Cắt nhỏ loại quả này rồi thả vào nồi luộc vịt: Hết mùi hôi, thịt thơm mềm đậm vị

Loại quả này rất quen thuộc với mọi người nhưng không ai nghĩ rằng đem luộc vịt rất thơm ngon, thịt mềm, ngọt.

Tuy nhiên để luộc vịt ngon phải có bí quyết vì không chỉ đơn giản là cho vịt vào nồi nước sôi rồi luộc chín là được mà bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu nguyên liệu, đến sơ chế rồi mới bắt đầu luộc vịt.
chon-vit1
Mướp hương là loại quả quen thuộc với mọi người. Nhưng loại quả này thường được mang luộc, xào lòng gà, nấu canh cua, xào trứng chứ ít người biết cho vào luộc vịt lại rất hợp.

Luộc vịt với loại quả này sẽ khiến thịt vịt thơm và không bị dai. Ngoài loại quả này, bạn có thể cho thêm nước dừa để luộc vịt. Dân Việt giới thiệu bí quyết luộc vịt đặc biệt với nước dừa và mướp hương. Nước luộc có thể dùng để chế biến món canh thơm ngon bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

– Vịt: 1 con

– Nước dừa: dùng dừa non

– Mướp hương

– Gừng, chanh muối

– Khoai sọ, rau muống, rau ngổ

– Gia vị
luoc-vit-ngon
Khử mùi hôi cho thịt vịt

Đây là bước quan trọng, mặc dù đã làm sạch phần lông, cắt bỏ phao câu nhưng thịt vịt vẫn sẽ có mùi đặc trưng, nếu không sơ chế sẽ có mùi hơi khó chịu khi ăn.

Bạn dùng muối hạt (trong nhà lúc nào cũng nên có 1 bịch muối hạt loại to) chà xát cả trong và ngoài con vịt rồi rửa sạch, sau đó cắt vài lát gừng chà lên rồi rửa lại lần nữa, gừng có tác dụng khử mùi hôi vịt hiệu quả và giúp vịt thơm hơn khi luộc.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng rượu trắng hoặc rượu gừng, giấm gạo để rửa vịt rồi xả lại với nước, chắc chắn vịt sẽ không còn mùi hôi.

Cách luộc vịt ngon

– Vịt làm sạch sẽ xát chanh, muối, gừng hay giấm,rượu tuỳ ý để khử mùi hôi rửa sạch để ráo Đun nước 1 hay 2 quả dừa tươi non (không dùng dừa già), có thể chế thêm nước để đủ ngập vịt (không cho quá nhiều nước dừa).
luoc-thit-vit
– Nước sôi mới bỏ vịt vào (gà luộc lạnh nhưng ngan vịt luộc sôi mới ngon) Hạ nhỏ lửa hớt hết bọt nếu có. Nướng củ gừng đập dập thả vào cùng chút gia vị (hoặc nhánh sả cũng được), lấy thìa nạo cả cùi dừa cho vào cùng vịt.

– Đậy vung đun chừng 5-10 phút tuỳ vịt to nhỏ. Sau đó bổ đôi mướp hương thả vào (1 hay 2 quả tuỳ lượng vịt) đun thêm 5 phút nữa tắt bếp. Ngâm vịt trong nồi chừng 15 – 20 p mới vớt.

– Nước luộc có thể hớt bớt váng mỡ (nếu không thích ăn nước béo) thả vài củ khoai sọ nấu mềm rồi vớt mướp bỏ đi, thả nắm rau muống + rau ngổ vào dùng nóng (rau muống hút bớt mỡ vịt nên nếu không hớt mỡ đi ăn cũng không bị quá ngấy).

Luộc vịt cho thêm 2 thứ quả này đảm bảo thịt thơm mềm ngọt – Ảnh 5.- Thành phẩm: thịt vịt rất thơm, mềm và ngọt đậm, canh rau vị ngọt thanh và rất thơm.

Trồng cây này như “chôn vàng” trong sân, tài lộc rầm rộ kéo đến, vừa chiêu báu, chiêu tài lại thơm nức nhà

Đây là cây phong thủy được ưa thích bởi nó vừa thơm, vừa gọi may mắn, tài lộc vào nhà. Dân gian truyền nhau rằng trồng loại hoa này như “chôn vàng” trong sân.

Mộc hương là cây phong thủy được ưa thích bởi nó vừa thơm, vừa gọi may mắn, tài lộc vào nhà đến nỗi trong dân gian truyền nhau rằng trồng loại hoa này như chôn vàng trong sân. Đặc biệt, hiện đang thời điểm lý tưởng để trồng loại cây này, chỉ cần cắm cành vào đất, ít ngày sau bén rễ.

