt khô hoặc rang, không nên bổ sung thêm gia vị. Không nên ăn hạt mít sống vì chúng thường chứa các chất chống độc rất mạnh đó là tannin và chất ức chế trypsin, có thể sẽ làm cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa.

Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể phản ứng dị ứng với hạt mít. Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban, hoặc khó thở sau khi ăn hạt mít, hãy ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay.

Những nhóm người không nên ăn mít

Mít là một loại trái cây tự nhiên và an toàn cho phần lớn mọi người. Tuy nhiên, có một số trường hợp được khuyên nên hạn chế hoặc tránh ăn mít.

– Người bị tiểu đường: Mít có hàm lượng đường tự nhiên khá cao, do đó người bị tiểu đường nên kiểm soát lượng mít tiêu thụ. Người bệnh có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết liều lượng mít phù hợp.

 Người có cơ địa quá nóng: Những người có cơ địa nóng nên hạn chế ăn mít quá nhiều. Nguyên nhân là vì mít nhiều đường, sau khi ăn nó có thể tạo ra cảm giác bức bối, khó chịu trong cơ thể.

– Người béo phì: Người bị béo phì nên hạn chế ăn nhiều loại quả chứa đường như mít, để tránh tích tụ mỡ trong bụng.

– Người bị gan nhiễm mỡ: Mít chứa nhiều đường, không tốt cho gan, thậm chí có thể gây ra cảm giác nóng trong cơ thể. Những ai mắc bệnh gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao cần thận trọng khi tiêu thụ các loại quả nhiều đường như mít.

9 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NGẢI CỨU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

0

Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Chúng được trồng rất phổ biến trong vườn nhà các gia đình Việt Nam. Đây cũng là cây thuốc nam không thể thiếu trong nhiều bài thuốc dân gian và y học cổ truyền.

1. Một số thông tin về cây ngải cứu

Cây ngải cứu vốn là một loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía Bắc Việt Nam. Chúng thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu còn có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.

Đặc điểm

Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0.4 – 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.

Thành phần

Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác. Trong dan gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa  kinh nguyệt , chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng,… Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.

Ngải cứu là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt NamNgải cứu là loại cây rất quen thuộc với người dân Việt Nam

2. Những tác dụng của ngải cứu trong dân gian

Các bài thuốc dân gian cổ truyền chắc chắn không thể thiếu ngải cứu. Đây là loại thảo dược dễ kiếm và được cho là có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Trong đó có thể kể đến các bài thuốc phổ biến có nhiều tác dụng sau:

Chữa bệnh về xương khớp

Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp. Cây có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, nhất là đối với những người bị gai cột sống, thấp khớp,… Có thể giã ngải cứu lấy nước cốt pha mật ong để uống hoặc đâm nhuyễn làm thuốc đắp.

Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

Với tính ấm, ngài cứu còn được dùng làm bài thuốc hữu hiệu trong việc hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, đau lưng. Chúng cũng là bài thuốc giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kỳ nguyệt san không đều.

Tác dụng an thai

Trong dân gian, ngải cứu là bài thuốc hữu hiệu hỗ trợ điều trị những trường hợp phụ nữ mang thai dọa sảy, giúp an thai hiệu quả. Đây cũng là bài thuốc áp dụng cho những phụ nữ mắc chứng tử cung lạnh, khó mang thai. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ có tác dụng khi được sử dụng đúng liều lượng và kết hợp với một số loại thảo dược khác để làm tăng dược tính của ngải cứu.

Trong dân gian, ngải cứu có rất nhiều nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnhTrong dân gian, ngải cứu có rất nhiều nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Giúp cầm máu

Thành phần trong ngải cứu có tác dụng tốt giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau,… Nhờ thế, đây là bài thuốc hữu hiệu áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu nhanh và khẩn cấp. Nhất là những trường hợp bị thương, đứt chân tay, bị rắn cắn,…

Chữa chứng suy nhược cơ thể

Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Lá của cây kết hợp với hạt sen, táo đỏ, dùng để hầm gà ác là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày.

Ngải cứu còn là món ăn bổ dưỡngNgải cứu còn là món ăn bổ dưỡng

Chữa mẩn ngứa, nổi mề đay

Trong tinh dầu ngải cứu có thành phần chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được dùng làm bài thuốc hữu hiệu có tác dụng chữa mẩn ngứa, mề đay,  mụn nhọt ,… Ngải cứu tươi có thể đâm nhuyễn đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa hoặc mụn nhọt giúp kháng viêm hiệu quả tốt. Hoặc dùng đun lấy nước tắm chữa rôm sảy, mề đay.

Giúp máu lưu thông

Với những người thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém cũng được khuyên nên sử dụng ngải cứu. Lá ngải có thể dùng làm thức ăn hàng ngày, dùng nấu canh, rán trứng để ăn hàng tuần sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu não.

Chữa bệnh đường hô hấp 

Ngải cứu còn được dùng kết hợp với một số loại thảo dược khác như: lá bưởi, khuynh diệp,… để chứa các chứng cảm mạo, ho khan, đau họng,… Dùng đun nước uống hoặc xông ngải đều rất tốt với những trường hợp này.

Ngoài ra, ngải cứu còn có rất nhiều tác dụng khác như: chữa tụt huyết áp, chữa bệnh giun sán, cải thiện lưu thông máu,… Đây còn được coi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tốt cho sức khỏe, được nhiều người yêu thích.

