Home Blog Page 287

5 cái tên vắng mặt đáng tiếc ở ĐT Việt Nam: Tiếc nhất là Công Phượng, nếu không xuất ngoại thì tốt rồi

0

Công Phượng và Văn Hậu là hai người hùng của Asian Cup 2019 sẽ không thể cùng tuyển Việt Nam trở lại giải châu Á sắp tới ở UAE.

Công Phượng:

Cựu sao HAGL chắc chắn là sự vắng mặt đáng tiếc bậc nhất của tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2023. Anh không trở về V.League sau mùa bóng thất bại cùng Yokohama ở J1 League, buộc HLV Philippe Troussier phải loại Phượng khỏi danh sách sơ bộ gửi tới AFC. Không có Phượng là tiếc nuối lớn khi anh chính là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2019, đồng thời vẫn được ông Troussier ưu ái, gọi lên tuyển hồi tháng 9. Phượng thậm chí đã ghi bàn vào lưới Palestine, gợi lên hy vọng về một sự trở lại trước khi anh chính thức chọn ở lại Nhật Bản chứ không quay về Việt Nam. Ảnh: Minh Chiến.

Đoàn Văn Hậu:

Chấn thương gót chân khiến Hậu phải nghỉ thi đấu tới đầu năm sau, đồng nghĩa anh sẽ vắng mặt ở Asian Cup 2023. 4 năm trước, Hậu đá đủ cả 5 trận trên đất UAE. Anh là cầu thủ hiếm hoi của lứa 2019 vẫn duy trì phong độ cao tới hiện tại. Hậu vẫn đang là hậu vệ trái hay nhất Việt Nam dù nhiều tài năng trẻ đã xuất hiện. Mất Hậu là tổn thất rất lớn cho ông Troussier bởi chiều cao 1,86 m khiến Hậu đặc biệt phù hợp với những sân chơi đẳng cấp cao như Asian Cup. Ảnh: Minh Chiến.

Trần Nguyên Mạnh:

HLV Troussier vẫn giữ thói quen gọi ít thủ môn như nhiều đợt tập trung trước đó. Việc có tới hai thủ môn Việt kiều góp mặt trong danh sách 3 người đồng nghĩa cơ hội cho các thủ môn khác bị hạn chế đáng kể. Trong đó, sự vắng mặt của Nguyên Mạnh là những tiếc nuối khi cả hai đều vẫn chơi tốt và đóng góp đáng kể cho tuyển Việt Nam những năm qua. Việc đội đầu bảng Nam Định để thủng lưới quá nhiều có lẽ đã ảnh hưởng tới cơ hội của Nguyên Mạnh. Ảnh: Quang Thịnh.

Hồ Tấn Tài:

Cùng với Văn Hậu, Tấn Tài cũng vắng mặt nghĩa là hai cầu thủ chạy cánh hàng đầu của tuyển Việt Nam dưới thời Park Hang-seo đều đã vắng mặt ở Asian Cup. Việc HLV Gong Oh-kyun bố trí Tấn Tài ở vị trí tiền vệ trung tâm tại CLB Công An Hà Nội có lẽ phần nào ảnh hưởng tới Tấn Tài. Hai vị trí chạy cánh của đội tuyển đang có hàng loạt cái tên mới xuất hiện nên cơ hội cho nhóm cựu binh sẽ giảm đi dù đấy có là một tên tuổi đẳng cấp như Tấn Tài. Ảnh: Minh Chiến.

Nguyễn Hải Huy:

Tiền vệ của Bình Dương tiếp tục tỏ ra vô duyên với đội tuyển. Cầu thủ 32 tuổi được giới chuyên môn thừa nhận sau hai mùa bóng thăng hoa ở Hải Phòng, có tên trong đội hình tiêu biểu V.League 2023 và đang cùng Bình Dương thăng hoa ở V.League mùa này nhưng vẫn bị gạch tên khỏi danh sách đội tuyển. Đây là quyết định khiến nhiều người nhạc nhiên bởi ông Troussier đã điền tên nhiều cầu thủ có đẳng cấp thấp hơn Hải Huy vào hàng tiền vệ. Ảnh: Minh Chiến.

‘Có 2 thủ môn đẳng cấp là Filip Nguyễn và Văn Lâm, ĐT Việt Nam yên tâm vị trí người gác đền’

0

Nếu Filip Nguyễn có quốc tịch và được triệu tập, anh sẽ cùng Đặng Văn Lâm tạo nên cuộc cạnh tranh tích cực cho đội tuyển Việt Nam.

Thông tin Filip Nguyễn sắp hoàn tất thủ tục nhập quốc tịch trong tháng 12/2023 mang đến nhiều hi vọng cho người hâm mộ đội tuyển Việt Nam. Nếu điều này trở thành hiện thực, vị trí thủ môn sẽ trở thành khu vực yên tâm nhất của đội tuyển Việt Nam về mặt nhân sự, nơi 2 gương mặt xuất sắc là Đặng Văn Lâm và Filip Nguyễn cạnh tranh với nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cả 2 người đều có thêm động lực để duy trì, nâng cao năng lực.

Ưu thế của của Filip Nguyễn

“Sự khác biệt lớn nhất giữa Văn Lâm và Filip Nguyễn có lẽ là tính cơ bản khi chơi bóng và sự toàn diện về kĩ năng, Filip Nguyễn nhỉnh hơn. Khi kĩ thuật cơ bản tốt, tâm lý chơi bóng của cầu thủ sẽ tốt hơn. Thủ môn này phản xạ và quyết định tốt khi đối mặt với tiền đạo đối phương. Kĩ thuật cơ bản tạo ra khác biệt”, bình luận viên Ngô Quang Tùng phân tích.
Filip Nguyễn có phong độ tốt ở CLB Công an Hà Nội.

Filip Nguyễn có phong độ tốt ở CLB Công an Hà Nội.

Filip Nguyễn có xuất phát điểm ấn tượng. Anh được đào tạo ở đội bóng danh tiếng Sparta Prague. Dẫu mất không ít thời gian để tìm được chỗ đứng ở môi trường bóng đá Cộng hoà Czech, nhưng suất dự bị ở đội tuyển quốc gia là minh chứng cho năng lực của người gác đền gốc Việt.

Màn trình diễn trong màu Slovan Liberec hay Slovacko nhiều năm qua của Filip Nguyễn được đánh giá cao. Anh luôn có suất bắt chính, kể cả ở những trận đấu quan trọng tại cúp châu Âu suốt những năm qua. Đó là điều mà không cầu thủ Việt kiều nào duy trì được.

BLV Quang Tùng đánh giá:

 “Tôi cho rằng Filip Nguyễn là thủ môn có tiêu chuẩn quốc tế nhờ tấm vóc, kĩ thuật rồi việc sử dụng chân, tất cả đều tốt. Với thể hình và trình độ của mình, Filip Nguyễn là sự bổ sung tốt cho mọi câu lạc bộ, đặt biệt là đội tuyển Việt Nam. Nếu có Filip Nguyễn, đây là sự củng cố đáng kể và tạo ra cuộc cạnh tranh chất lượng trong khung thành của đội tuyển Việt Nam”.

Theo vị chuyên gia này, vị thế của một thủ môn chất lượng sẽ tác động quan trọng trong tham vọng của đội tuyển Việt Nam. Khi có một thủ đẳng cấp, việc anh ta chơi bằng chân, kết nối phòng ngự hay khống chế bóng bổng sẽ mang đến một chỗ dựa vững chắc hơn. Các cầu thủ phòng ngự sẽ có sự yên tâm.

“Tôi lấy ví dụ, bàn thua ở trận gặp Iraq, khả năng đọc tình huống, tốc độ chơi bóng và kĩ năng phán đoán có thể giúp đội tuyển Việt Nam không thua. Tôi nghĩ rằng với những pha bóng như vậy, tỉ lệ thủng lưới rất cao nhưng nếu thủ môn có đẳng cấp cao, cơ hội hóa giải tình huống sẽ tăng lên”, BLV Quang Tùng nói.