Đôi nét về cây mộc hương
cay-moc-huong-2
Cây mộc hương, hay còn gọi là cây quế hoa, có tên khoa học là Osmanthus Fragrans. Cây thuộc vùng châu Á, xuất hiện nhiều ở dãy núi Himalaya và một vài quốc gia như Trung Quốc. Hiện nay, cây được trồng nhiều tại Việt Nam.

Đặc trưng của cây mộc hương là cây trồng có thân gỗ nhỏ, chiều cao từ 3 – 12m, các cành của cây mọc nhiều và tỏa rộng ra xung quanh. Lá cây dày, có hình bầu dục và răng cưa, màu xanh thẫm và có đường gân lớn.

Cây mộc hương có hoa rất thơm và nở quanh năm, đặc biệt vào mùa thu là thời điểm nở hoa rực rỡ, tỏa ra mùi thơm quyến rũ lòng người. Hoa mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc như trắng, vàng nhẹ. Cây mộc hương ra rất ít quả, thường nở vào mùa xuân và có kích thước nhỏ, màu xanh lục và có hạt. Hoa mộc hương có mùi thơm dễ chịu, lan tỏa xa, có tác dụng giúp thư giãn thần kinh và thúc đẩy một giấc ngủ ngon, mang lại năng lượng tích cực cho gia chủ.

Cây mộc hương nổi tiếng trong các loại cây có khả năng điều hòa và thanh lọc không khí, mang đến cho ngôi nhà một bầu không khí trong lành và tươi mới, xua tan những năng lượng xấu và u ám trong không gian sống.

Với hình dáng chắc khỏe và vững chãi, cành lá sum sê và xanh tươi quanh năm, cây mộc hương còn đại diện cho sự thịnh vượng và may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, cây mộc hương đặc biệt phù hợp với cả 5 mệnh: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ, nhưng phù hợp nhất với mệnh Kim. Khi trồng cây mộc hương, nó sẽ mang đến cho gia chủ sự bình an, may mắn và tài lộc.

Cách trồng cây mộc hương
cay-moc-huong-7
Cây mộc hương là loại cây dễ trồng và không kén đất. Cây có thể được trồng bằng nhiều phương pháp, có thể gieo hạt hoặc chiết cành nhưng chiết cành là phương pháp được nhiều người sử dụng vì có thể rút ngắn được thời gian trồng. Nếu bạn chọn phương pháp gieo hạt, nên mua những hạt giống chất lượng để cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh.

Đầu tiên phải chọn những cành con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Cây mộc hương không kén đất trồng nhưng nên chọn đất có phần thịt dày, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Ngoài ra, nên ủ đất với phân chuồng, xơ dừa hay vỏ trấu để đất có thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Tiếp theo, tại khu vực đất có bóng mát đào 1 hố đất sâu từ 15 – 20 cm và đặt cành đã được chiết, đặt ổn định và vun đất chặt để cây không bị ngã. Tươi nước cho cây thường xuyên để cây được phát triển. Sau 1 tháng, bạn có thể đổi chậu hoặc trồng bất kỳ nơi nào bạn muốn khi cây con bắt đầu xuất hiện rễ.

Cách chăm sóc cây mộc hương ra hoa đẹp
cay-moc-huong-1
Để cây phát triển tốt và ra hoa đẹp, thơm ngát, người trồng cây phải đảm bảo cả ba yếu tố đó là nước, ánh sáng và dinh dưỡng.

+ Tưới nước: Cây mộc hương là loại cây ưa nước nên phải thường xuyên tưới nước cho cây, 1 ngày nên tưới cây 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối để cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không nên tưới lượng nước quá nhiều trong 1 lần tưới vì có thể làm cây bị úng nước.

+ Ánh sáng: Nên trồng cây tại nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gắt, ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm khô và dễ mất nước của cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây từ 18 đến 25 độ C.

+ Phân bón: Để cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên, định kỳ bón phân hàng năm tùy theo tình trạng của cây. Nên bón các loại phân có chứa NPK để cây được hấp thụ các chất dinh dưỡng.

+ Phun thuốc trừ sâu: Cây mộc hương rất dễ bị các loài côn trùng xâm nhập và làm hư hại đến cây nên cần phải để ý sâu bệnh của cây để tiến hành phun thuốc diệt trừ sâu. Tuy nhiên, không nên phun quá nhiều thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến mùi hương của hoa. Bên cạnh đó, để ý và cắt tỉa các cành bị héo hoặc khô thường xuyên để cây có thể sinh trưởng xum xuê.