Cần lưu ý cẩn trọng khi dùng ngải cứu

Chỉnh tủ lạnh đúng nút này tiết kiệm điện gấp đôi lại tăng tuổi thọ của tủ, chị em làm được dễ dàng

0

Các tủ lạnh hiện nay đều có những nút để bạn điều chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu sử dụng. Dưới đây là mẹo chỉnh tủ lạnh tiết kiệm điện.

Các nút điều chỉnh trên tủ lạnh

Nút chỉnh nhiệt độ Temp.Control

Nút Temp.Control thường sẽ có dạng núm vặn xoay tròn và có nhiều cấp độ để người dùng tự điều chỉnh:

Khi bạn vặn số càng cao (về phía MAX) thì tủ lạnh sẽ càng lạnh (cả ngăn đông và ngăn mát), tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất càng cao.

Khi bạn vặn số càng nhỏ (về phía MIN) thì nhiệt độ sẽ càng cao, tủ lạnh sẽ ít lạnh, tủ sẽ hoạt động với công suất thấp.Nút Temp.Control này thường nằm ở vị trí ngăn mát, nhưng nó có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cho toàn tủ lạnh (bao gồm cả ngăn đá và ngăn mát).

tulanh

Nút Freezer Temp Control

Thêm một nút chỉnh trong tủ lạnh nữa bạn cần lưu ý, đó chính là nút Freezer Temp Control. Nút này thường nằm ở ngăn đá, có dạng thanh trượt, giúp điều chỉnh lượng gió lạnh thổi vào cả ngăn đá và ngăn mát.

Nút này có tác dụng điều chỉnh chiếc quạt trong tủ lạnh. Chiếc quạt này có nhiệm vụ lấy hơi lạnh từ dàn lạnh và thổi vào cả 2 ngăn đá và ngăn mát. Vì vậy nếu bạn ưu tiên gió cho ngăn này thì ngăn kia sẽ giảm đi.

Khi bạn kéo thanh trượt về phía “MAX”: quạt gió sẽ thổi hơi lạnh vào ngăn đá nhiều hơn, qua đó làm ngăn đông lạnh hơn, thực phẩm được đông lạnh tốt hơn. Vì vậy khi đó lượng gió dưới ngăn mát sẽ bị giảm tối thiểu.

Khi bạn kéo thanh trượt về phía “MIN”: hạn chế lượng gió quạt vào ngăn đá. Vì vậy lượng gió sẽ tự động lưu thông xuống ngăn mát nhiều hơn.

meo-tiet-kiem-dien-cho-tu-lanh-1
Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp

Chỉnh nhiệt độ phù hợp cho ngăn mát

Tùy theo thời tiết của môi trường bên ngoài mà bạn có thể tùy chỉnh tăng giảm nhiệt độ tủ lạnh cho phù hợp. Bạn không nên vặn nhiệt độ ở mức cao vì rất tiêu hao năng lượng. Vào mùa lạnh, bạn có thể chỉnh độ lạnh xuống mức 3 và tăng lên mức 4 vào những ngày nóng để tiết kiệm điện cho tủ lạnh hiệu quả.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tăng giảm nhiệt độ linh hoạt theo từng ngăn đông, ngăn mát và ngăn đựng rau củ quả.

meo-tiet-kiem-dien-cho-tu-lanh-6
Ngăn mát là nơi bạn có thể bảo quản nước ngọt giải khát, sữa chua, trái cây, mỹ phẩm hoặc thức ăn đã nấu chín.

Nhiệt độ thích hợp cho ngăn này nên từ 2 – 4 độ C. Đây là nhiệt độ lý tưởng để bảo quản tất cả các loại thực phẩm tại khu vực ngăn mát.

Khi bảo quản thức ăn, bạn nên cho vào hộp đựng thực phẩm bằng nhôm/thủy tinh có đậy nắp, hoặc dùng màng bọc thực phẩm để giữ thức ăn lạnh lâu hơn, tránh bị hư hỏng. Và nhớ sử dụng thực phẩm trong thời gian nhất định, không được để quá lâu

Với các thực phẩm như rau, củ, quả thì nhiệt độ tốt nhất cũng là từ 2 – 4 độ C.

Chỉnh nhiệt độ phù hợp cho ngăn đông (ngăn đá)

Ngăn đông là nơi bảo quản các loại thực phẩm tươi sống như thịt heo, cá tôm, thực phẩm đông lạnh, các loại đồ khô… Vì vậy ngăn đông cần được điều chỉnh nhiệt độ đúng cách để bảo quản thực phẩm không bị hư, nấm mốc.

Thực phẩm tươi sống sẽ bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ -18 độ C. Ở nhiệt độ này vi khuẩn và các loại nấm mốc không thể phát triển được. Vì vậy ngăn đông nên để ở nhiệt độ là -18 độ C.

Nếu tủ bạn ít đồ, có thể chỉnh ở nhiệt độ -12 độ C, tuy nhiên nếu để lâu ngày thì thực phẩm tươi sống sẽ không giữ được lâu.