Filip Nguyễn chưa chắc chiếm được suất của Đặng Văn Lâm

Filip Nguyễn được đánh giá cao nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc anh nghiễm nhiên chiếm được suất của Đặng Văn Lâm. Không thể đánh giá thấp năng lực của thủ môn mang 2 dòng máu Nga – Việt Nam. Đặng Văn Lâm có một vài điểm yếu, nhưng về tổng thể anh vẫn là ngôi sao có trình độ cao.

Filip Nguyễn có trình độ cao nhưng Đặng Văn Lâm cũng xuất sắc.
Filip Nguyễn có trình độ cao nhưng Đặng Văn Lâm cũng xuất sắc.

Ngoài ra, có một đặc điểm quan trọng tạo nên sự nghiệp của Đặng Văn Lâm, đó là càng có áp lực thì anh càng chơi tốt và tiến bộ. Thủ môn này từng trải qua giai đoạn rất khó khăn ở đầu sự nghiệp nhưng giờ đây đã khẳng định được tài năng.

Không chỉ vậy, kể cả khi là số một ở đội tuyển Việt Nam, Đặng Văn Lâm vẫn cho thấy quyết tâm phấn đấu. Khi cảm nhận được áp lực từ một đồng nghiệp đẳng cấp – từ Trần Nguyên Mạnh đến Nguyễn Đình Triệu hay sắp tới có thể là Filip Nguyễn, Đặng Văn Lâm càng có thêm động lực.

BLV Quang Tùng nhận định: “Trong giai đoạn vừa qua, chúng ta luôn thấy Đặng Văn Lâm tích cực để củng cố vị trí của mình. Sự xuất hiện của thủ môn này mang đến niềm tin lớn cho các cầu thủ phòng ngự. Khi Filip Nguyễn có mặt, anh không chỉ trực tiếp đẩy chất lượng ở vị trí thủ môn lên cấp độ cao hơn bằng năng lực của bản thân mà còn thúc đẩy cả các đồng đội tiến lên. Đội tuyển Việt Nam sẽ tiến gần hơn, sâu hơn vào cuộc cạnh tranh ở tầm châu lục, ít nhất là ở hàng thủ”.

Ở thời điểm hiện tại, hãy còn quá sớm để nói về thành công hay thất bại của Filip Nguyễn với đội tuyển Việt Nam. Anh vẫn chưa chính thức có quốc tịch và cũng chưa chắc được triệu tập trong bản danh sách của HLV Troussier. Dù vậy, sự xuất hiện của Filip Nguyễn ở đội tuyển Việt Nam một ngày nào đó là viễn cảnh rất đáng được chờ đợi.

Công bố danh Sách ĐT Việt Nam Dự Asian Cup 2023, nhiều người bất bình vì HLV Troussier quá thiên vị quân bầu Hiển

0

Về cơ bản, lực lượng ĐT Việt Nam tập trung đợt này chủ yếu vẫn là những cầu thủ đã góp mặt trong các đợt hội quân dịp FIFA Days trong năm nay. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi họ là những người đã trải qua thời gian dài được huấn luyện bởi chiến lược người Pháp và nắm vững triết lý lối chơi mà ông xây dựng cho ĐT Việt Nam. Đáng chú ý, trong số những cầu thủ từng được HLV Philippe Troussier triệu tập có sự trở lại của Nguyễn Thành Chung (CLB Hà Nội FC). Hậu vệ này góp mặt trong đợt hội quân dịp FIFA Days tháng 6/2023 của đội tuyển, nhưng sau đó không lọt vào danh sách cuối cùng.

HLV Troussier triệu tập 34 cầu thủ cho ĐT Việt Nam: Hồ Tấn Tài lại vắng mặt - Ảnh 1.

HLV Philippe Troussier công bố danh sách 34 cầu thủ trong danh sách ĐT Việt Nam tập trung chuẩn bị tham dự VCK Asian Cup 2023.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới sự hiện diện của một số tân binh được HLV Philippe Troussier trao cơ hội. Đó là thủ thành Nguyễn Filip, hậu vệ Lê Ngọc Bảo, Đỗ Thanh Thịnh và tiền vệ Nguyễn Hai Long. Thủ môn Nguyễn Filip đã chính thức nhận quyết định được trao quốc tịch Việt Nam hôm 19/12. Đây là điều kiện đủ để Filip Nguyễn hoàn tất thủ tục khoác áo đội tuyển quốc gia.

Trước khi về Việt Nam khoác áo CLB CAHN, Nguyễn Filip có 8 năm thi đấu ở giải vô địch quốc gia CH Czech. Anh có 2 giai đoạn đáng nhớ trong màu áo CLB Slovan Liberec và Slovacko, trong đó có danh hiệu thủ môn hay nhất giải CH Czech giành được khi chơi cho CLB Slovan Liberec. Nguyễn Filip cũng đã trải qua 2 mùa giải bắt chính ở vòng bảng Europa League.

Trong khi đó, Lê Ngọc Bảo, Đỗ Thanh Thịnh và Nguyễn Hai Long cũng là những cái tên khá quen thuộc với khán giả hâm mộ Việt Nam. Lê Ngọc Bảo và Đỗ Thanh Thịnh từng góp mặt trong đội hình U22 Việt Nam vô địch SEA Games 30 và tham dự VCK U23 châu Á 2020, còn Nguyễn Hai Long cũng đã khoác áo U22 Việt Nam vô địch SEA Games 31, sau đó lọt vào tứ kết U23 châu Á 2022.

Có đến 7 cầu thủ quân bầu Hiển
Tương tự như các đợt tập trung trước đây của ĐT Việt Nam, HLV Philippe Troussier cũng triệu tập một lực lượng khá dồi dào các cầu thủ thuộc lứa tuổi U23 nhằm kết hợp chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2024 sẽ diễn ra vào tháng 4/2024. Theo đó, sẽ có 29 cầu thủ trong đó có 3 thủ môn được tập trung tập luyện cùng với đợt hội quân của Đội tuyển quốc gia. Một số cầu thủ xuất sắc thuộc nhóm này cũng sẽ có cơ hội gia nhập Đội tuyển quốc gia chuẩn bị cho VCK Asian Cup 2023 tùy theo đánh giá của HLV trưởng Philippe Troussier trong quá trình tập luyện.

Theo kế hoạch, nhóm các cầu thủ thuộc lứa tuổi U23 chuẩn bị cho VCK U23 châu Á 2024 sẽ tập trung tập luyện tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam từ ngày 28/12/2023 tới 4/1/2024. ĐT Việt Nam sẽ hội quân vào ngày 31/12, trong đó các cầu thủ gồm Quế Ngọc Hải, Nguyễn Thành Chung, Lê Ngọc Bảo, Đỗ Thanh Thịnh và Nguyễn Hai Long sẽ tập trung cùng thời điểm với nhóm U23 nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như tạo sự bắt nhịp tốt với đội tuyển.

ĐT Việt Nam sẽ tập luyện tại sân Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam cho đến ngày 5/1/2024 sẽ lên đường sang Qatar tập huấn trước thềm VCK Asian Cup 2023. Trong thời gian tập huấn, ĐT Việt Nam sẽ có trận đấu giao hữu mang tính “tổng duyệt” với ĐT Kyrgyzstan vào ngày 9/1/2024.

Danh sách ĐT Việt Nam mà HLV Troussier mới triệu tập

HLV Troussier triệu tập 34 cầu thủ cho ĐT Việt Nam: Hồ Tấn Tài lại vắng mặt - Ảnh 2.

Thanh lý hợp đồng với HLV Gong, HLV Polking chính thức dẫn dắt CAHN từ 5/1: “Tôi có cách giúp VN thắng luôn Thái Lan”

0

CLB CAHN họp đội chiều 25/12. Tại đây, các cầu thủ được thông báo cụ thể về tình hình ban huấn luyện để yên tâm thi đấu. Theo đó, ông Trần Tiến Đại sẽ làm tạm quyền cầm quân trận duy nhất khi tiếp Bình Dương hôm nay, sau đó vị trí HLV trưởng được bàn giao cho Mano Polking.
Theo nguồn tin của VnExpress, ngày 5/1/2024 cựu HLV tuyển Thái Lan sẽ đến Việt Nam để ký hợp đồng và ra mắt. Thực tế, CAHN đề nghị Polking sang thay HLV Gong ngay sau trận thua Khánh Hòa ở vòng 7, nhưng nhà cầm quân người Đức đề xuất lùi ngày do đang cùng gia đình đi nghỉ.

