Hầm xương kỵ nhất là cho 2 thứ này vào, canh sẽ có mùi nồng, mất ngon mất chất

Nhiều người khi nấu ăn thường quen tay cho thứ này vào nồi mà không biết rằng nó sẽ khiến canh nồng, mất hết vị ngon.

Hầm xương được coi như liều “thuốc bổ”, rất phù hợp với những người ốm yếu hoặc người già và trẻ nhỏ. Khi hầm xương, không chỉ thịt nhừ mà phần tuỷ bên trong cũng khiến món ăn thêm ngọt và bổ dưỡng. Món ăn này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể và dưỡng da, đồng thời làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm thiểu bệnh tật trong mùa đông.

Đầu bếp 5 sao nói: Hầm xương kỵ nhất là cho 2 thứ này vào, canh sẽ có mùi nồng, mất ngon mất chất-1

Tuy nhiên, khi hầm xương hãy nhớ không cho 2 gia vị này vào, món ăn sẽ có mùi lạ và không ngon. Đó là tiêu và tỏi, cụ thể:

Gia vị đầu tiên: Tiêu

Khi hầm canh xương, nhiều người luôn cho một ít tiêu để giảm bớt mùi tanh của xương. Tuy nhiên, làm như vậy, mùi tiêu sẽ át hoàn toàn mùi thịt và món ăn không còn vị thơm, ngọt của xương.

Đầu bếp 5 sao nói: Hầm xương kỵ nhất là cho 2 thứ này vào, canh sẽ có mùi nồng, mất ngon mất chất-2

Tiêu chỉ nên dùng để ướp và xào các loại thịt khác như cá hoặc thịt bò. Khi đó, mùi thơm của tiêu sẽ khiến món ăn đậm đà và bớt tanh hơn. Món canh cũng sẽ ngon hơn gấp nhiều lần nếu bạn biết cho tiêu đúng cách.

Gia vị thứ 2: Tỏi

Tỏi có chứa allicin. Chất này tuy có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn nhưng sau khi nấu chín sẽ có mùi nồng. Khi đó, mùi nồng của tỏi sẽ át đi mùi thịt và độ ngon ngọt của xương, dẫn đến nước hầm xương không thơm và thịt có vị lạ.

Hãy chú ý hơn khi nấu ăn và bỏ thói quen cho 2 thứ gia vị kể trên vào nồi canh xương. Chúc các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm nấu ăn ngon và đừng quên chia sẻ với Phunutoday.vn những công thức hầm xương ngon mà bạn biết nhé!

Luộc d;ạ d;ày lợn ngon, trắng, giòn không h;ôi nhờ mẹo cực đơn giản này, ai cũng phải khen, người già ăn cũng không sợ dai 

Dạ dày lợn là món ăn được nhiều người yêu thích và lại là vị thuốc bổ dưỡng nhưng nhiều người chế biến chúng thường bị dai khó nhai

Dạ dày là một món nội tạng lợn nhưng lại được xếp vào hàng bổ dưỡng. Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn mang tính ấm, có tác dụng bổ trung châu tỳ vị, bổ khí, chữa bệnh lao, mệt, yếu, nóng trong người, trệ tích trong dạ dày. Trẻ em mà dùng được món dạ dày thì còn điều trị kiết kỵ, da vàng. Những người lớn tuổi dùng dạ dày giúp điều trị hen suyễn, tăng cảm giác thèm ăn. Người xưa nói 1 dạ dày bằng 10 vị thuốc, bởi vì dạ dày có tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường sinh lực và làm dịu thần kinh, vì trong bụng lợn chứa các thành phần có tác dụng bồi bổ dạ dày và dưỡng khí, rất thích hợp cho người suy nhược, thể trạng yếu.

Thế nhưng chế biến món dạ dày lại là thử thách của nhiều người bởi vì không làm đúng dạ dày bị hôi và dai, khó nhai nuốt.
da-day-lon-luoc-ngon
Cách làm dạ dày ngon trắng giòn không hôi

Chuẩn bị nguyên liệu:

300 – 500 gram dạ dày heo; nước, đá lạnh, chanh, giấm, gừng…
da-day-lon-chon
Cách làm:

Bước 1: Chọn và sơ chế dạ dày ngon không hôi

Khi đi mua dạ dày nhớ chọn dạ dày màu hồng tươi, không có vết bầm tím, không bị căng phồng. Tránh mua dạ dày đông lạnh vì sẽ mất đi độ giòn và có nguy cơ bị tẩm chất bảo quản gây hại cho cơ thể.

Để dạ dày không bị hôi, bạn rửa dạ dày với giấm hoặc rượu trắng và gừng. Bạn cũng có thể bốp dạ dày với bột mì, nước vò lá chuối, nước mắm sẽ giúp khử mùi hôi của dạ dày hiệu quả.

Sau khi rửa xong, để dạ dày khô ráo nước.
luoc-da-day-ngon-trang
Cách luộc dạ dày công thức 3 sôi 4 lạnh:

Bước 2 luộc lần 1: Đun nồi nước thật sôi, nhớ là nước phải thật sôi và nước trong nồi phải đủ ngập dạ dày. Chuẩn bị luôn một tô nước đá bên cạnh.

Nồi nước sôi thì thả dạ dày vào, đợi nước sôi lăn tăn trở lại thì vớt dạ dày ra nhúng vào bát nước đá lạnh để sẵn, sao cho nước ngập dạ dày.

Bước 3 luộc dạ dày lần 2: Khi dạ dày ngâm trong nước đá đã nguội, bạn lại tiếp tục cho vào nồi nước đang sôi trên bếp. Đợi đến khi sôi lăn tăn lại vớt ra và lặp lại giống hệt lần đầu tiên. Lặp lại thêm lần nữa, lần nữa cho dạ dày chín và giòn, trắng.
da-day-trang-ngon-gion
Trong lần nước lạnh cuối, bạn nên cho thêm chút nước cốt chanh hoặc giấm trắng vào  để giúp cho dạ dày trắng hơn, giữ màu tươi lâu không bị thâm xỉn.

Cách luộc 3 sôi 4 lạnh này giúp cho dạ dày trắng, giòn, không dai giúp người già cũng có thể ăn được. Sau đó để dạ dày ráo nước rồi thái, ăn thêm cùng nước chấm, rau thơm

Pha nước chấm dạ dày: Bạn dùng 5 thìa nước mắm, 2 thìa cốt chanh, 1 thìa đường vào bát, quấy tan, lượng nước mắm có thể điều chỉnh phù hợp tùy khẩu vị và loại nước mắm nhà bạn dùng. Sau đó mới thả tỏi ớt băm vào thì tỏi ớt sẽ không bị chìm xuống dưới.