Ngoài ra để dùng tủ lạnh tiết kiệm điện, cần lưu ý:

tu-lanh-nen-de-so-may-cach-chinh-nhiet-do-de-tu-lanh-chay-hieu-qua-tiet-kiem-202109071210079081
Đựng thực phẩm bằng vật dụng bằng thủy tinh hoặc sứ

Các hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh và sứ sẽ giúp duy trì hơi lạnh trong tủ tốt hơn, vừa giúp thức ăn được đảm bảo chất lượng vừa giúp tủ lạnh nhà bạn sử dụng tiết kiệm điện. Vì vậy, các bạn có thể sử dụng chén đĩa bằng sứ hay thủy tinh để trữ thực phẩm. Sắp xếp thực phẩm vừa đủ đầy để hơi lạnh được trao đổi qua lại tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm đáng kể tiền điện mỗi tháng.

Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ tủ lạnh, khiến máy nén hoạt động với công suất cao để cân bằng nhiệt độ cho tủ. Nếu như bạn thường xuyên đặt thức ăn nóng vào trong, tủ lạnh cũng sẽ bị giảm tuổi thọ do phải khởi động mô-tơ để làm lạnh nhanh cho tủ nhiều lần.

Tắt tính năng làm đá tự động khi cần thiết

Một số tủ lạnh sẽ có tính năng làm đá tự động giúp bạn nhanh chóng có các viên đá lạnh để sử dụng. Tuy nhiên để tiết kiệm điện hơn, bạn có thể tắt tính năng này đi khi không có nhu cầu sử dụng và thay thế bằng cách làm đông đá truyền thống trên ngăn đông.

Kiểm tra viền đệm cửa thường xuyên

Các ron cao su (còn gọi là gioăng tủ lạnh) ở cửa sau một thời gian dài sử dụng có thể bị hỏng hóc, làm tủ bị thoát khí lạnh. Các bạn có thể thử nghiệm bằng cách kẹp một tờ giấy mỏng vào khe tủ, nếu bạn dễ dàng kéo tờ giấy đi dọc theo khe hở thì ron cao su nhà bạn cần được thay thế. Ngoài ra, cũng cần nhớ vệ sinh chúng thật cẩn thận để tránh bụi bẩn làm hở cửa tủ nhé.

Đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn nhiệt, không kê sát tường

Bạn không nên đặt tủ lạnh gần các nguồn nhiệt như bếp gas, nồi cơm điện, lò vi sóng cũng như ánh sáng mặt trời. Đồng thời, tủ lạnh cũng không nên kê sát tường vì tủ cần có không gian để tỏa nhiệt, giúp tủ lạnh làm việc hiệu quả hơn. Chuyện này đặc biệt quan trọng vì hệ thống dây cáp làm lạnh đằng sau tủ cần có không khí mát để làm nguội, nếu không tủ lạnh rất tốn điện và mau xuống cấp.

5 thứ tuyệt đối không được đặt lên bàn thờ kẻo đắc tội với gia tiên, sự nghiệp khốn khó, gia đạo bất an

0

Bàn thờ là khu vực quan trọng trong ngôi nhà, đòi hỏi sự tôn nghiêm. Có những nguyên tắc đặc biệt đối với nơi thờ chủ mà gia chủ nhất định phải nhớ kỹ để tránh rước họa vào thân.

Đồ giả

Theo quan niệm của người xưa, bày đồ giả (hoa giả, quả giả, tiền giả…) lên bàn thờ sẽ mang tội bất kính với ông bà, tổ tiên. Việc bày đồ giả thể hiện thái độ không thành tâm, hời hợt của gia chủ vì nghĩ những món đồ này bày được lâu, ít phải lau dọn…
phong-thuy-ban-tho-01
Những đồ dâng lên bàn thờ đều phải là đồ thật, tươi mới, đẹp đẽ, trang nghiêm. Việc này vừa thể hiện sự thành tâm, vừa giúp cầu may mắn, phúc lộc đến cho gia đình. Gia chủ không nên tiết kiệm hoặc lười biếng mà sử dụng đồ giả. Nhìn chung, việc thờ cúng không yêu cầu cao sang, sơn hào hảo vị. Gia chủ chỉ cần chuẩn bị những loại hoa quả tươi đơn giản, trang nghiêm, phù hợp với kinh tế để dâng lên bàn thờ tổ tiên, thần linh là được.

Giấy tiền vàng mã

Giấy tiền vàng mã là thứ chỉ dâng cúng một lần và không nên để quá lâu trên bàn thờ. Sau khi cúng xong, gia chủ nên đem đi hóa vàng ngay để ông bà, tổ tiên nhận được. Không nên để chúng ở trên bàn thờ quá lâu vì người xưa cho rằng làm như vậy sẽ hết thiêng, khi đốt sẽ không được hanh thông, không đến tay người nhận, khiến đường tài lộc của gia đình bị cản trở.

Chân hương vòng
phong-thuy-ban-tho-02
Gia chủ tuyệt đối không được tự tiện cắm chân hương vòng vào bát hương trên bàn thờ. Từ trước tới nay, chỉ ở nơi thờ tự như đền, chùa, đình mới cho cắm que sắt vào bát hương để chắp hương vòng.

Theo các chuyên gia phong thủy, các đồ kim loại như que sắt khi cắm vào bát hương đặt trên bàn thờ gia tiền sẽ gây ra bất lợi cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu muốn thắp hương vòng, nên đốt ở ngoài bát hương, đặt trên đĩa là được.