HLV Mano Polking từng làm việc tại Việt Nam, dẫn dắt CLB TP HCM mùa 2021 nhưng không thành công.

Hồi tháng 4, CAHN từng đàm phán với HLV Polking và đạt thỏa thuận sơ bộ. Tuy nhiên, nhà cầm quân sinh năm 1976 sau đó được Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) thuyết phục ở lại dẫn dắt đội tuyển tại Asian Cup 2024. CAHN vì thế để Giám đốc Kỹ thuật Trần Tiến Đại cầm quân, rồi ký hợp đồng với HLV Gong vào giữa tháng 11. Nhưng không lâu sau đó, HLV Polking bị FAT sa thải vì Thái Lan thất bại ở trận ra quân đấu TrungHLV Gong Oh-kyun bị thanh lý hợp đồng, "khắc tinh" của thầy Park sang Việt Nam làm việcQuốc tại vòng loại World Cup 2026.

Sau trận Bình Dương, CAHN sẽ nghỉ gần hai tháng khi V-League dừng để đội tuyển đá Asian Cup 2024. Nhờ đó, HLV Polking có nhiều thời gian để rèn quân, rồi ra mắt bằng trận tiếp CLB TP HCM vào ngày 18/2.

Trước khi đón HLV Polking, CAHN sẽ thanh lý hợp đồng với HLV Gong, dự kiến vào cuối tuần này. Nhà cầm quân người Hàn Quốc bị treo quyền chỉ đạo sau trận thua Khánh Hòa ngày 22/12 – kết quả nối dài chuỗi không thắng ở V-League kể từ khi sang dẫn đội lên bốn trận. Ông cũng không có mặt trên sân tập ngày 24 và 25/12. Người chỉ đạo các buổi tập này là ông Đại.
Hợp đồng của HLV Gong có thời hạn một năm kèm điều khoản có thể gia hạn thêm một năm. Vì vậy, khi thanh lý hợp đồng sớm, CAHN sẽ phải đền bù tiền lương.
CAHN hiện đứng thứ tám ở giải VĐQG Night Wolf V-League 2023-2024 với chín điểm, kém bảy điểm so với đầu bảng Nam Định.

Polking từng làm việc ở V-League, khi dẫn dắt TP HCM năm 2021. Đến trước khi giải bị huỷ vì Covid-19, đội bóng chủ sân Thống Nhất đối mặt với nguy cơ xuống hạng nên đôi bên thống nhất chia tay trước thời hạn. Ông sau đó được mời làm HLV trưởng Thái Lan theo hợp đồng bốn tháng, thế chỗ vị tiền nhiệm Akira Nishino mới bị sa thải.

Sau khi hạ Việt Nam tại bán kết rồi đánh bại Indonesia tại chung kết để lên ngôi vô địch AFF Cup 2020, ông được gia hạn hợp đồng. Ở SEA Games 31 hồi tháng 5/2022, Polking đưa U23 Thái Lan vào chung kết nhưng thua chủ nhà Việt Nam. Sau đó, ông cùng đội tuyển Thái Lan “đòi nợ”, bằng cách vượt qua Việt Nam ở chung kết để bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2022. Tôi làm việc với ĐT Thái Lan nhiều năm bởi vậy tôi hiểu lối chơi của bóng đá thái lan bởi vậy tôi sẽ giúp VN rất nhiều về cơ hôi chiến thắng trước đối thủ này.

Không trồng cây đinh lăng trong nhà, chắc chắn bạn sẽ hố.i h.ận cả đời

0

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của đinh lăng

Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng mini bon sai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.

Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.

Lợi ích từ cây đinh lăng

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Bệnh thận

Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

Chữa sưng đau cơ khớp

Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Đinh lăng cũng là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, cây không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây có thể trồng được vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng.

Trước khi tiến hành trồng cây cần phải làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó trồng cây bằng cách giâm cành. Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tươi.Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không nên tưới cây liên tục, nếu thấy nước đọng phải thoát nước ngay cho cây.Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
dinh-lang
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.

XEM THÊM;

5 thứ trong nhà lúc nào cũng phải đổ thật đầy, để vơi làm Thần Tài phật ý, để dành được 1 đồng cũng khó

Dựa theo phong thủy: 5 thứ trong nhà phải đổ thật đầy, đừng bao giờ để trống không sẽ làm Thần Tài phật ý, dễ thất thoát tiền bạc.

Thùng gạo phải đổ đầy

Thùng gạo là vật dụng mà bạn nên chú tâm đầu tiên trong căn bếp của mình. Đây là món đồ mà gia đình nào cũng có, là nơi chứa đựng gạo – lương thực thiết yếu nuôi sống con người. Chính vì vậy, trong phong thuỷ, thùng gạo được coi là kho lương và tượng trưng cho sự no đủ và cả thịnh vượng của gia chủ.
do-day-thung-gao
Để thùng gạo rỗng là sai lầm mà bạn nên khắc phục ngay, bởi việc làm này không khác gì sự thất thoát, thiếu thốn trong của cải vật chất của gia đình. Nếu gạo gần hết, hãy cố giữ một ít trong hũ, tránh để thùng trống không trong thời gian dài.

Tủ lạnh chớ để hết đồ 

Tương tự như thùng gạo, tủ lạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mọi gia đình. Việc giữ tủ lạnh phản ánh lối sống, sự thịnh vượng, trù phú trong chế độ ăn uống và cả tài chính của một gia đình. Ngược lại, tủ lạnh trống trải sẽ nói lên tình hình tài chính khó khăn, eo hẹp của gia chủ. Để tủ lạnh trống lâu ngày còn dự báo về sự thất thoát của cải, dễ mang đến nhiều điều tiêu cực trong công việc và cuộc sống của gia chủ. Bạn hãy cố lấp đầy tủ lạnh của gia đình bằng đồ ăn, thực phẩm, đừng để trống không.

Bể cá rỗng 

Trong phong thuỷ, bể cá cảnh có yếu tố thuỷ giúp tăng cường sinh khí, điều hoà âm dương trong căn nhà. Đặt bể cá trong nhà vừa giúp không gian thêm sinh động, tự nhiên lại mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho tinh thần.

Tuy nhiên, nếu đặt bể cá trống trong nhà có thể ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ. Việc này ngụ ý về sự lạnh lẽo, thiếu thốn cả về của cải lẫn đời sống tinh thần của con người. Do đó, nếu chưa có cá thì bạn cũng nên đổ đầy nước vào bể để giảm thiểu những tác động xấu đến cuộc sống của bản thân.
be-ca
Phòng trống 

Trong phong thuỷ, người ta kiêng việc để phòng trống rỗng không có đồ đạc. Đây là việc làm đại kỵ, dễ tạo cho con người cảm giác lạnh lẽo, mất cân bằng âm dương và tác động trực tiếp đến vận khí của gia chủ. Không những vậy, việc giữ căn phòng trống rỗng còn khiến tinh thần con người bị ảnh hưởng, dễ sinh mệt mỏi và cáu gắt với mọi người xung quanh. Nếu không có người vào ở, bạn vẫn nên đặt đồ dùng gia đình vào phòng và thay đổi vị trí của chúng thường xuyên, chớ để trống không, không sử dụng đến trong thời gian dài.

Nhà bếp trống 

Bếp được coi là trái tim của cả ngôi nhà, là nơi kết nối các thành viên trong gia đình cũng như tạo sự ấm áp, sinh khí cho nhà ở. Người Việt ta rất coi trọng yếu tố phong thuỷ trong không gian này bởi chúng mang đến tài lộc, vượng khí và đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Vì những lý do trên nên căn bếp luôn cần được chăm chút và sử dụng thường xuyên. Bạn cần sắm sửa đồ dùng, thiết bị để căn bếp thêm tiện nghi và ấm cùng, từ đó vận khí của gia đình ngày một hưng thịnh và là cầu nối gắn kết các thành viên trong nhà.