Một số loại hoa
phong-thuy-ban-tho-03
Việc sử dụng hoa tươi để bày trên bàn thờ là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải loại hoa nào cũng thích hợp cho việc thờ cúng. Gai chủ cần chú ý, không bày một số loại hoa có ý nghĩa không tốt lên bàn thờ.

– Hoa ly: Loại hoa này có màu sắc rực rỡ, mùi thơm, tươi lâu nhưng kiêng bày lên bàn thờ vì cái tên của nó gợi nhắc tới sự chia ly.

– Cúc vạn thọ: Các loại hoa cúc thường được sử dụng trong việc thờ cúng nhưng riêng hoa cúc vạn thọ thì không. Loài hoa này có màu sắc tươi tắn nhưng lại có mùi hôi khó chịu, không phù hợp với nơi thanh tịnh như bàn thờ.

Không dùng cát bỏ vào bát hương

Nhiều gia đình không biết điều này nên bỏ cát vào bát hương. Tuy nhiên, theo quan niệm phong thủy, cát là thứ ô uế, bụi bẩn nên không phù hợp để đặt ở trên bàn thờ. Phạm đại kỵ này có thể khiến gia đình gặp khó khăn, lục đục. Trong bát hương chỉ nên bỏ tro sạch đốt từ rơm, đã qua sàng lọc kỹ càng.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Cách vệ sinh điều hòa đơn giản, không cần gọi thợ, chỉ 15 phút là xong: Phụ nữ cũng làm ngon ơ

0

Bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh điều hòa của gia đình chỉ với những thao tác rất đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tại sao cần vệ sinh điều hòa định kỳ?

Điều hòa là một trong những thiết bị gia dụng có trong nhiều căn nhà hiện đại. Cũng giống các thiết bị điện khác, điều hòa cần được vệ sinh định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, đảm bảo máy hoạt động tốt.

Mỗi máy điều hòa đều được trang bị những tấm màng lọc không khí bên trong dàn lạnh. Ở bộ phận này, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ tích tụ lại rất nhiều.

ve-sinh-dieu-hoa-01

Sử dụng máy lạnh suốt một thời gian dài mà không vệ sinh, màng lọc không khí chắc chắn sẽ rất bẩn. Điều này sẽ làm giảm khả năng lọc không khí của máy, gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cho các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, màng lọc bẩn còn có thể làm điều hòa có mùi hôi khó chịu. Do đó, chúng ta cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên, nhất là tấm màng lọc không khí.

Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ có thể khiến luồng không khí khó chui qua màng lọc và thổi xuống căn phòng. Điều này sẽ khiến khả năng làm lạnh bị giảm đi, gây hao tổn nhiều điện năng mà không đạt hiệu quả làm lạnh như mong muốn.

Ngoài ra, bụi bẩn tích tụ lâu ngày không được làm sạch còn có thể làm giảm tuổi thọ của máy.

Bao lâu nên vệ sinh điều hòa một lần?

Thông thường, đối với máy lạnh của gia đình, bạn nên tiến hành vệ sinh định kỳ ít nhất 3-4 tháng/lần nếu thường xuyên sử dụng hoặc vệ sinh 6 tháng/lần nếu ít sử dụng.

Nếu gia đình không sử dụng điều hòa trong suốt mùa đông thì vào đầu mùa hè cũng nên vệ sinh điều hòa trước khi dùng.

Cách tự vệ sinh điều hòa

Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như găng tay, tuốc nơ vít, khăn sạch, chổi quét bụi, máy hút bụi cầm tay.

Bước 1: Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh điều hòa, bạn cần ngắt cầu dao kết nối điện của thiết bị. Đây là nguyên tắc cơ bản khi vệ sinh bất cứ thiết bị điện nào trong nhà.

Bước 2: Dùng tuốc nơ vít tháo hết các ốc cố định vỏ ngoài của dàn lạnh. Sau đó, tháo phần vỏ của dàn lạnh ra và tháo màng lọc bụi bẩn ở lớp ngoài, tháo cả phần cánh đảo gió của máy xuống. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy rõ các bộ phận linh kiện bên trong dàn lạnh.

ve-sinh-dieu-hoa-02
Bước 3: Đem màng lọc không khí ngâm trong chậu nước có pha xà phòng loãng khoảng 5-10 phút để làm mềm các vết bẩn. Sau đó, dùng bàn chải mềm nhẹ nhàng chà sạch và rửa lại với nước sạch. Để màng lọc sang một bên cho khô ráo.

ve-sinh-dieu-hoa-03
Bước 4: Dùng chổi để quét sạch các bụi bẩn bám trên các bộ phận của dàn lạnh. Sau khi quét sạch sẽ, bạn có thể dùng máy hút bụi cầm tay để hút sạch các bụi bẩn còn sót lại bên trong dàn lạnh. Dùng khăn sạch lau lại toàn bộ phần vỏ của dàn lạnh.

Bước 5: Sau khi dàn lạch đã được làm sạch bụi bẩn, bạn có thể tiến hành lắp lại màng lọc không khí (đã được để khô ráo) và lắp lại vỏ ngoài như cũ.

Bước 6: Mở cầu dao điện, bật điều khiển để kiểm tra hoạt động của điều hòa.

Lưu ý, đối với dàn lạnh của điều hòa, ngoài việc sử dụng chổi và máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn, bạn còn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Đây là loại dung dịch vệ sinh thích hợp và an toàn với các bộ phận kim loại của máy.

Dàn lạnh được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.

Dàn lạnh được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.

Cần tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại dung dịch này để tránh làm sai và gây hỏng hóc cho thiết bị. Trong quá trình sử dụng nên mang găng tay để bảo vệ da. Tuyệt đối không sử dụng nước xà phòng tự pha để xịt rửa các thiệt bị điện tử.

Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không? Câu trả lời khiến 99% người được hỏi đều “ngỡ ngàng bật ngửa”

0

Mặc dù lưỡi hổ là một trong những cây phong thuỷ phổ biến và được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng trả lời được câu hỏi 
“có nên trồng trong nhà không”.

Với vẻ ngoài bắt mắt, khả năng thanh lọc không khí hiệu quả và có thể giúp gia chủ xua đuổi vận xui, rước may mắn vào nhà… cây lưỡi hổ nhanh chóng trở thành một trong những cây phong thuỷ được nhiều người yêu thích. Hầu hết mọi người đều trồng loại cây này trong nhà hoặc phía trước cửa.

Thế nhưng trên thực tế, cũng có không ít người cho rằng cây lưỡi hổ nếu đặt không đúng chỗ trong nhà sẽ nhanh chóng bị vàng úa, thối rễ, èo uột hoặc nghiêm trọng hơn là chết. Một khi lưỡi hổ bị chết thì chúng lại trở thành “điềm gở” trong nhà, khiến gia chủ làm gì cũng xui xẻo, đụng đâu cũng tránh tai ương.
Empty
1. Những vị trí nên tránh trồng lưỡi hổ trong nhà

Nhà bếp

Là nơi giúp bạn nấu nướng ra các món ăn hấp dẫn chiêu đãi cả nhà, phòng bếp thường có nhiều dầu mỡ, khói bụi và không phải môi trường lý tưởng cho sự phát triển của lưỡi hổ. Với những căn phòng bếp kín, độ thông gió kém và nhiệt độ sinh ra khi nấu ăn cao… sẽ là “rủi ro” khiến lưỡi hổ dễ bị chết.

Nhiệt độ lý tưởng để lưỡi hổ phát triển tốt là từ 15 đến 28 độ nên bạn cần lưu ý khi tìm vị trí đặt chậu cây này.

Phòng tắm

Không phải tự nhiên phòng tắm trở thành một trong những nơi bạn nên tránh đặt lưỡi hổ trong nhà. Sở dĩ như vậy là do môi trường này khá ẩm ướt, nhiều người trồng lưỡi hổ để trang trí, thanh lọc không khí cũng như giảm bớt mùi hôi nhưng lưỡi hổ lại là cây ưa khô hạn nên nếu đặt ở phòng tắm quá lâu, chúng sẽ phát triển yếu đi và thối rễ.

Ngoài ra, ánh sáng trong phòng tắm cũng khá “tối tăm”, không phù hợp với loại cây ưa ánh sáng tán xạ như  lưỡi hổ. Nếu không được cung cấp đủ ánh sáng, chúng sẽ không phát triển tốt. Với những phòng tắm khép kín, khả năng thông gió kém thì sức đề kháng của loại cây phong thuỷ này cũng yếu đi, dễ bị sâu bệnh.

Ngược lại với phòng bếp hay nhà tắm, những vị trí như phòng ngủ, trước cổng nhà hay phòng khách… là nơi thích hợp để trồng cây. Bạn cần đặt chậu lưỡi hổ ở những nơi thông thoáng, có ánh sáng tán xạ và không nên cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào chúng.
<Empty
2. Những lưu ý khi trồng lưỡi hổ trong nhà

– Bạn nên chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng để trồng lưỡi hổ vì chúng vừa tơi xốp, thoát nước tốt vừa thoáng khí. Trước khi trồng, bạn cũng nên lót dưới bầu đất một lớp phân bón để cây phát triển tốt hơn.

– Nên đặt chậu cây lưỡi hổ ở gần cửa sổ và cần thường xuyên mở cửa để thoáng gió, giúp cây giảm sâu bệnh, tăng cường sức đề kháng.

– Vì lưỡi hổ là cây cảnh có khả năng chịu hạn tốt nên bạn không cần tưới nước thường xuyên. Đặc biệt vào mùa đông, bạn có thể giảm tần suất tưới nước vì rễ cây lưỡi hổ khá yếu, tưới quá nhiều nước sẽ làm chúng bị thối rễ.
Empty
– Mặc dù cây lưỡi hổ có thể sống tốt trong môi trường bóng râm nhưng nếu đặt lâu ngày, lá của chúng sẽ thiếu sức sống và bị xỉn màu. Bạn cũng không nên đặt chậu cây lưỡi hổ ở nơi có ánh sáng quá mạnh vì có thể làm lá bị cháy hoặc chết.

Cổ nhân dạy: “5 kiểu nhà dù rẻ tới mấy cũng không nên mua”: Là đại hung phong thủy, càng ở càng lụi bại

0

Theo ⱪinh nghiệm người xưa, có 5 ⱪiểu nhà dù rẻ tới mấy cũng ⱪhȏng nên mua bởi nó phạm ᵭại hung phong thuỷ, hao tài tṓn của, tổn hại sức ⱪhoẻ.