5 thứ trong nhà lúc nào cũng phải đổ thật đầy, để vơi làm Thần Tài phật ý, để dành được 1 đồng cũng khó

0

Dựa theo phong thủy: 5 thứ trong nhà phải đổ thật đầy, đừng bao giờ để trống không sẽ làm Thần Tài phật ý, dễ thất thoát tiền bạc.

Thùng gạo phải đổ đầy

Thùng gạo là vật dụng mà bạn nên chú tâm đầu tiên trong căn bếp của mình. Đây là món đồ mà gia đình nào cũng có, là nơi chứa đựng gạo – lương thực thiết yếu nuôi sống con người. Chính vì vậy, trong phong thuỷ, thùng gạo được coi là kho lương và tượng trưng cho sự no đủ và cả thịnh vượng của gia chủ.
do-day-thung-gao
Để thùng gạo rỗng là sai lầm mà bạn nên khắc phục ngay, bởi việc làm này không khác gì sự thất thoát, thiếu thốn trong của cải vật chất của gia đình. Nếu gạo gần hết, hãy cố giữ một ít trong hũ, tránh để thùng trống không trong thời gian dài.

Tủ lạnh chớ để hết đồ 

Tương tự như thùng gạo, tủ lạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mọi gia đình. Việc giữ tủ lạnh phản ánh lối sống, sự thịnh vượng, trù phú trong chế độ ăn uống và cả tài chính của một gia đình. Ngược lại, tủ lạnh trống trải sẽ nói lên tình hình tài chính khó khăn, eo hẹp của gia chủ. Để tủ lạnh trống lâu ngày còn dự báo về sự thất thoát của cải, dễ mang đến nhiều điều tiêu cực trong công việc và cuộc sống của gia chủ. Bạn hãy cố lấp đầy tủ lạnh của gia đình bằng đồ ăn, thực phẩm, đừng để trống không.

Bể cá rỗng 

Trong phong thuỷ, bể cá cảnh có yếu tố thuỷ giúp tăng cường sinh khí, điều hoà âm dương trong căn nhà. Đặt bể cá trong nhà vừa giúp không gian thêm sinh động, tự nhiên lại mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho tinh thần.

Tuy nhiên, nếu đặt bể cá trống trong nhà có thể ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc của gia chủ. Việc này ngụ ý về sự lạnh lẽo, thiếu thốn cả về của cải lẫn đời sống tinh thần của con người. Do đó, nếu chưa có cá thì bạn cũng nên đổ đầy nước vào bể để giảm thiểu những tác động xấu đến cuộc sống của bản thân.
be-ca
Phòng trống 

Trong phong thuỷ, người ta kiêng việc để phòng trống rỗng không có đồ đạc. Đây là việc làm đại kỵ, dễ tạo cho con người cảm giác lạnh lẽo, mất cân bằng âm dương và tác động trực tiếp đến vận khí của gia chủ. Không những vậy, việc giữ căn phòng trống rỗng còn khiến tinh thần con người bị ảnh hưởng, dễ sinh mệt mỏi và cáu gắt với mọi người xung quanh. Nếu không có người vào ở, bạn vẫn nên đặt đồ dùng gia đình vào phòng và thay đổi vị trí của chúng thường xuyên, chớ để trống không, không sử dụng đến trong thời gian dài.

Nhà bếp trống 

Bếp được coi là trái tim của cả ngôi nhà, là nơi kết nối các thành viên trong gia đình cũng như tạo sự ấm áp, sinh khí cho nhà ở. Người Việt ta rất coi trọng yếu tố phong thuỷ trong không gian này bởi chúng mang đến tài lộc, vượng khí và đặc biệt là ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Vì những lý do trên nên căn bếp luôn cần được chăm chút và sử dụng thường xuyên. Bạn cần sắm sửa đồ dùng, thiết bị để căn bếp thêm tiện nghi và ấm cùng, từ đó vận khí của gia đình ngày một hưng thịnh và là cầu nối gắn kết các thành viên trong nhà.

XEM THÊM;

Không trồng cây đinh lăng trong nhà, chắc chắn bạn sẽ hố.i h.ận cả đời

Ý nghĩa phong thủy và tác dụng hút khí độc của đinh lăng

Không phải tự nhiên mà cây đinh lăng mini bon sai lại được nhiều người lựa chọn để trồng làm cảnh trước cửa nhà, hoặc trang trí phòng khách xanh mát nhiều đến thế. Nguồn năng lượng xanh từ cây đinh lăng rất dồi dào, mang lại một không khí trong lành, dịu mát cho mọi người.

Không chỉ vậy, loại cây này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt, giúp chặn khí xấu và giữ tài lộc cho gia chủ.

Lợi ích từ cây đinh lăng

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

Bệnh thận

Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

Chữa sưng đau cơ khớp

Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Đinh lăng cũng là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, cây không ưa đọng nước, phát triển tốt ở vùng đất pha cát, tơi xốp, có độ ẩm trung bình. Cây có thể trồng được vào cả 4 mùa nhưng tốt nhất nên trồng cây vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè, cây được trồng cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng.

Trước khi tiến hành trồng cây cần phải làm đất tơi, bón lót bằng phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó trồng cây bằng cách giâm cành. Sau khi trồng xong nên phủ rơm hoặc bèo tây lên mặt để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tươi.Đinh lăng là cây phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh, hầu như không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Không nên tưới cây liên tục, nếu thấy nước đọng phải thoát nước ngay cho cây.Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9, mỗi gốc chỉ để 1-2 cành to là được.
dinh-lang
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng

Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.

Cây trầu bà thích nhất loại nước này: Cứ cho uống đều đặn, chồi và rễ mọc tua tủa, lá to bằng bàn tay

0

Không chỉ những người mới bắt đầu trồng cây cảnh trầu bà mà kể cả những người trồng cây cảnh lâu năm cũng chưa chắc đã nắm được vài mẹo nhỏ giúp lá cây trầu bà phát triển lớn hơn, xanh mướt và bóng, mỗi năm cây mọc dài thêm đến 2m.

Nếu bạn muốn trồng một loại cây cảnh trong nhà cực kỳ khỏe mạnh với thân buông rủ mềm mại, sắc lá hình trái tim xanh mượt, dễ trang trí ở bất kỳ đâu thì trầu bà là loại cây cảnh đáng để bạn lựa chọn. Không những thế, cây cảnh cây trầu bà còn rất giàu ý nghĩa, mang đến niềm vui, may mắn, xua tan những điều bất lành cho gia chủ.

E7E1B05C-2053-4EA6-A450-2D03B9F306A4

Lá trầu bà dầy, bóng, mặt dưới thường nhạt hơn mặt trên. Cây cảnh trầu bà có thân lá mềm mại nên rất thích hợp trồng chậu treo, buông rủ những thân lá mềm mại. Cây cảnh trầu bà không chỉ là loại cây lá màu đẹp mà có cả hoa. Hoa trầu bà mọc thành chùm có màu xanh hòa lẫn sắc lá.

Trầu bà là một loại cây cảnh cực kỳ phổ biến trong nhà. Bởi, so với những loài cây cảnh khác thì loại cây cảnh toàn lá là lá này cực kỳ dễ trồng. Bạn có thể trồng chúng trong nước, trong đất,… ở bất kỳ đâu trong ngôi nhà của mình. Thậm chí cả nửa năm không được quan tâm, chăm sóc thì bằng sức sống mạnh mẽ của mình, trầu bà vẫn sống.

Ngoài để làm cảnh thì trầu bà còn là loại cây cảnh lọc không khí rất tốt trong nhà và còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy nhất định. Trầu bà rất dễ sống và nhân sống, chỉ cần cắt một cành nhỏ ra và giâm vào chậu là chúng ta đã có một cây cảnh trầu bà mới rồi.