Mua nhà, tậu xe là một ᵭiḕu rất quan trọng trong cuộc ᵭời mỗi người vì nó liên quan ᵭḗn một ⱪhoản tiḕn lớn mà chúng ta phải bỏ ra. Hãy tìm hiểu ⱪỹ xem ngȏi nhà bạn có ý ᵭịnh mua xem nó có vấn ᵭḕ gì ⱪhȏng hoặc xem xét yḗu tṓ phong thủy liệu có phạm phải ᵭiḕu ᵭại hung. Theo ⱪinh nghiệm người xưa, có 5 ⱪiểu nhà dù rẻ tới mấy cũng ⱪhȏng nên mua bởi nó phạm ᵭại hung phong thuỷ, hao tài tṓn của, tổn hại sức ⱪhoẻ.

Ngȏi nhà có ⱪhuyḗt góc

kieu-nha-dai-hung-phong-thuy-1

Một ngȏi nhà xȃy dựng trên miḗng ᵭất vuȏng vắn là tṓt nhất theo quan niệm phong thuỷ. Ngȏi nhà bị ⱪhuyḗt một góc hoặc một phần sẽ ⱪhȏng tṓt cho chủ nhȃn của nó. Trong ᵭṑ hình bát quái chia ngȏi nhà ra tám phương vị, trường hợp nḗu cung nào ᵭó bị ⱪhuyḗt sẽ ảnh hưởng tới một mặt nào ᵭó của các thành viên trong gia ᵭình.

+ Ngȏi nhà bị ⱪhuyḗt một góc ở phía Tȃy Bắc, chủ nhà sẽ gặp ⱪhó ⱪhăn trong sự nghiệp.

+ Ngȏi nhà bị ⱪhuyḗt một góc ở phía Đȏng Bắc, gia ᵭình làm ăn ⱪhȏng phát ᵭạt.

+ Ngȏi nhà bị ⱪhuyḗt một góc ở phía Tȃy Nam, chủ nhà có thể gặp bất hạnh vḕ hȏn nhȃn hoặc ᵭường con cái.

+ Ngȏi nhà bị ⱪhuyḗt một góc ở phía Đȏng Nam, chủ nhà thường gặp nhiḕu thất bại trong cuộc sṓng, dương ⱪhí của ngȏi nhà bị suy giảm.

Theo cách lý giải của ⱪhoa học hiện ᵭại, nḗu nhà bị ⱪhuyḗt một góc hoặc có hình dạng ⱪhȏng bình thường sẽ gȃy ảnh hưởng ⱪhȏng tṓt ᵭḗn tȃm lý và thị giác của những người sṓng trong ngȏi nhà. Điḕu này còn làm mất cȃn bằng dòng sát ⱪhí trong ngȏi nhà, từ ᵭó ảnh hưởng ᵭḗn sức ⱪhỏe của các thành viên trong gia ᵭình.

Trước cửa hoặc trong nhà có dán bùa chú

Nḗu như trước cửa, tường nhà, chȃn giường, trần nhà…hoặc bất ⱪỳ vị trí nào trong nhà nḗu thấy có dán bùa chú chứng tỏ phong thủy nhà ᵭó cực ⱪỳ xấu ⱪhȏng nên mua.

Khi xem nhà bạn có thể hỏi chủ nhà hoặc nhờ người am hiểu ᵭḗn xem việc dán bùa chú này vì lý do gì, có hóa giải ᵭược ⱪhȏng. Nḗu thấy chủ nhà cần bán gấp với giá rẻ, chắc chắn ngȏi nhà ᵭó ᵭang có vấn ᵭḕ vì thḗ bạn cần cẩn thận tìm hiểu từ những người hàng xóm hoặc chính chủ nhà ᵭể biḗt trước ᵭȃy từng có trường hợp như người tự tử, mất mạng ở ᵭó hay ⱪhȏng.

kieu-nha-dai-hung-phong-thuy-2

Nhà vệ sinh ᵭặt ở vị trí trung cung

Trung cung chính là ⱪhu vực trung tȃm của ngȏi nhà, ᵭược coi là trái tim của ngȏi nhà trong phong thủy. Tất cả các góc ⱪhác (hoặc các ⱪhu vực bát quái phong thủy) trong ngȏi nhà sẽ phụ thuộc vào “trái tim”. Để tiḗp nhận và duy trì dòng năng lượng. Để có phong thủy tṓt trong toàn bộ ngȏi nhà cần giữ cho trung tȃm ngȏi nhà của bạn luȏn thȏng thoáng, vui tươi, tràn ngập ánh sáng và ᵭẹp ᵭẽ.

Ở vị trí này, chuyên gia phong thuỷ ⱪiḗn nghị các gia ᵭình nên ᵭặt bàn thờ, ᵭặt bàn ghḗ tiḗp ⱪhách hoặc ᵭể trṓng tuỳ vào thiḗt ⱪḗ của mỗi gia ᵭình, tuy nhiên tuyệt ᵭṓi ⱪhȏng ᵭược ᵭặt nhà vệ sinh vào vị trí trung cung. Vì trong phong thuỷ nhà vệ sinh thường mang những thứ ⱪhȏng sạch sẽ. Nḗu ᵭặt nhà vệ sinh ở vị trí này sẽ ảnh hưởng trực tiḗp ᵭḗn con ᵭường cȏng danh tài lộc của nam gia chủ. Do vậy nḗu thấy căn nhà có nhà vệ sinh ᵭặt ở vị trí trung tȃm thì ⱪhȏng nên mua.