Việc chăm sóc cây cảnh trầu bà tương đối đơn giản, vì nhu cầu ánh sáng của loại cây cảnh này không nhiều nên bạn có thể đặt chúng ở ban công hướng Bắc, chỉ cần có một chút ánh sáng là cây cảnh này có thể tiếp tục đâm chồi, nảy lộc mới.

Nếu bạn là người lần đầu tiên trồng cây cảnh trầu bà thì đây chính xác là bài viết dành cho bạn. Chỉ với vài mẹo nhỏ, lá của cây cảnh trầu bà có thể phát triển to hơn lòng bàn tay, một năm sau có thể đâm ra nhiều chồi non, các cành có thể dài thêm tới 2m. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé:

1. Sử dụng hạt vừng (mè) làm phân bón cho cây cảnh trầu bà

Hạt vừng (mè) mua về mà để lâu trong tủ hoặc thừa thì chớ vứt đi mà hãy tận dụng làm phân bón cho cây cảnh.

Có thể bạn không biết, hạt vừng (mè) chính là một loại phân bón cây cảnh giàu chất dinh dưỡng, chứa phân đạm, lân, kali và một số nguyên tố vi lượng, rất có ích cho việc cây cảnh trầu bà ra những lá mới.

Nếu sử dụng vừng (mè) làm phân bón cho cây cảnh thì bạn nên sử dụng 2 tuần một lần, để có thể thúc đẩy sự phát triển của chồi mới được tốt hơn, đồng thời có thể cải thiện được cấu trúc của bầu đất trồng cây cảnh trầu bà, tránh tình trạng bầu đất bị nén chặt khiến cây cảnh khó phát triển được xanh tốt.

Sắc xanh mát mắt và hình dáng đáng yêu của lá cây cảnh trầu bà còn là điểm dừng hiệu quả, liều thuốc tinh thần đem đến cảm giác thoải mái, thư thái, tăng hiệu quả công việc, điều hòa mắt.

2. Sử dụng nước bia để làm nước tưới cho cây cảnh trầu bà

Mùa hè, nhiệt độ tăng cao, ai cũng đều thích món giải khát là bia, thế nên nếu trong nhà bạn có bia thừa không sử dụng hết thì chớ có vứt đi mà hãy tận dụng để làm nước tưới cho cây cảnh trầu bà. Bởi đối với cây cảnh trầu bà thì trong bia có nhiều chất dinh dưỡng, rất có ích cho sự phát triển của cây cảnh trầu bà xanh. Khí cacbonic trong bia có thể giúp cải thiện quá trình quang hợp cũng như tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng cho cây cảnh trầu bà, lá từ đó sẽ bóng và xanh non hơn.

41243664-22B7-4079-B088-C04270B9A3ED

Lưu ý chúng ta cũng hoàn toàn có thể sử dụng bia để lau lá cây trầu, nó cũng giúp lá cây sạch và bóng hơn.

Một điểm đáng chú ý ở đây đó là thay vì sử dụng ngay lập tức thì bạn hãy để bia qua đêm và không còn cồn nữa sau đó mới pha loãng ra để làm nước tưới hay lau lá cho cây cảnh trầu bà nhé.

3. Sử dụng nước đậu nành làm phân bón cho cây cảnh trầu bà

Trầu bà cần đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng trong khi đó nước đậu nành có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết đó.

Sử dụng những hạt đậu nành không còn sử dụng được nữa để nấu chín và cho dung dịch vào chai ủ lên men sau đó đậy kín chừng 2-3 tháng. Đem dung dịch đã ủ lên men ra để làm nước tưới cho cây cảnh trầu bà. Thế nhưng, lưu ý không được sử dụng nước đậu nành lên men trực tiếp tưới vào cây cảnh trầu bà mà nên pha loãng dung dịch nói trên ra với nước theo tỷ lệ thích hợp rồi mới tưới cho cây.

Đậu nành rất giàu protein và các thành phần axit amin, sau khi lên men thì đây là loại phân hỗn hợp chứa nhiều phân đạm, rất có ích cho sự phát triển của cây trà bà. Nói chung bạn có thể sử dụng loại nước tưới thần thánh này mỗi tháng một lần để lá cây cảnh trầu bà được bóng hơn, dày hơn.

Trầu bà ưa môi trường ẩm và ấm chính vì vậy bạn cần giữ ẩm cho đất, vào những ngày độ ẩm thấp, trời hanh khô, bạn có thể phun nước xung quanh thêm để tăng độ ẩm xung quanh giúp cây cảnh phát triển tốt hơn. Những chiếc lá mới của cây cảnh trầu bà xanh sẽ đâm chồi, nảy lộc, xanh bóng và mướt mắt.

Trong phong thủy, cây cảnh trầu bà có tác dụng lớn để giải tỏa sát khí, thúc đẩy sao thi cử, mang đến nhiều niềm vui, tài lộc cho gia đình. Vì thế cây cảnh trầu bà chậu treo thường được dùng làm quà tặng sỹ tử với lời chúc đỗ đạt, chống lại những tiểu xảo, gian lận trong thi cử của đối thủ.

Cây cảnh trầu bà dành tặng gia đình, bạn bè, đối tác vào dịp tân gia, lễ tết, khai trương… với mong muốn đem đến cho người nhận sự sung túc, hôn nhân viên mãn, sống lâu trăm tuổi.

Theo NASA, cây cảnh trầu bà được đánh giá là là một trong số ít cây cảnh nội thất có thể hấp thu đặc biệt hiệu quả khí độc Fomaldehyde lên đến 75%.

Ngoài ra cây cảnh trầu bà còn có thể hấp thụ các khí độc gây bởi hiệu ứng nhà kính, các khí sinh ra do dùng điều hòa lâu ngày, mang đến không gian trong lành, tránh nhiễm bệnh cho các thành viên.

Luộc thịt cho muối và nước lã là quá sai, cứ cho thêm thứ này thịt trắng tinh, thơm nức mà không khô

0

Nhiều người nghĩ khi luộc thịt chỉ cần cho muốn vào nước lã. Thực chất, đây mới là cách hay để luộc thịt ngọt, thơm như mong đợi.

Cách loại bỏ mùi hôi và nấu thịt lợn luộc thơm ngon

Thực hiện việc luộc thịt lợn không chỉ đơn giản mà còn giúp tạo ra những món ăn ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Dưới đây là những mẹo hiệu quả để khắc phục vấn đề mùi hôi và nhạt khi nấu thịt lợn:

Rửa thịt với nước muối loãng: Trước khi nấu, hãy rửa thịt lợn trong nước muối loãng để loại bỏ khuẩn và giảm mùi hôi khó chịu của thịt. Lựa chọn phần thịt có cả nạc và mỡ để đảm bảo độ ngon và béo của món thịt luộc.

Chọn loại thịt phù hợp: Thịt chân giò, thịt ba chỉ thường mang lại hương vị thơm ngon hơn so với thịt thăn, thịt mông khi luộc. Hãy kết hợp giấm, nước chanh, nhánh gừng, hành khô, hoặc dây buộc lạt mềm để tăng thêm hương vị cho thịt luộc.

Bằng cách áp dụng những mẹo trên, bạn sẽ có thể nấu thịt lợn luộc không chỉ chín đều mà còn thơm ngon và hấp dẫn cho các món ăn gia đình của bạn.
nen-mua-chan-gio-truoc-hay-sau-c
Buộc thịt bằng lạt

Để thịt luộc có hình dáng hấp dẫn khi thái, bạn có thể áp dụng kỹ thuật buộc thịt sử dụng dây hoặc lạt mềm. Bằng cách buộc chặt theo chiều dọc của thớ thịt, bạn sẽ tạo nên miếng thịt tròn đẹp, và sau khi luộc xong, có thể thái ngang theo chiều của thớ thịt. Điều này giúp thịt không chỉ chín đều mà còn trông hấp dẫn hơn.