Nhà có ban cȏng mọc rêu nhìn u ám

kieu-nha-dai-hung-phong-thuy-3

Trong phong thủy ban cȏng là nơi rất quan trọng giúp ᵭón nhận ⱪhȏng ⱪhí, ánh sáng vào nhà. Nḗu nơi này xuất hiện rêu chứng tỏ phong thủy của ngȏi nhà ⱪhȏng vượng ⱪhí ⱪhȏng thể vào bên trong nên những người sṓng trong nhà hay gặp chuyện cȏng việc làm ăn ⱪhȏng ᵭược thuận lợi.

Khȏng những thḗ, rêu mọc ngoài ban cȏng cũng cho thấy hệ thṓng thoát nước ở vị trí này ᵭang có vấn ᵭḕ, làm ảnh hưởng ᵭḗn chất lượng nhà cũng như sức ⱪhỏe của gia chủ vì trơn trượt dễ té ngã.

Khung cửa chính của nhà bị biḗn dạng

Theo phong thủy, cửa chính là nơi ᵭặc biệt quan trọng trong nhà, ảnh hưởng ᵭḗ vận thḗ của gia chủ. Do vậy nḗu cửa chính bị cong vênh biḗn dạng, có ⱪhe hở thì cho thấy phong thủy ngȏi nhà ᵭang rất xấu, nguyên ⱪhí tiêu tan, có cả sát ⱪhí, lȃu ⱪhȏng có người ở.

Nḗu dọn vḕ ᵭó sṓng thì chắc chắn vợ chṑng dễ nảy sinh xích mích, ra ngoài làm ăn vướng vào vòng lao lý, sức ⱪhỏe yḗu ớt quanh năm. Khi ᵭó, tiḕn mất, tật mang, bán cũng ⱪhó mà ở cũng ⱪhó yên ổn

Cách làm heo quay bằng nồi chiên không dầu da giòn rụm chỉ với 4 bước đơn giản

0

Heo quay là 1 món vô cùng quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho lớp da được nở đều và giòn, dưới đây mình sẽ bật mí cách nướng giúp da giòn rụm cực ngon nhờ chiếc nồi chiên không dầu và sự trợ giúp của máy sấy, cùng vào bếp tìm hiểu cách làm nha.

Nguyên liệu làm Heo quay làm bằng nồi chiên không dầu cho 3 người.

Thịt heo 500 gram (thị ba chỉ)

Hành tím 3 củ

Gừng 1 củ

Hoa hồi 1 gr

– Gia vị: Tiêu, muối, giấm, ngũ vj hương.

Dụng cụ: Nồi chiên không dầu, máy sấy tóc, nồi, tô, đũa,…

Cách chế biến Heo quay làm bằng nồi chiên không dầu

Bước1. Luộc thịt

Thịt ba chỉ mua về bạn cạo sạch lông, rửa sạch để ráo và cắt khúc vừa ăn.

Bạn bắc nồi lên bếp, thêm 300 ml nước nấu sôi, sau đó thêm 3 tép hành tím, 3 lát gừng, 1 hoa hồi.

Sau đó bạn cho thịt ba chỉ vào luộc, nhưng lưu ý là cho phần da xuống đáy nồi.

Bạn luộc 7 phút sau đó vớt thịt ra để nguội.

Bước 2. Ướp gia vị

Bạn rắc 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê ngũ vị hương lên đều miếng thịt.

Sau đó xoa đều cho gia vị ngấm vào thịt và dùng khăn giấy sạch lau khô phần da.

Bước 3. Xăm da và quét giấm

Bạn cho 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê giấm vào chén và đảo đều cho tan muối.

Tiếp theo bạn dùng que nhọn hoặc tăm xăm đều lên phần da, rồi lấy chổi quét đều hỗn hợp muối giấm lên phần da miếng thịt.

Sau đó bạn dùng máy sấy tóc sấy cho khô trên bề mặt da, bạn lập lại việc quét giấm và sấy khô 4 lần.

Bước 4. Chiên trong nồi chiên không dầu

Bạn lấy giấy bạc bọc quanh miếng thịt lại chừa phần da.

Làm nóng lò trước ở 180 độ C với chế độ Pre-heat và nhấn bắt đầu/start. Khi lò nóng, bạn cho miếng thịt vào nồi chiên không dầu, nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong 30 phút.

Khi đã đủ thời gian, bạn lấy giấy bạc ra khỏi miếng thịt và tiếp tục nướng thêm 15 phút.

Thành phẩm

Bạn lấy thịt ra cắt khúc vừa ăn, dọn ra đĩa dùng kèm nước tương tỏi ớt, dưa leo, các loại rau thơm để tăng hương vị nhé.

Món heo quay với lớp da giòn rụm, thịt bên trong vẫn giữ được độ mềm thơm rất thích hợp ăn cùng bánh hỏi hoặc cơm trắng đều rất ngon.

Lưu ý khi làm Heo quay da giòn:

Thịt heo để làm heo quay là thịt ba chỉ, ít mỡ. Lựa thịt heo còn non không quá già thịt sẽ mềm ngon hơn.

Muốn phần da heo giòn, xốp thì khi nướng da heo phải khô, đó là lí do cần sấy phần da heo.

Nên làm nóng nồi trước khi cho gà vào nướng để nhiệt độ nồi được ổn định.

Khi chế biến xong, bạn nên chờ một lúc để hơi nóng bớt đi rồi mới lấy khay chiên ra.

Cách làm 2 món cá hấp thơm ngon mềm ngọt, thịt dai mà không hề tanh

0

Trong thời gian bão giá thịt heo thì các món ăn từ cá được các bà nội trợ ưu ái. Các bạn cùng vào bếp với Phunugiadinh để làm hai món hấp tuyệt ngon: Cá lóc hấp bіа và cá chép hấp bіа.

1. Cá lóc hấp bіа

Nguyên liệu làm Cá lóc hấp bіа Cho 4 người

Cá lóc 1 con, bіа 100 ml

Gừng 100 gr, sả 100 gr, riềng 100 gr, tỏi 50 gr, chanh 1 trái, ớt 1 trái

Rau răm 10 gr, thì là 10 gr, ngò rí 10 gr, hành lá 2 nhánh

Cách chế biến Cá lóc hấp bіа

Bước 1 Sơ chế nguyên liệu

Sau khi mua cá về bạn cạo sạch vảy, bỏ гυột cạo thật sạch lớp màng đen trong bụng cá, lớp màng này gây mùi tanh rất khó chịu. Tiếp theo bạn dùng giấm ăn chà xát khắp mình cá cho sạch nhớt sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Cá sau khi làm sạch bạn khía cá theo đường xéo song song nhau để cá ngấm đều gia vị ướp.

Sả một nửa đem băm nhuyễn, một nửa đập dập. Hành lá bạn lấy hai đầυ hành băm nhỏ.

Gừng băm nhuyễn. Riềng giã nát. Hành lá, rau răm, rau ngò, thì là rửa sạch.

Bước 2: Ướp cá

Trộn đều hỗn hợp sả băm, đầυ hành, gừng, riềng, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước tương, 1/2 muỗng canh sa tế, 1 muỗng canh dầu điều, 1/2 muỗng canh đường.

Bạn lấy hỗn hợp trên chà xát vào từng khía cá, ướp tối thiểu 1 giờ để cá ngấm gia vị.

Bước 3: Hấp cá

Bạn lót hành lá, rau răm, sả đập dập, thì là bên dưới xửng hấp rồi để cá lên trên. Bạn đổ bіа vào bên dưới xửng hấp, bật bếp hấp cá trong vòng 20-25 phút là được.

Bước 4: Làm nước chấm cá lóc hấp

Pha nước chấm theo tỉ lệ sau: 3 muỗng cà phê nước mắm + 3 muỗng cà phê nước lọc + 1 muỗng cà phê đường. Tiếp theo bạn cho 1 nhánh sả băm nhỏ, nước cốt của một nửa quả chanh, khuấy đều cùng 1 nắm rau ngò băm nhỏ là hoàn tất.

Bước 5: Thành phẩm

Bày cá ra đĩa cùng nước chấm, bạn có thể ăn cá hấp riêng hoặc cuốn cá với các loại rau xà lách, dưa leo,… đều ngon nhé.

2. Cá chép hấp bіа

Nguyên liệu làm Cá chép hấp bіа Cho 4 người

– Cá chép 1 con, bіа 200 ml

– Gừng 1 củ, sả 2 cây, Tỏi 1 củ, chanh 2 quả, ớt 2 quả

– Rau thì là 300 gr, hành 1 củ, cà chua 2 trái

Cách chế biến Cá chép hấp bіа

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cá chép sau khi làm sạch bạn dùng giấm hoặc chanh chà xát khắp mình cá để khử nhớt và mùi tanh. Bạn dùng dᴀo sắc khứa lên mình cá các đường chéo song song nhau.

Sả cây bóc bỏ vỏ già, rửa sạch, thái lát mỏng. Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái lát mỏng.

Rau thì là nhặt rửa sạch, giữ lại phần cọng, phần lá đem thái nhỏ. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, chẻ làm tư.

Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhuyễn. Gừng cạo vỏ, cắt sợi. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.

Bước 2: Ướp cá

Bạn lấy 2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê tiêu xát đều lên mình cá. Bên trong bụng cá bạn nhét và 2/3 phần gừng cắt sợi. Ướp cá khoảng 1 giờ.

Bước 3: Hấp cá

Bạn đổ hai lon bіа vào nồi hấp, đặt vỉ cá lên trên, rắc lên trên phần sả cắt lát và cà chua. Đậy nắp, hấp cá với lửa vừa trong vòng 20 phút bạn mở nắp nồi cho vào phần thì là, hành lá, hấp thêm 3 phút nữa thì tắt bếp.

Bước 4: Pha nước chấm

Bạn pha nước chấm theo công thức sau: 2 thìa canh nước mắm ngon + 2 thìa cà phê tỏi băm + 1 thìa canh nước cốt chanh + 1 thìa cà phê đường + ớt xắt lát và gừng cắt sợi. Khuấy cho thật đều là được.

Bước 5: Thành phẩm

Bày cá ra đĩa trang trí với một ít rau thì là bên trên cùng chén nước chấm. Cá hấp bіа dùng làm món nhậu hay món chính trong bữa cơm đều phù hợp nhé.

Chúc các bạn thành công!