Nếu bạn sử dụng dây buộc, lựa chọn loại dây trắng không màu để tránh màu sắc tác động lên thịt. Đối với thịt chân giò, hãy buộc chặt trước khi luộc để khi thái miếng thịt, hình dáng tròn sẽ được giữ nguyên. Thịt ba chỉ có thể được luộc mà không cần buộc. Tuy nhiên, nếu bạn không có dây buộc hoặc không muốn sử dụng, việc đặt thịt trực tiếp vào nồi để luộc cũng là một phương án hợp lý.
maxresdefault-1320
Tại sao bạn nên thực hiện việc luộc thịt hai lần?

Để đảm bảo thịt mềm ngon và không mang theo mùi hôi khó chịu, có thể áp dụng phương pháp luộc thịt hai lần. Trong lần đầu tiên, hãy đặt miếng thịt vào nồi, đổ nước đủ và đun sôi từ 2-3 phút. Sau đó, thêm vài giọt giấm ăn hoặc nước cốt chanh vào nồi để loại bỏ mùi hôi và làm thịt trắng hơn. Tiếp theo, hãy đổ nước luộc đó đi, rửa sạch miếng thịt bằng nước ấm và chuẩn bị cho lần luộc thứ hai.

Trong lần luộc thứ hai, hãy chuẩn bị một nồi nước sôi và cho miếng thịt vào cùng vài hạt muối, vài lát gừng mỏng và một củ hành khô đã bóc vỏ. Hãy đun nồi với lửa nhỏ và tiếp tục luộc miếng thịt cho đến khi chín tới. Khi đã chín, miếng thịt sẽ trắng ngần và thơm ngon để thưởng thức.

Cho thêm muối, gừng và hành củ

Việc thêm muối, gừng và hành củ vào nước luộc giúp tăng thêm hương vị thơm ngon cho thịt. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy đun nước với lửa vừa và kiểm tra thịt bằng cách chọc đũa vào miếng thịt. Nếu thịt chảy ra nước màu hồng, hãy đun thêm khoảng 5 phút. Nếu thịt đã chín, đũa sẽ xuyên qua dễ dàng và không có nước màu hồng chảy ra.
1-1200x676-51
Khi thịt đã chín, hãy vớt miếng thịt ra và ngâm vào bát nước lạnh có thêm vài viên đá. Nước lạnh giúp miếng thịt co lại và giữ phom, tránh thịt bị khô và mất màu. Sau khi thịt nguội hẳn, có thể thái miếng thịt để sử dụng ngay.

Nếu muốn thịt được thái đều đẹp hơn, hãy để trong ngăn mát tủ lạnh trong vài tiếng. Trước khi đóng gói lại, sử dụng màng bọc thực phẩm để gói chặt miếng thịt và để trong ngăn mát tủ lạnh vài tiếng để thịt chắc và dễ thái hơn.

XEM THÊM;

Khóa van gas trước hay sau khi tắt bếp gas mới đúng: 90% người Việt thường làm sai, gây mất an toàn cho cả nhà

Việc khóa van gas trước hay sau khi tắt bếp có thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong quá trình sử dụng bếp gas. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ điều này.

Khóa van bình gas khi không sử dụng là một nguyên tắc đảm bảo an toàn mà gia đình nào sử dụng bếp gas đều phải biết. Tuy nhiên, dù sử dụng bếp gas lâu năm, chưa chắc mọi người đã biết khóa van gas trước hay khi tắt bếp mới đúng.

Khóa van gas trước hay sau khi tắt bếp?

Câu trả lời cho vấn đề này chính là khóa van bình gas trước rồi mới tắt bếp.

Nguyên nhân của việc này được lý giải như sau: Khi nấu ăn, khí gas sẽ di chuyển từ bình qua ống, dây dẫn rồi đến bộ phận đốt. Sau khi gas trong bình được khóa chặt, một lượng gas thừa nhất định vẫn sẽ ở lại trong đường ống dẫn. Lượng gas này đã đi ra khỏi bình và nếu không được sử dụng hết thì khi gặp điều kiện thích hợp, nó có thể gây ra vấn đề cháy nổ.
khoa-van-gas-01
Quy trình đúng đểđảm bảo an toàn khi sử dụng bếp gas là sau khi đun nấu, hãy vặn chặt van của bình gas lại, đợi cho đến khi lửa trên bếp tắt hẳn thì mới tắt bếp.

Cách sử dụng này vừa đảm bảo tiêu thụ hết lượng gas trong đường ống, giúp tránh lãng phí vừa đảm bảo an toàn, không bị tình trạng bùng lửa đột ngột khi bật bếp ở lần sau.

Xem thêm  Cách rã đông thịt rất hɑy, chỉ 3 phút là tan sạch đá, thịt tươi ngon như ᴍới

Một số lưu ý khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn

– Mua bình gas của công ty, đại lý có uy tín: Chất lượng bình gas quyết định độ an toàn khi sử dụng. Bạn nên tìm mua bình gas ở nhưng cửa hàng, đại lý có uy tín để đảm bảo gas được nạp đúng quy trình, đúng khối lượng trên vỏ. Khi mua, hãy chú ý quan sát bình gas. Phần vỏ phải còn nguyên vẹn, không trầy xước, các chi tiết không bị móp méo, hoen rỉ.

– Đặt bình gas ở nơi thông thoáng: Gas nặng hơn không khí nên khi thoát ra ngoài, khí gas sẽ tràn xuống dưới mặt đất. Do đó, nếu để bình gas ở dưới tủ bếp thì vị trí này cần được để thống thoáng. Bình gas nên đặt cách bếp 1-1,5m, tránh đặt ngay phía dưới bếp gas. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn mở hoặc không để cửa tủ để dễ quan sát, tránh tình trạng chuột làm ổ bên trong tủ đựng bình gas hoặc gặm hỏng ống dẫn gas.
khoa-van-gas-02
– Vị trí đặt bếp gas: Phần bệ đặt bếp gas nên làm từ chất liệu chống cháy. Bếp cần đặt cách tường ít nhất 15cm, cách trần 1-1,5m và cách các thiết bị điện khác 1,5m. Lưu ý, không được đặt bất cứ vật gì đè lên ống dẫn gas.

– Vệ sinh bếp thường xuyên: Trong quá trình sử dụng, bạn cần vệ sinh bếp thường xuyên. Nếu bếp cũ, bị rỉ sét thì nên thay mới để đảm bảo an toàn. Van gas, ống dẫn gas cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện trường hợp van bị hở, ống bị thủng… làm gas rò rỉ ra bên ngoài. Với ống dẫn gas, nên thay mới sau 3-5 năm sử dụng.

Khí gas vốn không màu, không mùi, không vị nhưng nhà sản xuất đã thêm chất phụ gia để người dùng có thể dễ dàng nhận biết mùi của gas nếu gas bị rò rỉ. Khi thấy mùi này, tuyệt đối không được bật đèn hay bật lửa để kiểm tra bình gas. Khí gas bắt lửa rất nhạy. Nếu bật đèn, bật lửa hay điện thoại di động thì có thể phát ra tia lửa điện và làm khí gas bốc cháy ngay lập tức. Lúc này, bạn nên mở tất cả các cửa để không khí lưu thông, khí gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí gas trong bếp.

Ở nhà thuê, nhà trọ có nên lập bàn thờ hay không, có tới 99% trả lời sai

0

Nhà trọ, nhà đi thuê không phải nhà mình, vậy có cần lập bát hương và thờ cúng hay không? Nếu có thì thờ cúng thế nào cho đúng?

Ở nhà trọ, nhà thuê thì có nên lập bàn thờ hay không?

Việc thuê nhà dần trở nên phổ biến tại các thành phố lớn do mọi người đổ về các thành phố lớn học tập và làm việc. Tuy nhiên, do thời gian sinh sống và gắn bó với nhà trọ, nhà thuê không nhiều nên nhiều người băn khoăn không biết có phải cúng kiến hoặc lập bàn thờ chỗ thuê nhà hay không.

Về cơ bản, khi sống trong nhà trọ, phòng trọ, bạn phải tiến hành cúng ngay lần đầu tiên chuyển vào để đảm bảo việc sinh sống ở đó sẽ trở nên suôn sẻ. Bạn cũng có thể không cúng vì chủ ngôi nhà đã thờ cúng rồi. Hoặc bạn có thể thờ Ông địa – Thần tài – Thờ phật – thờ Chúa để tăng thêm sự may mắn cho bản thân mình.
ban-tho
Bởi vì, quan niệm của người Á Đông là đất có Thổ Công, sông có Hà Bá, nếu là thuê ngôi nhà riêng biệt thì việc thờ cúng Thần linh, Thổ địa ở mảnh đất ấy là đương nhiên. Trường hợp thuê căn hộ thì với không gian khép kín, trong đó có bếp thì đương nhiên có Táo quân cai quản việc bếp núc. Cho dù hiện nay vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc Ông Công và Ông Táo là một hay là hai, nhưng cho dù là với quan điểm nào thì đó đều là các vị Thần linh, vì vậy việc thờ cúng là theo đúng phong tục truyền thống và để được Thần linh che chở, phù hộ.

Còn về việc thờ gia tiên, ở đây thông thường có hai trường hợp. Thứ nhất, nếu là một gia đình thuê một ngôi nhà độc lập hay căn hộ khép kín, riêng biệt (dù là có đầy đủ vợ chồng, con cái hay chỉ là người độc thân thì đó vẫn là một gia đình) thì việc thờ gia tiên là phải đạo, vì ai cũng có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên có người lại cho rằng, việc thờ gia tiên là trách nhiệm của người con trưởng, còn con thứ thì không phải thờ. Điều đó hoàn toàn sai trái, vì cha mẹ là cha mẹ chung; việc thờ cúng là để nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục, hướng về cội nguồn và mang tính giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau. Hơn nữa, cha ông ta đã dạy: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, nếu thành tâm thờ cúng sẽ được âm phúc, tổ tiên che chở, phù hộ…

Còn vấn đề Thần linh ngăn cản thì không cần phải lo lắng. Nếu khi dọn về nhà thuê, ta làm lễ nhập trạch đầy đủ, báo cáo và xin Thần linh cho phép thỉnh gia tiên về thờ cúng thì đương nhiên là đã “nhập hộ khẩu” rồi, gia tiên sẽ được vào nhà hưởng đăng trà quả thực và ban lộc cho con cháu. Lễ nhập trạch này rất đơn giản, chỉ cần 1 bếp ga du lịch, 1 ấm đun nước, 3 hũ nhỏ muối, gạo, nước và hoa quả, bánh trái, nếu có đĩa xôi, khoanh giò càng tốt. Khi làm lễ, bật bếp đun nước để sôi rồi lên hương, khấn Thần linh trước, khấn gia tiên sau… là được.

Trường hợp thứ hai, vài ba người độc thân thuê chung một căn hộ khép kín thì cũng vẫn nên lập ban thờ, nhưng trên ban thờ chỉ có một bát hương thờ Thần linh, Thổ địa mà không thờ gia tiên, và thành tâm cúng hương hoa vào ngày rằm, mồng một là được.

Ngay như khi nhiều người thuê chung một phòng, ở theo dạng tập thể, không có không gian riêng, hoặc sinh viên thuê chung phòng trọ hay ở ký túc xá, nếu điều kiện cho phép, có thể lập ban thờ đơn giản với 1 bát hương Thần linh, Thổ địa cũng tốt.

Tóm lại, việc thờ cúng ở nhà trọ hay nhà thuê nếu điều kiện cho phép thì nên làm. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, điều kiện cụ thể mà có những hình thức phù hợp, có thể đơn giản hóa chứ không câu nệ nhất thiết phải thực hiện đầy đủ như ở nhà riêng mà ta là chủ nhà.

Cách lập bàn thờ tại phòng trọ, nhà trọ

Đối với những gia đình khi đi thuê nhà trọ, bạn nên làm lễ nhập trạch để xin phép, thông báo về sự xuất hiện của bạn đối với thổ địa và thần linh nơi đây.

Nghi lễ nhập trạch tại nhà thuê sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với nghi lễ nhận nhà mới của bạn. Một số lễ vật cần được chuẩn bị sẽ là: Hoa quả tươi, 3 chén gạo-muối-nước, bếp gas và ấm nước. Những lễ vật tuy đơn giản nhưng dâng lên thần linh với ý nghĩa cực kỳ to lớn, mong muốn cuộc sống ấm no, thuận lợi và nơi ở yên ổn để ổn định làm ăn. Sau khi thực hiện nhập trạch, bạn có thể cúng ngay tại phòng trọ của mình.

Tùy theo mục đích thờ cúng của bạn mà bạn có thể lập bàn thờ. Nếu bạn muốn thờ cúng ông bà, tổ tiên, gia tiên thì bạn phải xin phép chủ nhà và các vị thần canh giữ đất để lập bàn thờ vọng bái và mời tổ tiên về nhà trọ của mình. Còn đối với bạn muốn thờ Thần, thờ Phật, thờ Chúa thì bạn có thể trao đổi với chủ nhà rồi lập bàn thờ phù hợp với từng vị thần.

Ở phòng trọ thì nên thờ gì?

Tùy vào mục đích của bạn mà có thể chọn bàn thờ phù hợp. Hãy xem một số gợi ý thờ cúng dưới đây để tham khảo nhé.

Thờ Thần Tài

Một trong những vị thần được thờ nhiều nhất tại nhà trọ, nhà thuê là Thần tài. Thần Tài chính là vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc nên khi thờ cúng Thần Tài thì bạn sẽ gặp được nhiều may mắn và thành công, suôn sẻ trong công việc của mình. Nếu bạn đang thuê nhà để kinh doanh hoặc đang làm ăn thì Thần Tài là một vị thần không thể thiếu.

Thờ Thổ Địa

Bàn thờ Ông Địa hay Thổ địa là những bàn thờ đơn giản bạn có thể chọn thờ cúng tại nhà trọ của mình. Với những người thuê nhà 1 tầng hoặc thuê nguyên căn, việc thờ cúng ông Địa sẽ giúp mang lại nhiều điều may mắn cho bạn. Bởi vì ông Địa là người sẽ giúp cai quản đất đai, nên khi thờ cúng sẽ mang lại nhiều may mắn.

Lưu ý: Nếu như bạn đang sở hữu căn nhà trọ có không gian bé nhỏ, thì bạn có thể kết hợp thờ Thần tài với ông Địa để tiết kiệm không gian và tính linh thiêng của bàn thờ.

Vì sao nhà có đất hay không bạn cũng nên trồng cây rau diếp cá? Câu trả lời nhiều người không nghĩ đến

0

Rau diếp cá không còn xa lạ với người Việt nhưng ít ai ngờ tới những công năng thần kỳ của loại cây này!

Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của rau diếp cá

Diếp cá còn gọi là dấp cá -tiếng Hán gọi là ngư tinh thảo. Sách “Bản thảo cương mục” viết là trấp cá.Tên khoa học của diếp cá là Houttuynia cordata Thunb thuộc họ lá dấp (saururaceae).Là loại cây mọc hoang và được trồng làm rau. Được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh – bộ phận dùng là toàn cây tươi hoặc khô. Theo Đông y, tính vị diếp cá hơi lạnh, cay, hơi độc, đi vào kinh phế. Tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ do vi khuẩn mủ xanh, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể phối hợp với một số vị thuốc Nam khác chữa sốt xuất huyết. Thường dùng dưới dạng sắc hoặc ép nước cốt – chế dầu dấp cá để nhỏ mắt. Liều dùng thông thường loại cây khô từ 6 – 12g, hoặc cây tươi (dùng lá) từ 20 – 40g).Theo sách “Nam dược thần hiệu” rau diếp cá vị cay, tanh hôi (có mùi tanh như cá), tính ấm mát, hơi độc, chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng v.v. Sách “Bản thảo cương mục” cũng nói tương tự.

Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là ” thần dược ” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.

Rau diếp cá còn có những cách gọi khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo,… thuộc loài cỏ nhỏ, sống nơi ẩm ướt, thân rễ mọc sâu dưới đất. Thân cây diếp cá mọc đứng, thường ít lông hoặc không lông, đầu lá hơi nhỏ; lá hình tim, hoa nhỏ và mùi hương toát ra có vị tanh như mùi cá.

Bên cạnh đó, rau diếp cá còn thường xuyên được dùng như một món ăn bổ mát quen thuộc của người châu Á hiện nay.

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau diếp cá cực có lợi cho sức khỏe như sau:

Khoáng chất: Canxi, magie, kali và axit lauric.

Chất chống oxy hóa: Rutin, hyperin và quercetin.

Alkaloid và và flavonoid có khả năng chữa bệnh và cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể.

Chất xơ và vitamin C.

Hơn nữa, rau diếp cá còn có thêm 1 số loại tinh dầu có lợi khác.

Rau diếp cá có tác dụng gì?

Nhờ vào giá trị dinh dưỡng trong rau diếp cá dồi dào, nên loại rau này mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Có thể kể đến như:

Rau diếp cá trị mụn và tốt cho da

Rau diếp cá có khả năng giải độc cực tốt, giúp da trở nên khỏe khoắn, chữa lành các vết thâm, chàm, vẩy nến, mụn trứng cá. Đồng thời, chất oxy hóa trong rau diếp cá còn có thể giúp làm sạch da, giảm viêm nhiễm, tăng sự kích thích tái tạo da, cải thiện hầu hết các vấn đề liên quan đến da.

Tác dụng của rau diếp cá với bệnh đái tháo đường

Rau diếp cá còn chứa hợp chất ethanol. Trong một số nghiên cứu trên những người bệnh đái tháo đường cho thấy, người bệnh khi uống nước rau diếp cá trong nhiều ngày thì sẽ làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu khi đói hiệu quả.

Hơn nữa, thành phần chứa trong rau diếp cá còn có khả năng phòng chống tiểu đường, với vai trò chính là kiểm soát và ổn định hàm lượng đường huyết trong cơ thể. Do đó, rau diếp cá luôn được xem là một liều thuốc tiềm năng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Các thành phần chứa trong rau diếp cá không chỉ có công dụng cải thiện đường huyết, mà nó còn có thể chống béo phì. Uống nước rau diếp cá mỗi ngày còn giúp làm giảm mỡ thừa trong cơ thể, hỗ trợ kiểm soát cân nặng vô cùng hiệu quả.

Cải thiện tình trạng tiểu buốt

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị chứng tiểu buốt thì người bệnh có thể dùng rau diếp cá vào các bữa ăn hàng ngày. Điều đó không chỉ giúp giảm tiểu buốt mà còn lợi tiểu hơn. Cũng bởi tác dụng đó mà nhiều bài thuốc đông y đã tận dụng tốt lợi ích của rau diếp cá để bào chế ra thuốc lợi tiểu.

Rau diếp cá có tác dụng: Giải độc cơ thể

Việc rau diếp cá có khả năng tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể, thải độc trong cơ thể là điều không thể bàn cãi. Đây là một bí quyết dân gian được truyền lại từ xưa đến nay.

Tăng cường hệ miễn dịch

Theo một số nghiên cứu chứng minh chỉ ra rằng, rau diếp cá chứa thành phần dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch, bởi các chất đó sẽ giúp kích thích sản sinh tế bào bạch cầu. Nhờ đó, cơ thể sẽ được tăng cường sức đề kháng và giúp có khả năng miễn dịch tốt nhất.

Rau diếp cá giúp hạ sốt cho trẻ em

Nếu thời tiết thay đổi, trẻ em thường rất dễ bị cảm, nóng và sốt. Lúc này, nếu bé chỉ bị sốt nhẹ và không cần dùng đến thuốc tây, thì rau diếp cá sẽ giúp cho trẻ hạ sốt nhanh và hiệu quả.

Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng

Rau diếp cá có còn được dùng vào việc điều trị viêm phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới nhiễm trùng vì chứa thành phần kháng khuẩn.

Tăng sức đề kháng

Ăn rau diếp cá đúng cách sẽ giúp cho cơ thể bạn nâng cao sức đề kháng. Khi cơ thể được thanh lọc, mọi người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng hơn.

Chữa bệnh trĩ: Người bị bệnh trĩ có thể ăn sống rau diếp cá hàng ngày, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại rịt vào hậu môn.

Chữa sốt xuất huyết: Rau diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g – sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày có khả năng giúp hạ sốt.

Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống đều trong 10 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều: Rau diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch rau diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

Về cơ bản, rau diếp cá thường có tính hàn, có thể ăn kèm cùng với các loại rau thơm khác. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ chứng minh về việc ăn rau diếp cá gây hại nào cả.

Tỉ lệ gây hại của rau diếp cá là khá thấp. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn được phép lạm dụng quá nhiều. Lượng rau phù hợp để bổ sung mỗi ngày thích hợp nhất là từ 10 – 12g lá diếp cá khô om trà uống, hoặc 20 – 40g diếp cá tươi ăn trực tiếp, làm nước ép.

Đối với việc dùng diếp cá để trị bệnh, các bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất trước khi dùng.

Không nên lạm dụng rau diếp cá quá nhiều dễ gây ra tác dụng phụ

Không nên lạm dụng rau diếp cá quá nhiều dễ gây ra tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ của rau diếp cá

Gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận: Nếu dùng một lượng rau diếp cá quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng thận phải hoạt động quá mức.

Tiêu chảy, lạnh bụng: Điều này rất dễ xảy ra với những ai có cơ địa hàn, tay chân thường xuyên bị lạnh.

Nguy cơ ngộ độc: Môi trường sinh sống của cây diếp cá có thể nhiễm vi khuẩn, giun, sán. Thế nên, việc ăn sống chưa qua vệ sinh kỹ thì rất dễ gây hại cho cơ thể đấy.

Một số cách sử dụng rau diếp cá để tốt cho sức khỏe

Cách sử dụng rau diếp cá khá đa dạng, tuỳ vào nhu cầu và sở thích của mọi người có thể chế biến, thưởng thức và dùng loại rau này như sau:

Ăn sống rau diếp cá

Làm nước ép rau diếp cá

Làm mặt nạ rau diếp cá để dưỡng da

Tận dụng rau diếp cá để làm thuốc chữa bệnh. Điển hình như:

Bài thuốc giúp hạ sốt cho trẻ em: Lấy diếp cá 20 gam, rửa sạch, giã nát rồi lọc bã lấy nước. Cho trẻ uống 2 lần cho tới lúc hạ sốt. Hoặc dùng 15 gam rau diếp cá kết hợp với 12 gam lá hương trà, rửa sạch om nước cho trẻ uống hạ sốt.

Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy nhưng chưa có mủ: Lấy 12 gam rau diếp cá rửa sạch, giã nát, lấy phần bã để đắp vào vị trí mụn. Tiến hành ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày thì sẽ thấy được hiệu quả cực rõ rệt.

Bài thuốc chữa mắt đỏ gây nên bởi trực khuẩn mủ xanh: Dùng 35 gam rau diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo nước rồi giã nát. Tiếp theo, ép hai miếng gạc sạch để đắp lên mắt sung khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ giúp trị được chứng mắt đỏ.

Rau diếp cá có thể ăn sống, làm nước ép, bài thuốc dân gian…

Rau diếp cá có thể ăn sống, làm nước ép, bài thuốc dân gian…

Lưu ý khi ăn diếp cá

Cần phải rửa rau diếp cá thật sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, giun sán.

Không nên ăn rau diếp cá quá nhiều, mỗi ngày tối đa chỉ nên dùng 1 lượng từ 20-40g diếp cá tươi.

Tránh việc uống nước rau diếp cá khi bụng đang đói vì rất dễ gây hại cho dạ dày.

Với người bụng yếu, có thể trạng hàn, tay chân bị lạnh, dễ đau bụng thì không nên uống nước rau diếp cá sau 10:00 tối.

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về rau diếp cá. Hy vọng, tất cả mọi người sẽ biết thêm được những công dụng hữu ích từ loại rau này, cũng như tận dụng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày nhé.